Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 46 - 52)

- Về xây dựng kế hoạch và xây dựng chính sách, thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán

Từ một cơ quan thuộc Chính phủ (được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ), với chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. KTNN thực hiện kiểm toán theo chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cung cấp kết quả kiểm toán cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác theo quy định của Chính phủ. Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7

thông qua ngày 14/6/2005, và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006. Theo điều 118, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, địa vị pháp lý của KTNN đã được khẳng định rất rõ ràng: “Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”.

Cùng với các văn bản pháp lý, KTNN vừa triển khai nhiệm vụ kiểm toán, vừa tích cực nghiên cứu, đúc kết thực tiễn, học tập kinh nghiệm nước ngoài để xây dựng, hoàn thiện môi trường quản lý chất lượng kiểm toán, đặc biệt là các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, như: các chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy chế hoạt động đoàn kiểm toán, hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán... nhất là sau khi có Luật KTNN, KTNN đã xây dựng, tạo lập được một môi trường, hệ thống chính sách khá hoàn chỉnh, rất cơ bản cho quản lý, điều hành hoạt động kiểm toán, đưa công tác kiểm toán vào chính quy, từng bước hiện đại, chuyên nghiệp. KTNN đã ban hành một chuẩn mực riêng về quản lý chất lượng kiểm toán - Chuẩn mực kiểm toán số 10 “Kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán” (năm 1999) và nay là Chuẩn mực kiểm toán số 40 (năm 2014).Chuẩn mực đã đưa ra những nguyên tắc, yêu cầu và quy định kiểm tra, soát xét chất lượng cuộc kiểm toán. Ngoài ra, những quy định về quản lý chất lượng kiểm toán còn được thể hiện trong Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán, các quy định về lập, xét duyệt, phát hành báo cáo kiểm toán, kế hoạch kiểm toán năm... Đó là những cơ sở quan trọng cho hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán. Nhưng nhân tố quan trọng hơn, có ý nghĩa quyết định thành công của quản lý chất lượng kiểm toán trong những năm qua của KTNN là Lãnh đạo KTNN rất coi trọng và quan tâm đến quản lý chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, nhờ có sự chỉ đạo và quản lý thường xuyên của Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực), Trưởng Đoàn kiểm toán, hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán đã dần đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán của KTNN qua từng năm; chất lượng cuộc kiểm toán dần được nâng lên.

KTNN đã thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc cho 3 đơn vị tham mưu, giúp Tổng KTNN thực hiện chức năng quản lý chất lượng kiểm toán là: Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế. Tại các KTNN chuyên ngành (khu vực) thành lập phòng Tổng hợp để giúp Kiểm toán trưởng thực hiện chức năng quản lý chất lượng kiểm toán.Trong những năm qua, hệ thống quản lý này ngày càng được tăng cường, hoạt động có hiệu quả hơn, nhất là hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán của các đơn vị chuyên trách. Qua quản lý, các đơn vị quản lý chuyên trách đã phát hiện nhiều nội dung, kết luận, kiến nghị không phù hợp với pháp luật, với bằng chứng kiểm toán, không có tính khả thi; góp nhiều ý kiến sát thực, có giá trị để đoàn kiểm toán sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo kiểm toán, biên bản kiểm toán. Vì vậy, đã góp phần hạn chế sai sót, nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, biên bản kiểm toán; đồng thời qua ý kiến thẩm định mang tính phản biện đã giúp KTNN chuyên ngành (khu vực), các đoàn kiểm toán rút kinh nghiệm, tránh sai sót tương tự về sau, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ thuật soạn thảo báo cáo kiểm toán. Việc kiểm tra, thanh tra thường xuyên theo kế hoạch và đột xuất của Vụ Pháp chế hoặc của đoàn kiểm tra, thanh tra liên Vụ tiến hành trực tiếp tại nơi diễn ra hoạt động kiểm toán đã có tác dụng răn đe, ngăn ngừa các sai phạm về đạo đức nghề nghiệp KTV.

- Về hình thức quản lý chất lượng kiểm toán

có sự phối hợp giữa các hình thức quản lý chủ yếu: quản lý của đơn vị KTNN chuyên ngành, khu vực và quản lý của các đơn vị chuyên trách; quản lý trong quá trình thực hiện các giai đoạn của quy trình kiểm toán và quản lý hồ sơ kiểm toán.Tại các KTNN chuyên ngành, khu vực đã thành lập phòng Tổng hợp để giúp Kiểm toán trưởng quản lý chất lượng từ khâu xây dựng kế hoạch kiểm toán đến lập báo cáo kiểm toán. Một số đơn vị còn thực hiện kiểm tra chéo biên bản kiểm toán giữa các tổ kiểm toán trước khi tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán. Đồng thời với cơ chế tự quản lý, KTNN cũng thành lập các đơn vị quản lý chuyên trách, giúp Lãnh đạo KTNN quản lý chất lượng kiểm toán. Sự kết hợp giữa 2 hình thức quản lý nói trên đã tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực

hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN, góp phần ngăn chặn các vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của KTV.

