KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 100 - 105)

- Sự canh tranh giữa các NHTM

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại NHNN & PTNT nói riêng là việc nâng cao các hoạt động cho vay, cũng như quản lý nguồn vốn tín dụng của NH cho hộ nông dân vay để sử dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp dưới các hình thức khác nhau, và thông qua các phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Nâng cao hiệu quả hoạt động vốn tín dụng NHNN & PTNT có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của hộ nông dân, cũng như doanh thu và lợi nhuận cho chính NH.

Ở NHNN & PTNT chi nhánh huyện Nghi Xuân nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế khác nhau, và được tập trung cho vay chủ yếu là hộ sản xuất, bao gồm những hộ nông dân và những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ. Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình, NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân có mức tăng trưởng cao và ổn định, đã thật sự cần thiết và là người bạn đồng hành của bà con nông dân.

Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân huyện Nghi Xuân trong thời gian qua có sự chuyển biến tích cực. Tuy số vốn vay trên lượt hộ không cao nhưng tỷ lệ hộ sử dụng đúng mục đích luôn chiếm phần lớn, các hộ thuần nông chiếm 53,85%, hộ làng nghề chiếm 69,23%, hộ kinh doanh chiếm 77,78% điều này thể hiện rõ hộ nông dân đã biết cách biến những đồng vốn vay có ích và mang lại hiệu quả. Các hộ vay chủ yếu từ NHNN & PTNT huyện.

Các hộ sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích tập trung chủ yếu là ở nhóm hộ thuần nông cả về số lượng hộ và số tiền. Qua quá trình tìm hiểu cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích chủ yếu là phía người dân, họ chưa có kế hoạch cụ thể cho từng đồng vốn đầu tư, khả năng

dự báo về thị trường kém …nên kết quả là sử dụng vốn sai mục đích vẫn tồn tại với tỷ lệ khá cao. Vì vậy ngân hàng cũng như các cấp chính quyền địa phương cần có những chính sách phù hợp để hạn chế tình trạng trên.

Tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi của hộ nông dân biến động thất thường nói lên khả năng trả nợ của hộ nông dân chưa cao vì thế trong những năm tới đây ngân hàng cần có những chính sách và biện pháp để khắc phục tình trạng này.

Vốn tín dụng đã tác động đến cuộc sống của người nông dân thông qua tạo việc làm (số ngày công của nông hộ tăng), nâng cao thu nhập cho người dân, thực sự là nguồn lực đầu tư mang lại lợi ích cho nông dân và cho xã hội.

Nói chung NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân ngày càng tạo được sự tín nhiệm của các đối tượng trên địa bàn hoạt động, các hộ sản xuất nông nghiệp ở đây đã hài long hơn với đồng vốn vay, với cung cách phục vụ của cán bộ công nhân viên tại chi nhánh. Tuy nhiên, chi nhánh khống thể dừng lại với những gì đạt được mà còn phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục những tồn tại thiếu sót trong thời gian qua, cũng như để chuẩn bị với những tồn thách thức mới trong quá trình kinh doanh mới và góp phần cùng toàn hệ thống NHNN Việt Nam tiến đến hội nhập trong khu vực và trên Thế giới.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với nhà nước

- Nhà nước cần có những chính sách cụ thể hỗ trợ vay vốn cho các hộ nông dân như hỗ trợ về lãi suất….

- Tăng cường hơn nữa việc đầu tư vốn cho vùng nông thôn, phát huy những thế mạnh sẵn có trong nông thôn hiện nay.

- Các tổ chức tín dụng cần có sự điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi, tiền vay hợp lý để khuyến khích người dân gửi và vay vốn với mục đích phát triển kinh tế.

