Tình hình vay và sử dụng vốn của các nông hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 75 - 81)

- Sự canh tranh giữa các NHTM

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.5 Tình hình vay và sử dụng vốn của các nông hộ

a. Thông tin chung của các hộ điều tra

Bảng 4.7: Thông tin chung của các hộ điều tra

STT Thông tin Số lượng Cơ cấu (%)

1 Tuổi bình quân của chủ hộ 45,2 2 Giới tính của chủ hộ Nam 53 80 Nữ 13 20 3 Trình độ văn hóa Cấp 1 10 15,38 Cấp 2 20 30,77 Cấp 3 35 53,85 4 Thu nhập của hộ Trung bình 9 13,85 Khá 42 64,62 Giàu 14 21,53

5 Số nhân khẩu bình quân 4,93

6 Số lao động bình quân 2,5

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Từ bảng 4.7 ta thấy trong bảng có 65 hộ điều tra thì có 35 hộ (chiếm 53,85%) có trình độ cấp 3, còn lại là cấp 1 và cấp 2. Trong đó lao động của các hộ chủ yếu được đào tạo ở các trường trung cấp nghề hoặc cao đẳng, và đa số là không có lao động tự phát không qua đào tạo. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50% tổng số nhân khẩu của các hộ. Về mức thu nhập của các hộ thì có 9 hộ có mức sống trung bình, 42 hộ khá và 14 hộ giàu, tổng số hộ có mức sống khá và giàu chiếm khoảng 86,15% số hộ được điều tra.

Như vậy có thể nhận thấy mức sống chung của người dân khá cao. Điều này là do lao động của các hộ thường là các lao động trẻ có tay nghề, có trình độ học vấn khá tốt. Và một lý do quan trọng nữa đó là sự hỗ trợ vốn kịp thời để phục vụ sản xuất kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân vẫn luôn là vấn đề cần được chú

trọng. Điều này rất cần đến sự hỗ trợ vốn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mang lại nguồn thu nhập tốt và ổn định cho người dân.

b.Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ

Bảng 4.8: Tình hình sản xuất của các hộ điều tra Trung bình % Khá % Giàu % Trồng trọt 4 44 8 19,05 3 21,43 Chăn nuôi 4 44 21 50 6 42,86 Trồng trọt và chăn nuôi 1 12 13 30,5 5 35,71 Tổng 9 100 42 100 14 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Theo số liệu từ bảng 4.8, đối với các hộ hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, nhóm hộ trung bình có 4 hộ chiếm 44%, nhóm hộ khá là 8 hộ chiếm 19,05%, nhóm hộ giàu là 3 hộ chiếm 21,43%. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, nhóm hộ trung bình có 4 hộ chiếm 44%, nhóm hộ khá có 21 hộ chiếm 50% và nhóm hộ giàu có 6 Hộ chiếm 42,86%. Đối với lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, nhóm hộ trung bình có 1 hộ chiếm 12%, nhóm hộ khá có 13 hộ chiếm 30,5% và nhóm hộ giàu có 5 hộ chiếm 35,71%.

Nhìn chung trong 3 nhóm hộ điều tra, đối với nhóm hộ trung bình thì trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao. Có thể thấy, đối với nhóm hộ trung bình vì lượng vốn ít, trong khi việc đầu tư cho chăn nuôi cần đầu tư nhiều vốn và công chăm sóc lớn vì vậy nhóm hộ này ưu tiên lựa chọn trồng trọt vì quy mô vốn nhỏ, chi phí thấp, thời gian thu hồi nhanh, tốn ít công lao động… Đối với nhóm hộ khá và giàu, các nhóm hộ này có điều kiện về vốn nên ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi vì lĩnh vực này mang lại lợi nhuận cao cho hộ sản xuất.

Bảng 4.9: Tình hình máy móc phục vụ sản xuất của hộ nông dân

Chỉ tiêu Máy cày Máy xay xát Máy tuốt lúa

Tổng vốn (1000đ) 180.570 144.000 82.000

Số hộ vay vốn (hộ) 4 8 4

Tổng vốn vay (1000đ) 153.000 104.000 65.000

BQ vốn vay/hộ (1000đ) 38.250 13.000 16.250

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra(2014))

Nhìn chung về điều kiện sản xuất của chủ hộ không quá khó khăn so với vùng khác, về giao thông có nhiều đường lớn và chợ hiện nay huyện đang mở rộng thêm đường quôc lộ 8B đây là điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và việc tiêu thụ sản phẩm, đường ruộng đã được bê tông hóa, cải tiến nâng cấp, hầu hết đường ra ruộng và rau màu… xe bò có thể vào. Hiện nay máy móc đang dần thay thế con người trong việc chăm sóc cũng như sản xuất nông nghiệp mà điển hình là ở xã Xuân Giang đã đáp ứng khá đầy đủ về nguồn cung lúa gạo và rau màu…

