Hoạt động cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Ngân hàng Trung ương Indonesia – Bank Rakyat Indonesia

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 36)

- Sự canh tranh giữa các NHTM

c. Hoạt động cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Ngân hàng Trung ương Indonesia – Bank Rakyat Indonesia

nghiệp ở Ngân hàng Trung ương Indonesia – Bank Rakyat Indonesia

Bank Rakyat Indonesia (viết tắt là BRI) là ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của Nhà nước. Ngoài nhiệm vụ truyền thống là cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các vùng nông thôn ở Indonesia, BRI còn tiến hành cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại các khu công nghiệp và các tổ hợp quốc tế. Hiện nay, BRI là ngân hàng đứng thứ 3 ở Indonesia về hoạt động kinh doanh và đứng đầu về số nhân viên, các văn phòng và mạng lưới hoạt động ở nông thôn. BRI có 15 văn phòng khu vực ở tỉnh và liên tỉnh, 325 chi nhánh tại huyện và liên huyện, 3.358 cơ sở nằm tại các thôn, xã với 43.000 nhân viên. Việc bố trí mạng lưới của BRI được căn cứ vào điều kiện và nhu cầu kinh doanh, không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

BRI là một mô hình NH cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho nông nghiệp, nông thôn (gồm cả tín dụng cho người nghèo), thành công nhất trong số những nước có nền kinh tế nông nghiệp còn chiếm phần chủ yếu

- Lãi suất cho vay: BRI áp dụng lãi suất cho vay khác nhau cho từng loại dịch vụ căn cứ vào mức phí tổn của từng loại dịch vụ:

+ Lãi suất cho vay các doanh nghiệp lớn và vừa: 9-12%/ năm + Lãi suất cho vay nông thôn: 24%/ năm

Theo họ, do thực hiện tín dụng nhỏ ở nông thôn chi phí cao nên lãi suất cho vay nông thôn phải cao hơn mức lãi suất cho vay đối với khách hàng lớn. Hoạt động tín dụng ở nông thôn, chi phí quản lý ngân hàng ít nhất là 10%/ năm, lập quỹ bù đắp rủi ro khoảng 4%/ năm, lợi nhuận tích lũy 2%/ năm để mở rộng các hoạt động NH. Vì vậy lãi suất cho vay nông thôn được quy định sao cho có thể bù đắp được mọi chi phí (không bao cấp) hoạt động, chi phí rủi ro và lợi nhuận.

Sự thành công của BRI được quyết định bởi những yếu tố sau:

- BRI đã thiết lập được một hệ thống tiết kiệm và cho vay đáp ứng được yêu cầu đa dạng của nông thôn. Ngoài ra BRI còn thực hiện cho vay theo chương trình chỉ định của Chính phủ.

- Hệ thống tiết kiệm và cho vay nông thôn được phát triển với sự hỗ trợ chính sách rất tích cực của Nhà nước

Chính phủ Indonesia quy định các NH phải dành 20% vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ nông dân, sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính theo xu hướng giảm dần, chuyển sang mục tiêu tiếp thị, chuyển giao công nghệ tiêu thụ sản phẩm...

Việc cấp vốn chủ yếu xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, theo vùng; có chính sách hợp pháp việc sử dụng đất đai trong nông nghiệp, tạo những điều kiện thuận lợi để nông dân sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh.

- BRI thực hiện khá thành công chương trình huy động tiết kiệm ở nông thôn để cho dân vay theo vốn thị trường. Nhờ đó BRI đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp ở Indonesia

- Chính sách tự do hóa về lãi suất theo quan hệ cung – cầu từng nơi, từng lúc và cơ cấu lãi suất cho vay, đảm bảo bù đắp chi phí huy động vốn, chi phí quản lý, bù đắp rủi ro và có lãi, là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của BRI từ một NH bao cấp sang NHTM thực sự và lớn mạnh không ngừng.

Mô hình BRI khá phù hợp với thực tiễn Indonesia và có nhiều vấn đề cần xem xét vận dụng khi cải tổ hệ thống tài chính vi mô ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 36)