Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 42 - 46)

- Sự canh tranh giữa các NHTM

d. Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động cho nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của các nước trên

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nghi Xuân là huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, cách thị xã Hà tĩnh 56 km và cách thị xã Hồng Lĩnh 15 km về phía Bắc, cách thành phố Vinh (Nghệ An) 7 km về phía Nam, có Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài khoảng 12 km.

Có vị trí địa lí từ 18031’00’’-18045’00’’ vĩ độ Bắc; 105039’00’’- 105051’00’’ kinh độ Đông.

Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã và hai thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 22004.14 ha. Thị trấn Nghi Xuân là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 10 km về phía nam, cách thị xã Hà Tĩnh 50 km về phía Bắc. Nghi Xuân có bờ biển dài 32 km, sông Lam chảy phía Bắc huyện với chiều dài trong địa phận huyện là 28 km, đường quốc lộ chạy qua phần phía Tây của huyện dài 11 km, đường 22/12 nối từ ngã ba thị trấn Nghi Xuân và chạy xuyên qua các xã ven biển của huyện đến các xã của huyện Can Lộc, Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh. Huyện lại gần một số cảng sông (Bến Thuỷ, Xuân Hội) và cảng biển (Cửa Lò, Cửa Hội). Với vị trí địa lí như vậy nên rất thuận lợi cho giao lưu thông thương với các tỉnh, các trung tâm kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Nghi Xuân có địa hình đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh cũng như của khu vực miền Trung (địa hình nghiêng từ Tây Nam sang Đông Băc, phía Tây Bắc

dọc theo ranh giới của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An là con sông La, phía Tây Nam chắn bởi dãy núi Hồng Lĩnh, kế tiếp là dãi đồng bằng nhỏ hẹp ven núi Hồng Lĩnh, cuối cùng là bãi cát ven biển và Biển Đông). Địa hình được chia làm 3 vùng:

- Vùng 1: Bao gồm phù sa sông Lam và cát biển phía Bắc. gồm 10 xã Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải, Tiên Điền, thị trấn Nghi Xuân, Xuân Giang, thị trấn Xuân An, Xuân Hồng, Xuân Lam;

- Vùng 2: Thuộc dãy núi Hồng Lĩnh nằm ở phía Nam. Đây là những dãy núi đá có độ dốc lớn, chủ yếu là đá Mácma axit, cao nhất là đỉnh núi Ông (+676 m so với mặt nước biển). Gồm Cương Gián, Cổ Đạm, Xuân Liên, Xuân Thành, Xuân Viên, Xuân Lĩnh, Xuân Hồng, Xuân Lam.

- Vùng 3: Bao gồm các dãy cồn cát ven biển kéo dài dọc theo bờ biển, tạo bởi các dãy đụn cát. Vùng này có tiềm năng phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch nghỉ mát gồm: Cương Gián, Xuân Liên, Cổ Đạm, Xuân Thành, Xuân Yên, Xuân Hải, Xuân Phổ, Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Nhiệt độ không khí:

- Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu khô nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình từ 24,70C (tháng 4) đến 32,90C (tháng 6). Mùa này thường nóng bức, nhiệt độ có thể lên tới 38,5 – 400C.

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 18,30C (tháng 1) đến 21,80C (tháng 11) với nhiều ngày có nhiệt độ trung bình thấp 8,60C (tháng 2);

Độ ẩm không khí:

Nhìn chung độ ẩm không khí tương đối cao (trung bình từ 84 – 87%), độ ẩm trung bình cao nhất khoảng 92 – 96% vào các tháng 1, 2, 3, độ ẩm trung bình thấp nhất khoảng 55 – 70% vào các tháng 6, 7, 8.

Gió:

Về mùa Đông, khu vực Nghi Xuân chịu tác động mạnh của gió Đông Bắc rất lạnh kèm theo mưa phùn. Mùa Hè, vào khoảng tháng 4 - 7 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng và còn chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam, nhưng do bị dãy núi Hồng Lĩnh che khuất ở phía Nam, nên khí hậu thường rất oi bức.

Các số liệu quan trắc về chế độ gió như sau: Tốc độ gió trung bình đạt từ 1,8 - 2,2 m/s. Tốc độ gió trung bình hướng Đông là nhỏ nhất: 1m/s, hướng Đông Bắc là lớn nhất: 8 m/s. Tần suất lặng gió 30 - 40 %.

Khu vực Nghi Xuân chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới, thường xuất hiện vào các tháng 8, 9, 10. Gió bão trong khu vực này thường có cường độ mạnh hơn và xuất hiện lớn hơn các khu vực khác của Hà Tĩnh.

Mưa

Lượng mưa trong vùng không đồng đều qua các tháng trong năm. Mùa Đông thường kết hợp giữa gió mùa Đông Bắc và mưa dầm, lượng mưa mùa này chiếm khoảng 25% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tập trung trong năm vào mùa Hạ và mùa Thu, chiếm 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối thu thường mưa rất to. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1886 – 2700 mm/năm.

