- Sự canh tranh giữa các NHTM
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
dân của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
4.2.1 Đánh giá của hộ về hoạt động cho vay và tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng của hộ
Qua quá trình điều tra 65 hộ, chúng tôi đã tập hợp ý kiến của 50 hộ có vay vốn và tiến hành xử lý thông tin, số liệu kết quả thu được như sau:
- Về vấn đề tiếp cận vốn tín dụng tại NHNN & PTNT chi nhánh Nghi Xuân thì kết quả thu được cụ thể như sau:
Bảng 4.13: Đánh giá của hộ về vấn đề tiếp cận vốn tín dụng tại NHNN & PTNT chi nhánh Nghi Xuân
Chỉ tiêu Số lượng
(hộ)
Tỷ trọng (%) 1.Thời gian xử lý hồ sơ vay vốn
Đơn giản và tiến hành nhanh 40 80
Bình thường 8 16
2.Thái độ phục vụ khách hàng
Rất nhiệt tình 15 30
Nhiệt tình 30 60
Không nhiệt tình 5 10
3.Lãi suất vay/tháng
Cao 18 36
Bình thường 22 44
Thấp 10 20
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Từ ý kiến đánh giá của hộ nông dân nhìn chung nguồn cung cấp vốn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, người dân đã lần lượt tiếp xúc với nguồn vốn vay nhiều nên ý kiến đánh giá của họ vô cùng quan trọng và được các NH lưu ý. - Về thủ tục hồ sơ vay vốn trong những năm gần đây với việc áp dụng công nghệ hiện
đại, thủ tục ngắn gọn đã làm giảm khoảng 30% thời gian giao dịch so với trước đây ở tất cả các nghiệp vụ.
Qua bảng 4.13 cho ta thấy, khi được hỏi về thủ tục và thời gian xử lý vay vốn có 40 cho là đơn giản tiến hành nhanh chiếm khoảng 80%, đây có thể nói la thành công của NH trong việc thực hiện hiện đại hóa công nghệ NH, đem tới sự hài long cho khách hàng và ngày một củng cố niềm tin về chất lượng phục vụ cũng như sản phẩm dịch vụ của NH. Tuy nhiên còn 16% số hộ điều tra cho rằng thời gian xử lý hồ sơ còn bình thường và 4% cho rằng là chậm chạp.
Điều này là không thể tránh khỏi bởi thực tế hiện nay số lượng cán bộ tín dụng tại chi nhánh ít nhưng khối lượng công việc lại nhiều. Một cán bộ tín dụng phụ trách 1 đến 2 xã, mà nhu cầu vay vốn của các hộ ngày càng tăng. Nhiều lúc khách hàng của 2 xã kéo đến vay vốn. Cùng một lúc một cán bộ tín dụng không thể xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng được.
- Thái độ phục vụ khách hàng là điều mà bất cứ một doanh nghiệpnào cũng quan tâm. Vì thế mà lãnh đạo chi nhánh NH huyện luôn luôn nhắc nhở cán bộ công nhân viên phải làm tốt công tác với khách hàng, vì nó đồng nghĩa với việc tiếp thị tốt hình ảnh
của NH. Và đó cũng là lý do khách hàng sau khi trả nợ xong khi có nhu cầu vay nữa họ có chọn NH mình nữa hay không. Nhờ đó mà mỗi cán bộ công nhân viên NH huyện nhà luôn hiểu được vai trò của mình nên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Do đó khi phỏng vấn về thái độ phục vụ của nhân viên, thì có 15 người cho rằng rất nhiệt tình (30%), 30 người cho rằng nhiệt tình (60%), còn lại 10 người cho rằng không nhiệt tình (10%). Trong đó có 47 người (94%) trả lời nếu có nhu cầu vay vốn họ sẽ tiếp tục chọn chi nhánh để vay nữa. Đây là một thành công lớn của chi nhánh.
- Về lãi suất cho vay hàng tháng tại chi nhánh có phần thấp hơn các NH khác nhưng người dân đến vay đều mong muốn vay với lãi suất thấp nên đã số bà con cho rằng tín dụng có lãi suất bình thường chiếm 44% số phiếu trả lời, và tín dụng có lãi suất cao chiếm 36% số phiếu trả lời. Chỉ có 10 người cho rằng mức lãi suất là phù hợp và thấp so với mức lãi suất của các tổ chức khác (chiếm 20%).
