Nhu cầu đầu tư của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 28)

Đối với bất cứ loại hàng hóa hay dịch vụ nào nếu muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua. Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể cho vay nếu như không có người vay. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn ngắn và trung hạn cho đầu tư phát triển là luôn cần thiết nhưng với từng NHTM thì không phải lúc nào cũng vậy. Chẳng hạn trong giai đoạn tình hình kinh tế gặp khó khăn thì các hộ thường có xu hướng thu hẹp sản xuất nên sẽ có nhu cầu vốn ngắn hạn…

- Khả năng của hộ nông dân trong việc quản lí và sử dụng khoản vay có hiệu quả

Khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được lấy từ chính kết quả hoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lí và sử dụng vốn vay của nông hộ. Có nhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay của các hộ nông dân đạt hiệu quả cao, trong đó có một số nhân tố giữ vai trò quyết định như là năng lực sử dụng vốn của chủ hộ, năng lực công nghệ, và phương án sản xuất chăn nuôi hợp lý.

- Hộ nông dân sử dụng vốn vay sai mục đích với phương án kinh doanh đã đề ra

Nhiều hộ nông dân sử dụng tiền vay để trả những khoản nợ còn thiếu trước đây, sử dụng để chi tiêu trong gia đình hoặc là sử dụng vốn của ngân hàng để vui chơi hay là đầu tư sai mục đích dẫn đến không trả nợ được cho ngân hàng. Trong thực tế, hoạt động thẩm định đã xuất hiện nhiều trường hợp khách hàng lập phương án kinh doanh chỉ để rút được tiền của ngân hàng mà thực chất chỉ là phương án kinh doanh giả, có vẻ rất hiệu quả, tài sản thế chấp rất cụ thể nhưng đến khi vay được vốn ngân hàng lại không đầu tư hoạt động sản xuất nông nghiệp mà lại cho vay hoặc bỏ trốn…

d. Các nhân tố khác

- Môi trường pháp lý

Các yếu tố thuộc về pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ và thống nhất của các văn bản dưới luật đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.

Hoạt động tín dụng là lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm cần phải kiểm soát hậu quả của nó vì thế mà phải được kiểm soát chặt chẽ bởi Nhà nước, tuy vậy không phải là không còn nhiều bất cập.

Môi trường pháp lý không chặt chẽ với nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho nhiều kẻ yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo, khiến các nhà đầu tư trung thực không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng. Các quy định của pháp luật và các yêu cầu giải quyết các tranh chấp tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự phát mại tài sản, bán đấu giá còn chưa rõ ràng, cụ thể. Thời gian khởi kiện vụ án kinh tế quá dài, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự thì rườm rà, phức tạp. Quy định về việc vô hiệu hóa hợp đồng quá rộng, các biện pháp cưỡng chế dân sự để thu hồi tài sản trả cho ngân hàng còn chưa đầy đủ và tính khả thi trong thực tế còn chưa cao. Trong thực tế thì các ngân hàng còn rất ngại khởi kiện để tranh tụng về kinh tế và dân sự. Đặc biệt là pháp luật còn chưa quy định rõ cụ thể trách nhiệm của người trực tiếp cầm tiền, người sử dụng tiền vay để ngăn chặn hành vi lừa đảo, làm ăn bất chính, lẫn lộn giữa trách nhiệm của người vay với trách nhiệm của cán bộ ngân hàng, đồng thời còn rất khó phân biệt giữa kinh tế với dân sự, hình sự, lẫn lộn trách nhiệm hành chình, hình sự.

Sự quản lí của NHNN đối với các ngân hàng cấp dưới còn chưa chặt chẽ, đầy đủ, chủ yếu mới quản lí điều hành bằng mệnh lệnh, văn bản vừa cứng nhắc vừa không cụ thể và không nắm được tình hình và hỗ trợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w