Máy móc phục vụ sản xuất hiện nay cho các xã khá đầy đủ theo kết quả điều tra 65 hộ được thể hiện ở bảng 4.9 cho thấy máy mọc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nhiều nhất là máy cày có 4/65 hộ trong đó có cả 4 hộ phải đi vay vốn chiếm chiếm 100%. Điều này thể hiện khả năng tự túc vốn để mua máy móc phục vụ rất thấp, hầu hết họ phải tìm đến NHNN& PTNT để vay vốn với lãi suất bình quân 1,5%/tháng.

c. Kết quả sử dụng vốn vay

- Vốn vay làm tăng cơ cấu thu nhập của các ngành chủ yếu

Bảng 4.10: Cơ cấu thu nhập của các hộ sản xuất năm 2014

Chỉ tiêu TN từ trồng trọt TN từ chăn nuôi TN từ trồng trọt và chăn nuôi Tổng GT (Trđ) % (Trđ)GT % (Trđ)GT % 1.Trung bình 384,000 27,08 494,500 34,87 539,500 38,05 1418,000 2.Khá 967,500 30,53 1078,000 34,02 1123,000 35,45 3168,500

3.Giàu 787,500 29,96 898,000 34,16 943,000 35,88 2628,500

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

- Vốn vay làm tăng thu nhập bình quân của các hộ sản xuất

Bảng 4.11: Thu nhập bình quân hộ sản xuất năm 2014

Ngành vay vốn Chi phí sản xuất và vay vốn (Trđ) Tổng thu nhập (Trđ) TNBQ/hộ/năm (Trđ/hộ) 1. Trồng trọt 333,860 1134,470 50,400 Chăn nuôi 409,090 1311,090 56,375 3.Trồng trọt và chăn nuôi 435,980 1272,980 44,053 Tổng 1178,930 3718,540

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)

Vốn vay đã thực sự làm tăng quy mô sản xuất nên kéo theo sự tăng thu nhập bình quân hàng năm cho các nhóm hộ nông dân, với mức tăng cao nhất là ngành chăn nuôi, tiếp theo đó là ngành trồng trọt và chăn nuôi và cuối cùng là trồng trọt.

Từ số liệu bảng 4.10 và 4.11, đối với nhóm hộ trung bình tổng thu nhập là 1.418 triệu đồng/năm trong đó thu từ trồng trọt là 384 triệu đồng đạt 27,08%, thu từ chăn nuôi khoảng 495 triệu đồng chiếm 34,87%, thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi đạt khoảng 540 triệu đồng chiếm 38,05% (thu nhập từ trang trại, mô hình vừa và nhỏ…). Đối với nhóm hộ khá, tổng thu nhập khoảng 3.170 triệu đồng/năm trong đó thu từ trồng trọt khoảng 970 triệu đồng đạt 30,53% trong đó thu từ chăn nuôi khoảng 1.078 triệu đồng chiếm 34,02%, thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi đạt khoảng 1.123 triệu đồng, chiếm 34,45%. Đối với nhóm hộ giàu, tổng thu nhập là gần 2.700 triệu đồng/năm trong đó, thu từ trồng trọt là khoảng 788 triệu đồng, chiếm 29,96%, thu từ chăn nuôi là 989 triệu đồng, chiếm 34,16%, và thu từ trồng trọt và chăn nuôi là 943 triệu đồng, chiếm 35,88%. Như vậy nguồn thu chủ yếu của nhóm hộ trung bình là từ hoạt động trồng trọt, đối

với nhóm hộ khá và giàu thì ngoài nguồn thu từ trồng trọt thì nguồn thu từ chăn nuôi chiếm tỉ trọng khá lớn.

Từ hai bảng trên ta thấy, mức thu nhập như đã nêu ở trên, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí về sản xuất và vốn vay thì thu nhập bình quân của các nhóm hộ như sau:

- Nhóm hộ trồng trọt, thu nhập bình quân là gần 51 triệu đồng/hộ/năm - Nhóm hộ chăn nuôi, thu nhập bình quân là hơn 57 triệu đồng/hộ/năm - Nhóm hộ trồng trọt và chăn nuôi, thu nhập bình quân là khoảng 44 triệu

đồng/hộ/năm.

Như vậy, không có sự chênh lệch thu nhập quá lớn giữa các nhóm hộ điều tra. Đối với nhóm hộ trồng trọt, với mức thu nhập 51 triệu đồng/năm thì mức thu nhập này tương đối cao, nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt và phục vụ đời sống của hộ chứ không đủ để hộ tái sản xuất, vì khi tái sản xuất đòi hỏi chi phí rất cao, phần lớn là thuộc các nhóm hộ có thu nhập trung bình. Đối với các nhóm hộ chăn nuôi, mức thu nhập là 57 triệu đồng/năm là mức thu nhập khá cao cao, đủ phục vụ cho nhu cầu đời sống và phục vụ cho tái sản xuất, chủ yếu thuộc nhóm hộ có thu nhập khá. Đối với nhóm hộ trồng trọt và chăn nuôi, mức thu nhập là 44 triệu đồng/năm là mức thu nhập khá thấp, nhưng các hộ lại có vốn liên hoàn nhanh, nguồn vốn tích lũy được lớn nên phục vụ nhu tốt cầu đời sống, vừa có vốn để tái đầu tư và mở rộng sản xuất, ngoài ra còn có thể đầu tư tích lũy.

