Một số hạn chế trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công

Một phần của tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 70)

hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học Phổ thông huyện Tân Kỳ

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc phát triển năng lực của học sinh thông qua đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập đã trình bày ở trên, trong quá trình thực hiện công tác đánh giá ở các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn huyện Tân Kỳ cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, cụ thể như sau:

Đa số giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân chưa thực sự quan tâm đầu tư cho việc thực hiện đổi mới công tác đánh giá, do đó còn chậm trong việc thực hiện đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức. Một số giáo viên có đổi mới

nhưng giữa nội dung và hình thức thi, kiểm tra vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ; hình thức kiểm tra được thực hiện trên địa bàn huyện vẫn là tự luận và nội dung vẫn chủ yếu là những kiến thức trong sách giáo khoa; câu hỏi với yêu cần vận dụng thấp chứ chưa chú trọng các câu hỏi liên hệ thực tiễn để các em thể hiện thái độ của mình đối với các vấn đề xảy ra xung quanh (vận dụng bậc cao).

Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương thức đánh giá chưa được thực hiện một cách đồng bộ, mặc dù việc đổi mới phương pháp dạy học đã được thực hiện từ trước nhưng hiệu quả mang lại không cao do vậy một thực tế xảy ra là dường như đổi mới kiểm tra, đánh giá đã đi trước một bước do vậy qua kết quả khảo sát đối với học sinh thì nhìn chung học sinh đã có những nhận thức tích cực đối với công tác kiểm tra, đánh giá và thấy được điểm thu hút của bộ môn đối với các em (như đã trình bày trong phần những mặt đạt được) nhưng đa số các em đều chưa tích cực trong học tập, chưa thích học bộ môn với nguyên nhân các em nêu ra là do giáo viên dạy học chán chỉ chủ yếu tái hiện lại kiến thức trong sách, chưa liên hệ nhiều với những vấn đề trong thực tiễn trong khi kiến thức của bộ môn đối với các em là rất trừu tượng.

Trong quá trình kiểm tra, giáo viên vẫn chưa thực sự chú ý đến việc cụ thể hóa các yêu cầu kiểm tra về kiến thức, kỹ năng và thái độ học sinh thông qua các câu hỏi trong các bài kiểm tra định kỳ; việc thực hiện các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá còn hạn chế. Qua khảo sát cho thấy học sinh còn phản ánh trướng hợp giáo viên cho đề không phù hợp với thời gian làm bài và việc phân bổ điểm đối với các câu hỏi chưa phù hợp, câu có nội dung khó và dài thì điểm thấp hơn câu có nội dung dễ và ít.

Việc đánh giá thường xuyên đối với học sinh còn chưa thực sự được quan tâm và công tác đánh giá chỉ mang tính một chiều do giáo viên thực hiện, qua khảo sát thì tất cả giáo viên đều khẳng định kết quả của các bài kiểm tra vẫn là yếu tố quyết định trong việc xác định năng lực học tập của học sinh và theo quy

định chung thì đối với môn giáo dục công dân mỗi học kỳ có 4 cột điểm trong đó chỉ có một cột điểm là kiểm tra thường xuyên còn lại là kiểm tra định kỳ (thực hiện thông qua các bài kiểm tra) không kể đôi khi việc thực hiện cột kiểm tra đó đối với một số giáo viên chỉ là dùng để kiểm tra bài cũ, do vậy việc đánh giá chỉ mới dừng lại ở định tính chứ chưa mang tính định lượng do vậy chưa phản ánh một cách toàn diện, chính xác năng lực thực sự của học sinh.

Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc thông qua các bài kiểm tra để chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của học sinh để các em khắc phục và giúp các em khắc phục. Do đó việc thực hiện cho lời phê đối với các bài kiểm tra của học sinh là không có và việc trả bài, giải thích các đáp án đối với các bài kiểm tra để thông qua đó nhận xét về khả năng của các em cũng chưa được thực hiện một cách tốt nhất.

Chính những hạn chế đó, trong thời gian qua mặc dù đã có thực hiện đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập nhưng vẫn chưa thực sự phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Cũng có học sinh rất tích cực trong việc phát biểu xây dựng bài hoặc thực hiện rất tốt các nội dung của bài kiểm tra, điểm số rất cao nhưng chỉ vì những qui định thi đua trong lớp hoặc vì sợ kết quả môn giáo dục công dân ảnh hưởng đến kết quả các môn khác chứ chưa thực sự tích cực, sáng tạo vì thấy được vai trò, ý nghĩa của môn học.

Hiện nay công tác đánh giá kết quả học tập học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An (qua khảo sát một số trường) còn tồn tại những hạn chế như trên do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Không phải bản thân đánh giá kết quả học tập có hạn chế trong việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh mà do việc vận dụng phương thức đánh giá kết quả học tập không đúng đắn, phù hợp dẫn đến những hạn chế trên, một nguyên nhân quan trọng có vai trò quyết định đó là các chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình dạy học và những người quan tâm đến giáo dục nhận thức về vị trí, vai trò của môn học cũng như nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động

đánh giá đối với việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế, cụ thể:

Đối với giáo viên: đồng thời với việc ban hành các văn bản về đổi mới kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo thì việc phổ biến những nội dung đó cũng được phổ biến về các tỉnh thành thông qua đội ngũ giáo viên cốt cán của tỉnh, sau đó phổ biến lại cho giáo viên của từng tỉnh và một thực tế cho thấy các lớp tập huấn chưa mang lại kết quả khả quang, giáo viên chưa nắm vững những nội dung cơ bản nhất là vị trí, vai trò của đánh giá trong việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh đồng thời các buổi tập huấn cũng mang tính chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể về hình thức, nội dung, cách thức thực hiện đánh giá như thế nào theo quan điểm đổi mới của Bộ Giáo dục; Một số giáo viên còn ngại đổi mới cách thức đánh giá vì mất thời gian và phải đầu tư nhiều công sức trong khi đó lương giáo viên hiện nay rất thấp và đối với bộ môn cũng không có thêm thu nhập như các môn khác nhất là các môn tự nhiên (vì không có tăng tiết, không có phụ đạo, không ôn thi tốt nghiệp, đại học,…); đồng thời cũng có một bộ phận giáo viên rất nhiệt huyết với nghề cảm thấy chán nản vì bộ môn mình giảng dạy dần dần mất đi vị trí, vai trò trong trường trung học phổ thông nên cũng chưa thực sự đầu tư cho bộ môn cả về đổi mới phương pháp dạy học và cả về đổi mới kiểm tra, đánh giá với suy nghĩ mình có cố gắng như thế nào thì cũng chẳng ai quan tâm để mắt đến chất lượng bộ môn nên chỉ cần dạy để học sinh nắm được kiến thức trong sách và học sinh dưới trung bình không nhiều quá là được.

Đối với học sinh các khối lớp nhất là khối lớp 12 vẫn cho rằng đây là môn học phụ nên không cần đầu tư nhiều chỉ cần đủ điểm để đậu là được, các em chỉ dành thời gian đầu tư cho các môn thi tốt nghiệp và đại học thậm chí ngay từ khối 11; ngoài ra tâm lý thụ động ở các em vẫn còn, do chưa được uốn nắn từ các cấp dưới nên các em cũng chưa chủ động trong việc tìm hiểu những kiến thức của bộ môn; do chưa thấy được ý nghĩa của kiểm tra, đánh giá và hiện nay

quy định điểm kiểm tra vẫn là kết quả cuối cùng đánh giá năng lực học tập của học sinh cho nên các em vẫn chưa chú trọng đến việc tìm ra những điểm mạnh để phát huy và điểm yếu của bản thân để khắc phục; ở các trường trung học phổ thông hiện nay chúng ta có thể thấy một thực trạng cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn cho việc đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong học tập đó là để đảm bảo cho chất lượng các kỳ thi tốt nghiệp và chuẩn bị ôn thi đại học thì tất cả các trường đều tổ chức các lớp tăng tiết, phụ đạo và ôn thi đại học trong giáo dục công dân không phải là môn thi tốt nghiệp càng không phải là môn thi đại học do vậy thời gian các em học buổi chiều và thời gian còn lại thường là để đầu tư cho các môn có trong quy định thi tốt nghiệp và các môn mà học sinh sẽ chọn để thi đại học do vậy việc đầu tư thời gian để học các môn khác trong đó có giáo dục công dân rất hạn chế, thông thường các em không chuẩn bị bài trước ở nhà chỉ khi nào lên lớp mới bắt đầu nghiên cứu trong khi đó nội dung cần tìm hiểu rất nhiều nên các em không thể nào phát huy được hết khả năng của mình.

Việc quan tâm đến chất lượng thi tốt nghiệp ở các trường là điều tất yếu và hiện nay ở các trường thuộc vùng sâu, vùng xa cũng đang hướng tới mục đích là cung cấp kiến thức để học sinh thi Đại học, Cao đẳng; do đó Ban giám hiệu chỉ chú trọng đến các môn được cho là các môn chính ở trường Phổ thông, chưa sâu sát trong việc chỉ đạo đổi mới công tác đánh giá đối với bộ môn và thường thì môn giáo dục công dân nằm trong tổ ghép với các môn khác nên việc phê duyệt đề kiểm tra cũng có những khó khăn, nếu tổ trưởng là giáo viên dạy các môn khác thì việc đi sâu đóng góp ý kiến, phê duyệt cho các bài kiểm tra cũng có những hạn chế nhất định.

Do giáo viên dạy môn Giáo dục công dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ chưa nắm vững và tìm hiểu kỹ, cũng như được hướng dẫn một cách cụ thể những kiến thức cơ bản của đổi mới đánh giá, cách thức thực hiện cho phù hợp với bộ môn nên việc xác định các yêu cầu và tiêu chí trong đánh giá kết quả học tập của học

sinh còn hạn chế, hiện nay thông thường các đề kiểm tra chỉ mới dừng lại ở vận dụng bậc thấp, chưa yêu cầu vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề xảy ra trên thực tế xung quanh các em.

Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc đánh giá kết quả học tập của học sinh có những hạn chế nhất định trong việc phát huy năng lực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học Phổ thông huyện Tân Kỳ.

Kết luận chương 2

Môn Giáo dục công dân có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên” theo lời chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong các trường Trung học Phổ thông hiện nay, môn học này chưa được chú trọng đúng mức; còn nhiều hạn chế, bất cập, từ nội dung chương trình đến phương pháp dạy học, trong đó có khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Thời gian qua, các giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã quan tâm đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh còn có những hạn chế, bất cập và chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhận thức đến tổ chức hoạt động; từ phía người dạy lẫn từ phía người học; từ phía nhà trường lẫn từ phía các cấp quản lý giáo dục.

Do vậy, cần đổi mới mạnh mẽ, tích cực hơn nữa phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w