- Ngoài ra cần phải giảm bớt các thủ tục giấy tờ trong việc xét duyệt cho vay đối với khách hàng nhằm khuyến khích các hộ vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

5.2.2 Đối với địa phương

- Đảm nhận tốt vai trò cầu nối trung gian giữa các tổ chức tín dụng và các hộ có nhu cầu vay vốn tín dụng. Nhất là các tổ chức đoàn thể (Hội PN, Hội ND, Hội CCB, Hội KN, Đoàn TN) đứng ra bảo lãnh và tín chấp để hội viên của mình được vay vốn đồng thời đảm nhận việc thu nợ trả cho các tổ chức tín dụng khi đến hạn trả.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, nâng cao thông tin về giá cả thị trường cho người dân.

- Mở các lớp tập huấn khuyến nông lâm nhiều hơn và sâu hơn cho nông hộ.

- Thực hiện tốt công tác xã hội địa phương như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng quê hương trở thành địa phương phát triển về kinh tế và có nếp sống văn hóa.

5.2.3 Đối với NHNN & PTNT Việt Nam

- Cần giảm bớt thủ tục giấy tờ cho hộ nông dân, cải tiến về mặt thủ tục, hồ sơ vay vốn được gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu đối với người nông dân giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sơ vay vốn, đồng thời giảm bớt công việc của cán bộ tín dụng.

- Thủ tục vay vốn đối với hộ sản xuất vay trên 10 triệu đồng còn phức tạp, xem xét để đơn giản hóa các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lệ nhằm tạo ra sự thỏa mãn nhu cầu của người vay.

- Có thể xem xét rút ngắn thời gian thẩm định những món vay lớn vượt mức phán quyết của chi nhánh, bởi vì thời gian là rất quan trọng nhất là khi có nhu cầu cần thiết. Thêm vào đó nên cung cấp miễn phí hồ sơ vay vốn cho khách hàng, nguồn chi phí này chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí của đơn vị, nhưng nó có thể tạo nên sự thông thoáng cho mục tiêu phục vụ của khách hàng ngày càng tốt hơn.

- NH cần tăng cường thêm vốn trung và dài hạn cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Qua thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận này tôi thấy rằng NH cho vay vốn ngắn hạn là chủ yếu, đồng thời NH nên điều chỉnh mức lãi suất sao cho phù hợp, tạo điều kiện cho nhân dân mạnh dạn vay vốn phát triển.

- Tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng cần được xem xét. Một số cán bộ phải phụ trách hai xã với rất nhiều hộ nên gây nên khó khăn cho việc kiểm ra và tìm hiểu khách hàng. Do đó cần tăng thêm cán bộ tín dụng để việc quản lý nguồn vốn tín dụng có chất lượng hơn.

- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên ở NH. Tăng cường phối hợp với các tổ chức như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… để thực hiện việc tuyên truyền, phối hợp cho vay, giám sát sử dụng tiền vay của khách hàng.

- Tăng cường việc nâng cao chất lượng thầm định cũng như thường xuyên kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không để hạn chế rủi ro và khống chế tỷ lệ nợ quá hạn.

- Đa số hộ nông dân đều là những nống dân có trình độ dân trí còn thấp kém, việc tiếp nhận hồ sơ còn ít nhiều băn khoăn chưa biết, đề nghị nơi phát hồ sơ hướng dẫn cụ thể, chi tiế về việc điền thông tin vào hồ sơ cũng như mục đích vay vốn, phương án hoạt động…với thái độ vui vẻ, nhiệt tình.

5.2.5 Đối với các hộ vay vốn

- Phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý, cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể sau khi đã có vốn trong tay nhưng phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của hộ mình và của địa phương, cần phát huy hơn nữa những thế mạnh đặc biệt là ngành nghề truyền thống của địa phương mình.

- Cần có biện pháp thu chi hợp lý, tích cực tìm hiểu những tiến bộ của khoa học nông nghiệp từ các lớp tập huấn khuyến nông, các câu lạc bộ.

- Mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư đúng ngành nghề để có thể đầu tư vốn đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh và trả nợ các tổ chức tín dụng đúng kỳ hạn, tránh sự mất tín nhiệm trong việc vay vốn từ các tổ chức tín

dụng, sự tín nhiệm luôn là yếu tố hàng đầu trong các giao dịch về vay vốn của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w