Thuận lợi và khó khăn trong việc vay và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 93)

- Sự canh tranh giữa các NHTM

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc vay và sử dụng vốn

Thuận lợi trong việc vay và sử dụng vốn

Hiện nay do thị trường mở rộng, đa dạng về ngành nghề cơ hội lớn cho nông dân phát triển rất lớn, thêm vào đó là các hình thức cho vay ngày càng nhiều, đang dần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ. Nguồn vốn chu chuyển ngày càng linh động, các tổ chức tín dụng, đoàn thể xã, thị trấn hoạt động ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả. Hiện nay trên các xã, thị trấn ít nhất có một tổ chức, đoàn thể chịu trách nhiệm là cầu nối giữa ngân hàng và nông dân nhằm tạo điều kiện vay vốn diễn ra nhanh hơn.

Chi nhánh đã đáp ứng những chính sách khách hàng đúng đắn, khai thác tiềm năng nguồn vốn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Với việc triển khai việc huy động phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa bàn, NHNN & PTNT huyện Nghi Xuân đã thu hút được nguồn vốn dồi dào, đưa tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm. Đây chính là tiền đề, là điều kiện để đáp ứng nhanh nhậy, kịp thời

nhu cầu vốn cho hộ sản xuất cũng như cho nền kinh tế của huyện cũng như cải thiện chất lượng tín dụng và tình hình tài chính ngân hàng.

Cơ cấu cho vay thay đổi theo hướng của nền kinh tế nhiều thành phần. Tăng cường tín dụng đối với kinh tế hộ sản xuất, giúp cho nông dân và hộ gia đình có vốn để mua sắm công cụ sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu…), mua giống và thức ăn chăn nuôi. Có thể nói đây là mô hình tín dụng có hiệu quả trực tiếp đối với việc nâng cao sản xuất và thu nhập của người dân.

Theo chính sách tín dụng mới của Nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, kể từ ngày 1/6/2010, cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng.

Cùng với hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại được xem xét cho vay tối đa đến 500 triệu đồng.

Khó khăn trong vay và sử dụng vốn

Bên cạnh những thuận lợi trên hiện nay tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay vẫn tồn tại một số khó khăn sau đây:

- Phương pháp cho vay cuả NHNN & PTNT chưa phù hợp, người dân cần vốn theo từng thời kỳ, thời điểm nhưng NHNN & PTNT chỉ giải ngân một lần nên ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ.

- Thủ tục vay vốn từ NHNN & PTNT còn hơi rắc rối, phức tạp

- Nông dân chưa có kế hoạch hợp lý, không tính toán kỹ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, không dự báo tốt dòng tiền thu chi nên đưa ra phương án không thực tế.

- Nông dân thiếu kiến thức về sản xuất, kinh doanh nên hiệu quả sau vay vốn chưa cao.

- Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tự do, vào khả năng vận động của hộ, mà chưa có sự tư vấn, hỗ trợ tích cực bên ngoài về mặt kỹ thuật.

Nông dân chưa gắn chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh vì thế năng suất đạt chưa cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w