Tổng số vốn vay, địa điểm phân bổ vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 58)

- Sự canh tranh giữa các NHTM

3 Tổng số vốn vay, địa điểm phân bổ vốn.

phân bổ vốn.

Phòng kế toán và phòng tín dụng NHNN&PTNT huyện Nghi Xuân.

Tổng hợp và phân tích

(Nguồn dự kiến nghiên cứu của tác giả)

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập được thông tin liên quan, chúng tôi tiến hành phương pháp điều tra chọn mẫu

Đối tượng phỏng vấn được phân bổ mẫu điều tra tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.5: Thu thập số liệu sơ cấp Đối tượng điều tra

Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú

1. Cán bộ tín dụng của NH

2. Chủ hộ nông dân vay vốn tín dụng

3. Chủ hộ nông dân không vay vốn tín dụng

Người Người Người 05 50 15 7,14 71,43 21,43 Tổng số 70 100,00

(Nguồn dự kiến nghiên cứu của tác giả)

+ Sử dụng phương pháp điều tra nông thôn để quan sát, phỏng vấn và điều tra tình hình của các hộ dân

+ Về cách thức thu thập: chúng tôi phỏng vấn trực tiếp đối với 65 hộ điều tra thông qua phiếu điều tra.

+ Nội dung điều tra:

• Thông tin chung về người được phỏng vấn

• Thông tin chung về hộ được phỏng vấn

• Nhu cầu về vốn

• Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ.

• Đánh giá của hộ về việc được vay vốn từ NHNN & PTNT 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông tin này có tác dụng, cần phải sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi thông tin được sắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân tích và đánh giá một cách hiệu quả nhất.

Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm EXCELL.

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp, vận dụng các phương pháp thống kê kinh tế đã được thiết lập để phản ánh và phân tích tài liệu, với các phương pháp cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích mối liên hệ: sử dụng phương pháp phân tích liên hệ tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới hoạt động cho vay (đặc biệt là yếu tố mức vốn vay) tác động đến thu nhập của hộ vay vốn.

- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả tình trạng vay và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp tại huyện Nghi Xuân.

- Phương pháp so sánh: sử dụng cả số tuyệt đối cả số tương đối để mô tả hiện tượng ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau, so sánh chúng để tìm ra yếu tố nào tác động tới sự biến động của hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu hạn chế những tác động tiêu cực, tạo điều kiện cho những yếu tố, tác động tích cực phát huy.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh số lượng vốn vay, thời gian vay, lãi suất vay, mục đích sử dụng vốn vay giữa các năm,các loại hộ.

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

Để phục vụ mục đích nghiên cứu, trong quá trình phân tích tôi sử dụng các chỉ tiêu và được phân nhóm theo từng nội dung sau:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh phương pháp cho vay, bao gồm các chỉ tiêu cụ thể: + Hình thức cho vay

+ Thủ tục cho vay + Quy trình cho vay

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh nội dung cho vay: + Mức vốn vay bình quân/hộ

+ Mức vốn vay bình quân/lao động + Lãi suất cho vay

+ Thời hạn cho vay + Mục đích cho vay

PHẦN IV

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 58)