- Giải quyết việc làm cho người dân:

Quy mô sản xuất tăng cao khi có vốn vay thì đồng nghĩa với việc giải quyết việc làm cho người lao động, công lao động tăng cao mang lại thu nhập nâng cao mức sống cho người dân và đặc biệt là giải quyết được sự “nông nhàn” sau những mùa vụ.

Khi được hỏi về vấn đề vay vốn đã giúp cho các hộ nông dân như thế nào trong giải quyết việc làm, một chủ hộ cho biết: Hộp

Hộp 4.1 Tác động của vay vốn đến tạo việc làm cho người dân

“Từ khi có vốn gia đình chúng tôi đã quyết định mở rộng thêm một trang trại nuôi lợn siêu thịt và gà siêu trứng nữa rồi gọi chú ruột chưa có việc làm sang làm cùng và thuê thêm mấy đứa trong xóm chưa có việc, bảo ban tu chí làm

ăn. Hiện giờ gia đình chúng tôi có 4 người và thuê thêm 5 người trong xóm, thu nhập hàng tháng là 2 tr.đ/lđ. Nếu tháng nào xuất chuồng đúng thời điểm thì thu nhập cao hơn, mọi người ai cũng mừng.

Ông Trần Anh Tuấn, xóm Lam Thủy – Xuân Giang – Nghi Xuân

Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp của tác giả (2015)

d. Kết quả sản xuất của hộ không sử dụng vốn vay

Các hộ không tham gia vay vốn tín dụng để phục vụ sản xuất, hầu hết là các hộ có nguồn vốn sẵn có của hộ tích lũy được qua các năm, cũng có thể là nguồn vốn có được từ vay mượn người thân trong gia đình, không tính lãi suất nên không mất chi phí vay vốn.

Khi tiến hành điều tra 15 hộ không sử dụng vốn vay, thì hầu hết các hộ đều có nguồn thu nhập chính là từ chăn nuôi, và chỉ có duy nhất 1 hộ là vừa trồng trọt và vừa chăn nuôi. Cho thấy đã có sự chuyển đổi cơ cấu từ sản xuất trồng trọt sang chăn nuôi trên địa bàn xã và có hiệu quả khá lớn. Thu nhập của các hộ đạt khá cao và có thể tích lũy được nguồn vốn để tái sản xuất mà không cần sử dụng tới nguồn vốn vay hỗ trợ nào. Thu nhập thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.12: Thu nhập bình quân của hộ sản xuất không sử dụng vốn vay (năm 2014)

Chỉ tiêu Chi phí sản xuất (Trđ) Tổng GO (Trđ) TNBQ/hộ/năm (Trđ/hộ) 1.Trung bình 31.110 128.110 24.250 2.Khá 313.750 805.750 44.727 3.Giàu 0 0 0 Tổng 344,860 933,860

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ bảng 4.12 cho thấy mặc dù không sử dụng nguồn vốn vay nào để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, nhưng thu nhập bình quân của các nhóm hộ là khá cao, hộ trung bình đạt trên 24 triệu đồng và hộ khá đạt trên 40 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí cho sản xuất vẫn khá cao và hộ phải tự bỏ đồng

vốn ra cho chi phí sản xuất khá nhiều nên không có hộ nào là hộ giàu. Nhìn chung thu nhập vẫn khá thấp so với các hộ có sử dụng vốn vay.

Nguyên nhân là do các hộ sản xuất vì sử dụng nguồn vốn tự có của mình, nên quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp, chưa dám mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất và phát triển quy mô, việc sản xuất còn theo truyền thống gia đình, không có kế hoạch cụ thể, cứ muốn làm giàu nhanh mà chưa có kế hoạch đề ra, cứ giống nào hay loại nào mang lại lợi nhuận cho họ lớn hơn thì họ làm. Ví dụ qua quá trình điều tra tìm hiểu khi hỏi về kế hoạch cụ thể của gia đình có vốn thì hầu hết các hộ cho rằng cứ đầu tư trước đã nếu trong quá trình làm mà khó thì chuyển sang đầu tư cái khác, và vì vốn là của mình nên không phải lo lắng vấn đề lãi suất hay khả năng chi trả. Một phần cũng do điều kiện kinh tế gia đình hạn chế nên khả năng dự đoán, dự tính trong tương lai kém.

Và một số hộ thì mặc dù không có vốn nhưng vẫn không dám đi vay vì sợ làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ. Dẫn đến thu nhập thấp và không đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 75 - 81)