Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 95)

- Sự canh tranh giữa các NHTM

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.4 Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tạ

Nguyên nhân khách quan:

+ Môi trường kinh tế - chính trị:

Do mới bước vào cơ chế thị trường nên các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Mặt khác, quá trình thích ứng của các hộ nông dân với có chế thị trường còn chậm, việc chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô. Việc quy hoạch tổng thể từng vùng, từng địa phương trong sản xuất nông nghiệp chưa cụ thể, nhất quán đến việc quy hoạch, không sát với thị trường.

Tình hình chính trị xã hội ở nông thôn huyện Nghi Xuân trong những năm qua tuy đã ổn định về cơ bản nhưng vẫn còn những khó khăn trong hoạt động tín dụng của NHNN& PTNT.

+ Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Một số văn bản pháp lý có liên quan đến vấn đề thế chấp vay vốn ngân hàng ở khía cạnh này hay khía cạnh khác chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nhất là thiếu các văn bản hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa phù hợp nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất: Cơ sở pháp lý về tài sản thế chấp.

Theo quy định của pháp luật thì cơ sở bảo đảm cho tài sản thế chấp là hợp đồng ký kết giữa hai bên thế chấp và nhận thế chấp tài sản và bản gốc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên nhận thế chấp, nhưng ở nước ta hiện nay chưa có luật sở hữu và những văn bản dưới luật hướng dẫn vấn đề này. Do đó việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng có nhiều khó khăn phức tạp, thiếu cơ sở pháp lý về quyền sở hữu tài sản.

Đối với hộ sản xuất tài sản chủ yếu là đất, nhưng chính quyền địa phương mới cấp được khoảng 45,2% giấy tờ về quyền sử dụng đất, còn lại nếu muốn vay ngân hàng thì phải xin giấy xác nhận quyền sử dụng đất do ủy ban nhân dân xã, phường cấp.

Việc thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và nhà ở nông thôn trên đất thổ cư là rất khó bán. Thực tế hiện nay đang tồn tại các dạng đất: đất được cấp quyền sử dụng (bìa đỏ), đất kê khai có ủy ban nhân dân xã, phường và phòng địa chính huyện xác nhận nhưng chưa được cấp bìa đỏ, đất có giao thời hạn 30 – 50 năm để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, đất thuê, đất thầu quỹ 5% của xã, đất tự chuyển nhượng “chui”… Đây là một thực tế cũng là một nguyên nhân làm tăng nợ quá hạn vì không phát mại được tài sản thế chấp.

Đối với bên được giao đất, giá trị thế chấp do ngân hàng quy định không vượt quá giá trị hiện có trên khu đất như vậy, về thực chất đã tách rời tài sản xây dựng trên đất với giá trị quyền sử dụng đất. Điều này làm mất tác dụng của tài sản thế chấp vì tài sản thế chấp chỉ có giá trị khi nó gắn liền với đất, nó thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu không thế chấp đồng thời cả giá trị tài sản trên đất và giá trị quyền sử dụng đất thì sẽ không phát mại được vì không chuyển được quyền sử dụng đất cho người mua tài sản trên đất lại có thời hạn tồn tại trên đất rất ngắn phụ thuộc vào thiên nhiên.

Thứ hai: Chưa có quy định thống nhất về sử dụng bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đã gây khó khăn cho người thế chấp bằng động sản là phương tiện giao thông vận tải, tàu thuyền vì ngoài ngân hàng các cơ quan chức năng như thuế, công an,…khi kiểm tra, kiểm soát cũng yêu cầu xuất trình bản gốc.

Nguyên nhân chủ quan

- Ngân hàng và cụ thể các cán bộ tín dụng (CBTD) phụ trách vay vốn của nông dân chưa nắm bắt được nhu cầu về thời gian, nguồn vốn của nông hộ dẫn đến giải ngân chưa hợp lý.

+ Do một số ngân hàng cơ sở (Ngân hàng loại 3) trong khâu quản lý còn lỏng lẻo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ. Một số (CBTD) chưa sâu sát trong quá cho vay – thu nợ nên đã để người dân sử dụng vốn sai mục đích như dùng vốn ngắn hạn vào trung hạn…

+ Trình độ đội ngũ cán bộ, đặc biệt là CBTD tuy đã được quan tâm đào tạo song vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường, chưa đủ khả năng, trình độ, kinh nghiệm để đánh giá đúng tính hiệu quả và mức độ rủi ro của dự án, vốn cho vay nên đã không ngăn ngừa rủi ro cho vốn vay trước khi xét duyệt.

+Việc kiểm tra kiểm soát các khoản vay của khách hàng chủ yếu giao cho CBTD trực tiếp kiểm tra, thu hồi nợ, việc sử dụng vốn vay chưa thực sự đảm bảo. Mặt khác, trong điều kiện hoạt động rộng, phức tạp mỗi CBTD phải theo dõi một lượng khách hàng lớn với nhiều món vay phân tán nên không thể nắm sát tình hình biến động trong quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng. Điều này làm tăng thêm khả năng khó thu hồi được kịp thời, nợ quá hạn là khó tránh khỏi. - Ngân hàng chưa có chính sách thích hợp để khuyến khích người dân có quan hệ

tín dụng với ngân hàng.

- Trình độ dân trí: Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất phân tán thủ công, văn hóa pháp lý nhìn chung chưa cao, thói quen sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật còn mới bắt đầu. Vấn đề này lại càng bộc lộ rõ đối với hộ nông dân, không riêng gì huyện Nghi Xuân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w