Trong thời kỳ kinh doanh ngày một khó như hiện nay thì việc cạnh tranh về lãi suất là điều không thể tránh khỏi, vì thế việc điều chỉnh lãi suất sao không cao hơn các NH khác đó là điều chi nhánh cần quan tâm, điều chỉnh một cách kịp thời và hợp lý để không làm mất lòng tin của bà con khi đến với chi nhánh.
Bảng 4.14: Mức độ quan hệ tín dụng và hiểu biết về quy trình cho vay của hộ nông dân
Mức độ quan hệ tín dụng Hiểu biết về quy trình cho vay
Chưa từng
vay Đã từng vay Nắm rõ Chưa nắm rõ
Số lượng (hộ) 12 38 30 20
Tỷ trọng (%) 24 76 60 40
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Phần lớn bà con cho rằng đây không phải là lần đầu họ đi vay ( 38 người chiếm 76% trong tổng số phiếu). Số bà con đến với NH lần hai, ba, bốn cũng
chiếm tỷ lệ khá cao và hầu hết trong số họ đều trả lời đã nắm rõ quy trình cho vay của NH với 30 người chiếm 60% số phiếu trả lời. bên cạnh đó vẫn còn 40% bà con cho rằng họ chưa nắm rõ quy trình cho vay.
Hầu hết những người chưa nắm rõ quy trình cho vay là những người lần đầu tiên đi vay tại chi nhánh. Do đó, trong thời gian sắp tới chi nhánh cần cử cán bộ tín dụng xuống các xã nhiều hơn nữa để phổ biến quy trình cho vay đối với bà con nông dân. Hoặc có các biện pháp để xã hội hóa hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Bảng 4.15: Mục đích sử dụng vốn của hộ nông dân Lĩnh vực Số lượng (hộ) Tỷ trọng (%) Trồng trọt 15 30 Chăn nuôi 16 32 Trồng trọt và chăn nuôi 19 38 Tổng 50 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.15 ta có thể thấy bà con vay vốn với nhiều mục đích khác nhau như trồng trọt 15 hộ (30%), chăn nuôi 16 hộ (32%), trồng trọt và chăn nuôi 19 hộ (38%), cho thấy ngành trồng trọt và chăn nuôi được bà con đầu tư như nhau.
Hầu hết hộ được hỏi cho rằng với nguồn vốn vay của NH hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ tăng lên rõ rệt với 42 người trả lời (84%). Do đó, trong thời gian tới chi nhánh cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa trong việc giúp đỡ bà con để bà con phục vụ sản xuất nông ngiệp ngày càng hiệu quả hơn. Góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Và phần lớn hộ nông dân sử dụng vốn vay từ nguồn chính thống đúng mục đích xin vay. Bằng việc quan sát thực tế và quá trình điều tra về mục đích sử dụng vốn vay của hộ nông dân cho thấy trong 65 hộ điều tra thì có 50 hộ có mục đích vay vốn và có mục đích sử dụng ban đầu, trong đó có 13 hộ sử dụng sai mục đích và 37 hộ sử dụng đúng mục đích.
Song song với số hộ sử dụng đúng mục đích xin vay còn có 1 số nhỏ các hộ vẫn sử dụng sai mục đích (13 hộ chiếm 26%), và chủ yếu là từ nhóm hộ thuần nông. Nguyên nhân là do trình độ dân trí thấp, người dân không tính toán kỹ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng đồng vốn đầu tư nên đưa ra phương án không thực tế. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn vay, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống, làm tỷ lệ nợ xấy nợ quá hạn tăng cao ảnh hưởng tới sự phát triển của NH.
Khi tìm hiểu lý do sử dụng vốn sai mục đích có ý kiến cho rằng:
“Do tâm lý người dân chúng tôi sợ gặp rủi ro, khả năng quyết đoán không có, hơn nữa cơ hội mở mang kiến thức bị hạn chế do đó chúng tôi không có kế hoạch cho từng đồng vốn bỏ ra, cái nào có lợi hơn thì làm, làm tới đâu hay tới đó”.
Ông Đặng Đình Đức, xóm An Tiên - Xuân Giang - Nghi Xuân
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp của tác giả (2015)
Trên đây là một số ý kiến được thu thập từ việc điều tra các hộ sản xuất