Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 96 - 100)

- Sự canh tranh giữa các NHTM

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông

nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân

4.4.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho hộ nông dân vay vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân

- Đa dạng hóa các phương thức cấp tín dụng cho khách hàng, từ việc chủ yếu cho vay từng lần sang cho vay theo hạn mức; phân kỳ trả nợ với những khoản tín dụng trung – dài hạn; phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức hộ để các

tổ chức này có trách nhiêm theo dõi, hướng dẫn người vay sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, chủ yếu là huy động vốn tại chỗ, thực hiện người vay vốn lúc này là người cung ứng vốn lúc khác, nhằm cho đồng vốn vận động liên tục, mang lại hiệu quả tối đa của đồng vốn trong các doanh nghiệp và hộ dân cư.

- Đổi mới phong cách phục vụ, sắp xếp thời gian giao dịch thuận lợi cho khách hàng. Có thể xếp theo ca ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ hàng tuần để tăng cường thu hút nguồn vốn cho ngân hàng. Đồng thời cần rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng, không phải để khách hàng chờ đợi lâu bằng việc nâng cao trình độ kết hợp với cải tiến giấy tờ, phong cách giao dịch văn minh lịch sự. - Cần nâng cao đội ngũ cán bộ tín dụng, đặc biệt hướng đến đào tạo cán bộ có trình

độ kỹ thuật cao về sản xuất nông nghiệp, khả năng dự báo cũng như nắm bắt về hoạt động của thị trường, yêu cầu họ giống như một kỹ sư nông nghiệp thực thụ, có như vậy mới đủ khả năng để giám sát, kiểm tra cũng như hướng dẫn nông dân vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

- Tăng cường đầu tư vốn cho những ngành có hiệu quả kinh tế cao, cụ thể như các làng nghề truyền thống, kinh doanh dịch vụ tăng mức vốn vay cho các hộ có điều kiện mở rộng quy mô và phát triển mới nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho hộ nông dân.

- Ngân hàng cần kết hợp với cán bộ khuyến nông xã, phường tổ chức các buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật, kiến thức mới về sản xuất nông nghiệp cho nông dân theo định kỳ và thường xuyên. Để giúp người dân nắm được cách làm, cách sử dụng và quản lý đồng vốn, cách quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường nhằm làm tăng chất lượng sản phẩm , tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của hộ nông dân để tránh tình trạng nợ quá hạn xảy ra của hộ nông dân vì đặc trưng của vốn tín dụng là tính hoàn trả. - NHNN & PTNT cần tranh thủ hơn nữa sự giúp đỡ ủng hộ của các cấp chính

dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…để đưa hoạt động ngân hàng tới gần dân theo phương châm “ xã hội hóa hoạt động Ngân hàng”.

- Chính sách lãi suất: Ngân hàng phải dựa vào mức lãi suất do NHNN & PTNT Việt Nam quy định và lãi suất cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tính toán cho mình mức lãi suất phù hợp. Đó là mức lãi suất vừa đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, vừa làm động lực chính khuyến khích hộ nông dân phát triển.

- Tăng cường việc đánh giá, phân loại khách hàng ( hoạt động thiết thực nhất đã được NHNN thực hiện là hoạt động “ Chấm điểm tín dụng”)

4.4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ nông dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân

- Không ngừng học hỏi trong tất cả các lĩnh vực về hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như làng nghề truyền thống và kinh doanh để từ đó vận dụng vào phát triển sản xuất chi kinh tế hộ gia đình nhằm mang lại thu nhập và lợi nhuận cao.

- Tăng cường thăm dò thị trường, nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng dưới mọi hình thức nghe nhìn và tiếp cận để nhằm nâng cao tầm hiểu biết của mình hơn.

- Lập và xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động đầu tư vốn cho gia đình.

- Tham gia các lớp tập huấn do địa phương và ngân hàng tổ chức hàng tháng, hàng năm.

- Trong gia đình cần theo dõi và ghi chép các hoạt động kinh doanh cũng như sản xuất của gia đình, có như vậy đồng vốn bỏ ra đầu tư mới thu được hiệu quả cao. Thay đổi tư duy và tập quán canh tác lạc hậu, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chính quyền địa phương cần phối hợp với các ban ngành có liên quan hướng dẫn các hộ sản xuất chuyển đổi sang loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng mình.

- Các hộ sản xuất cần phối hợp với các trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật để có thể tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w