Chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hoạt động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 42)

- Sự canh tranh giữa các NHTM

d. Kinh nghiệm rút ra từ hoạt động cho nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của các nước trên

2.2.2 Chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hoạt động sản xuất nông nghiệp

dân vay vốn tín dụng hoạt động sản xuất nông nghiệp

Cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và những thay đổi lớn trong chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn, hệ thống tín dụng nông thôn cũng có những chuyển biến cơ bản. Từ sau Nghị quyết 10 ngày 5/4/1998 của Bộ chính trị Trung ương Đảng về “ Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân được vay vốn Ngân hàng để sản xuất. Ngày 28/6/1991, hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị 202/HĐBT về việc cho vay sản xuất nông lâm ngư nghiệp đến hộ sản suất

Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua vào tháng 12/1997 đã quy định một số chính sách tín dụng đối với khu vực nông thôn như sau:

- Về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhà nước có sự ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Về chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác: Nhà nước có chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn vay vốn để các đối tượng này có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

- Chỉ thị 202/CT – HĐBT ban hành ngày 28/6/1991 về việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đến hộ sản xuất quy định rõ rằng: Việc cho vay vốn của ngân hàng để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư, diêm nghiệp cần được chuyển hướng sang hình thức cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, tạo điều kiện cho hộ sản xuất trong các ngành này thực sự là “đơn vị kinh tế tự chủ” trong sản xuất.

- Nghị định số 14/NĐ- CP ban hành ngày 2/3/1993 về việc cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn đưa ra một cách cụ thể khái niệm hộ sản xuất bao gồm các hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, công ty cổ phần, các tổ chức hợp tác và các doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong các ngành nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn. Đồng thời cũng khuyến khích Ngân hàng và các tổ chức tín dụng mở rộng hình thức cho vay ngắn hạn trực tiếp đến hộ sản xuất, từng bước mở rộng việc cho vay trung hạn và dài hạn để phát triển cây dài ngày, chăn nuôi gia súc, mua sắm thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp nông thôn…

- Quyết định số 67/1999/QĐ-TTG ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn gồm các nội dung: Thứ nhất là nguồn vốn huy động bao gồm vốn của ngân hàng huy động, vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài; Thứ hai là các ngân hàng phải cân đối đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn với 3 loại: tín dụng thông thường, tín dụng ưu đãi và tín dụng chính sách.

- Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TTG. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra đời đánh dấu một sự thay đổi quan trọng của chính sách của Nhà nước đới với tín dụng nông nghiệp, nông thôn và về cơ bản, đã khắc phục được những bất cập của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTG sau hơn 10 năm thực hiện. Có thể nhận thấy rõ những điểm mới quan trọng về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn trong Nghị định số 41/2010/NĐ-CP năm 2010 so với Quyết định số 67/1999/QĐ-TTG năm 1999, như sau: Trước hết là sự khác nhau về hình thức văn bản pháp lý. Trước đây văn bản được thể hiện dưới hình thức Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

thì văn bản mới này đã được nâng lên tầm Nghị định của Chính phủ; Nghị định số 41/2010//NĐ-CP là sự mở rộng về sự tham gia của các tổ chức tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nếu như Quyết định 67/1999/QĐ-TTG khẳng định vai trò chủ lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, khuyến khích các tổ chức tín dụng khác tham gia thì tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP quy định, các tài chính quy mô nhỏ, các ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập để thực hiện việc cho vay theo chính sách của Nhà nước có quyền tham gia thực hiện cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 41/2010/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các đối tượng được vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; chủ hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Các đối tượng này phải cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn

- Nghị định 41/2010/NĐ-CP so với quyết định 67/1999/QĐ-TTG là những quy định chi tiết vềcác lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: cho vay chi phí sản xuất, phát triển ngành nghề, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, cho vay kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn và cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ; Quy định cụ thể về nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng với bốn nguồn vốn: nguồn vốn huy động; vốn vay, nhận tài trợ, ủy thác; nguồn vốn ủy thác của Chính phủ và vốn vay Ngân hàng Nhà nước thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ; Nghị định 41/2010/NĐ-CP là tạo điều kiện hơn cho khách

hàng vay vốn trong trường hợp khách hàng vay không có tài sản đảm bảo và không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 5, điều 8, khách hàng được sử dụng giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp. Khách hàng cũng được ưu đãi khi không phải nộp lệ phí đăng kí giao dịch bảo đảm khi đăng ký giao dịch bảo đảm; Nghị định 41/2010/NĐ-CP so với Quyết định 67/1999/QĐ-TTG thể hiện ở những quy định cụ thể về nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro. Ngoài ra, Nghị định 41/2010/NĐ-CP có thêm quy định cụ thể về chính sách ưu đãi miễn, giảm lãi suất đối với khách hàng tham gia bảo hiểm theo hướng áp dụng mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất cho vay tương ứng đối với khách hàng không mua bảo hiểm. Quy định này sẽ khuyến khích khách hàng tích cực tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp; Nghị định 41/2010/NĐ-CP so với Quyết định 67/1999/QĐ-TTG là những quy định khá rõ về nguyên tắc và quy trình xử lý nợ vay trong trường hợp xảy ra thiên tai, bệnh dịch trên diện rộng. Bố trí một chương độc lập quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

Hoạt động cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Đảng và chính phủ Việt Nam đã có những chính sách tín dụng phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế ở từng thời kỳ trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thời kỳ trước đổi mới (trước 1986), nền kinh tế nông thôn Việt Nam phát triển dựa trên cơ chế tập trung bao cấp. Những đơn vị kinh tế cơ bản trong thời kỳ này như HTXNN, các nông trường quốc doanh, NHNN là tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. Nó gồm nhiều chi nhánh ở cấp tỉnh, huyện. Các HTXNN được thành lập ở miền Bắc và trở thành tổ chức tín dụng độc lập. Nguồn vốn chủ yếu nhận vay từ NHNN và tiền gửi tiết kiệm. Đối với nông nghiệp miền Nam, các tổ chức tín dụng cũng được thành lập nhằm đáp

ứng nhu cầu về phát triển nông nghiệp. Hoạt động tín dụng đóng vai trò là công cụ trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Hàng năm khối lượng vốn tín dụng và người vay đều tăng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ưu tiên giúp đỡ người nghèo phát triển sản xuất. Vì vậy việc cho vay của ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành công.

Thời kỳ sau đổi mới (từ năm 1988 đến nay) nền kinh tế nước ta từ tập trung quan bao cấp sang cơ chế thị trường, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ là thời kỳ cả nước thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn . Vì vậy Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. Các lạo hình tổ chức tín dụng nông thôn cúng đa dạng và trải rộng trên địa bàn nông thôn. Các tổ chức tín dụng như: NHNN&PTNT, NHCSXH, QTDND, HTXTD,...

PHẦN III

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 42)