3.1.1.4 Thủy văn:

Vùng Nghi Xuân chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều sông Lam và chế độ thuỷ triều ở vùng cửa sông.

Lưu lượng nước của con sông Lam rất lớn do đó vào mùa mưa thường gây ngập lụt ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của người dân trong xã. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm của các sông khoảng 15 m3/s; mùa lũ có thể đạt tới trên 3000 m3/s; mùa cạn có khi chỉ có 5 m3/s. Sự hình thành lũ và số lượng các cơn lũ trên sông được quyết định bởi thời gian và cường độ mưa.

Chế độ thuỷ văn của huyện còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều do huyện có 32 km bờ biển và con sông Lam đổ ra biển. Chế độ thuỷ triều tại đây có khoảng 2/3 số ngày trong tháng là nhật triều, còn lại là bán nhật triều; thời gian

triều dâng kéo dài hơn thời gian triều rút. Độ lớn triều trung bình kỳ nước cường từ 1,2 đến 1,5 m và trong kỳ triều kém khoảng 0,5 m. Do ảnh hưởng của thủy triều nên nước sông Lam thường bị nhiễm mặn về mùa khô, ảnh hưởng đến tưới tiêu nông nghiệp. Sông Lam là cơ sở cho việc phát triển vận tải đường sông, công nghiệp đóng tàu, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản và điều tiết nước lũ vào mùa mưa. Sông Lam cũng là tuyến đường thuỷ rất thuận lợi cho việc chuyên chở hành hóa của cả 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Mặt khác, Sông Lam cũng là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các khu dân cư ven sông, nước thải công nghiệp của các nhà máy, xí nghiệp ở thượng nguồn có thể làm ô nhiễm đất và nước ở khu vực hạ lưu. Sông Lam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều và là hệ thống vừa cung cấp nước ngọt lại vừa cung cấp nước mặn cho NTTS. Modul dòng chảy của sông cao nhất vào tháng 9, 10 (có lượng mưa lớn nhất) và thấp nhất vào tháng 4, dòng chảy mùa lũ (tháng 9, 10), tháng mùa cạn khi có lũ tiểu mãn lượng dòng chảy lại tăng lên khá nhiều. Nhìn chung dòng chảy sông ổn định nhất từ tháng 1 đến tháng 4, từ tháng 5 đến tháng 8 biến đổi ít, từ tháng 9 đến tháng 12 biến đổi rất mạnh. Sự biến động dòng chảy này sẽ tác động tới mức độ ảnh hưởng của thuỷ triều đối với sông. Khi dòng chảy sông thấp nhất thì xâm nhập mặn do dòng triều là lớn nhất và khi dòng chảy sông lớn nhất thì ảnh hưởng triều nhỏ nhất và độ mặn của nước sông nói trên cũng nhỏ nhất.

Vùng Nghi Xuân đặc trưng bởi chế độ nhật triều không đều. Hằng tháng có gần nửa số ngày có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng trong ngày. Vùng Cửa Hội thời gian triều cường thường chỉ 10 giờ nhưng thời gian triều rút thường kéo dài 15 - 16 giờ. Biên độ triều trung bình 10 năm (1990 - 1999) ở trạm Cửa Hội khoảng từ 85 cm (tháng 5) đến 353 cm (tháng 7).

3.1.1.5 Đánh giá chung

- Những thuận lợi, lợi thế

+ Nằm ngay kề trục quốc lộ 1A, tuyến giao thông huyết mạch Bắc Nam. Đồng thời, có tuyến đường 22/12 chạy xuyên suốt giữa các xã, liên thông tới các huyện lân cận nên rất thuận lợi cho giao lưu thông thương với các tỉnh, các trung

tâm kinh tế, xã hội trong và ngoài nước. Đặc biệt là giáp với trung tâm thành phố Vinh nên huyện càng có điều kiện thuận lợi để giao lưu và phát triển kinh tế xã hội. + Có nguồn tài nguyên đất, rừng, đặc biệt là có địa hình chạy dọc bờ biển, sông Lam và thuận lợi về giao thông nên có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng: Nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; thương mại – dịch vụ và du lịch.

+ Điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây hoa màu ngắn ngày, cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp tổng hợp, có điều kiện xen canh gối vụ, rút ngắn chu kì sản xuất nông nghiệp của các cây, con để có hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác có biển, sông Lam và cửa Hội là lợi thế đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, phát triển du lịch biển nhằm phát triển kinh tế, làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Những khó khăn, hạn chế

+ Khí hậu biến đổi thất thường, hàng năm còn chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán và mưa bão. Một phần diện tích đất bị úng ngập, khô hạn hoặc nhiễm mặn, bị xói mòn, rửa trôi. Nóng ẩm mưa nhiều, ô nhiễm môi trường…làm phát sinh các dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng…gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.

+ Hệ thống kênh mương, tiêu thoát nước chưa được kiên cố hóa nên hiện tượng ngập úng vẫn thường xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 42 - 46)