- Về quản lý trong các giai đoạn của quy trình kiểm toán

+ Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Công tác khảo sát, tìm hiểu thông tin về đơn vị được kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán được lãnh đạo các đơn vị KTNN chuyên ngành (khu vực) quan tâm chỉ đạo và giám sát ngày càng nhiều hơn. Nhiều đơn vị đã phát huy tốt vai trò của phòng Tổng hợp trực thuộc trong việc giúp Kiểm toán trưởng thẩm định, xét duyệt kế hoạch kiểm toán. Các đơn vị quản lý chuyên trách của KTNN cũng đã thẩm định, giúp các đơn vị phát hiện những sai sót, hạn chế, bất hợp lý trong khảo sát, cũng như kế hoạch kiểm toán để chỉnh sửa, hoàn thiện và rút kinh nghiệm. Nhờ đó, hầu hết kế hoạch kiểm toán của các cuộc kiểm toán đều được lập theo đúng kết cấu và đủ những nội dung cơ bản theo mẫu quy định của KTNN; thể hiện được các mục tiêu kiểm toán chủ yếu theo hướng dẫn hàng năm của KTNN. Nhiều kế hoạch kiểm toán có chất lượng khá, thông tin về đơn vị được kiểm toán thu thập được phong phú và có giá trị; đánh giá được hiệu lực của hệ thống quản lý nội bộ, xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán, nội dung kiểm toán phù hợp với thực tế đơn vị được kiểm toán.

+ Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Về cơ bản, các Tổ trưởng tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán đã thực hiện được nhiệm vụ kiểm tra, soát xét việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán, kế hoạch kiểm toán, quy chế hoạt động của đoàn kiểm toán, quy định về hồ sơ mẫu biểu kiểm toán. Tổ trưởng tổ kiểm toán phân công nhiệm vụ kiểm toán cho các thành viên tương đối phù hợp với trình độ từng người. Kết quả làm việc của KTV đều được lập thành biên bản theo mẫu quy định, ký xác nhận với đơn vị được kiểm toán. Kết quả kiểm toán của cả tổ được tổng hợp, lập biên bản kiểm toán theo mẫu quy định và được thông qua các thành viên trong tổ kiểm toán, trước khi thông qua và ký xác nhận với đơn vị được kiểm toán.

Trưởng đoàn kiểm toán thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hoạt động kiểm toán của các tổ kiểm toán và có sự chỉ đạo kịp thời.Các biên bản kiểm toán của

các tổ kiểm toán đều được Trưởng đoàn xét duyệt trước khi thông qua đơn vị. Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) cũng thực hiện quản lý hoạt động kiểm toán tại các đoàn kiểm toán thông qua chế độ báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện, trực tiếp kiểm tra tại một số tổ kiểm toán, giải quyết những vướng mắc, bất đồng xảy ra. Tại một số đơn vị được kiểm toán quan trọng, phức tạp, Kiểm toán trưởng kiểm tra, soát xét lại biên bản kiểm toán trước khi thông qua đơn vị.

Bên cạnh sự quản lý của nội bộ đơn vị thực hiện kiểm toán, còn có sự quản lý của Vụ chức năng đối với việc tuân thủ các quy định của KTNN và đạo đức hành nghề của KTV trong các đoàn kiểm toán, theo kế hoạch kiểm tra đã được lãnh đạo KTNN phê duyệt. Hoạt động kiểm tra đã có tác dụng tích cực, giúp KTV có ý thức tự giác trong việc tuân thủ các quy định của KTNN, tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.

+ Giai đoạn lập báo cáo kiểm toán

Trong giai đoạn lập báo cáo kiểm toán, các Trưởng đoàn kiểm toán đều chú trọng lựa chọn những Tổ trưởng, KTV có năng lực, khả năng tổng hợp, viết báo cáo để thành lập tổ soạn thảo báo cáo kiểm toán. Sau khi đề cương báo cáo kiểm toán được Kiểm toán trưởng xét duyệt, Trưởng đoàn kiểm toán chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên tổ soạn thảo.Các biên bản kiểm toán trước khi được Kiểm toán trưởng ký phát hành và tổng hợp kết quả vào báo cáo kiểm toán đều được phòng Tổng hợp trực thuộc thẩm định về kết cấu, nội dung.Nhìn chung, công tác kiểm tra, soát xét dự thảo báo cáo kiểm toán tại các đoàn kiểm toán, KTNN chuyên ngành (khu vực) đều được thực hiện theo thủ tục quy định.Chất lượng quản lý, xét duyệt của Kiểm toán trưởng đối với báo cáo kiểm toán dần được nâng cao nhờ có sự thẩm định, soát xét của phòng Tổng hợp trực thuộc và Hội đồng cấp Vụ. Do vậy, đã hạn chế được nhiều sai sót trong các biên bản, báo cáo kiểm toán, nâng cao quản lý chất lượng kiểm toán.

Công tác thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán của các đơn vị chuyên trách, trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, đổi mới, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Qua quản lý đã phát hiện nhiều nội dung, nhận xét, kiến nghị trong

báo cáo kiểm toán không phù hợp với pháp luật, không khả thi, đóng góp những ý kiến sát thực, có giá trị để sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo kiểm toán. Quản lý chất lượng báo cáo kiểm toán được lãnh đạo KTNN đặc biệt quan tâm, chú trọng,chó nhiều ý kiến chỉ đạo cụ thể, sát thực, đi sâu vào những vấn đề có tầm quan trọng vĩ mô, tính khả thi của các kiến nghị, nâng cao tính chiến đấu của báo cáo kiểm toán.

+ Giai đoạn kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

Những năm gần đây, công tác kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán được chú trọng và thực hiện thường xuyên, kết quả được theo dõi, tổng hợp vào báo cáo hàng năm của KTNN, gửi Quốc hội, Chính phủ. Có được kết quả như vậy là do KTNN đã tăng cường quản lý giai đoạn này. Hàng năm các KTNN chuyên ngành (khu vực) đều phải lập kế hoạch kiểm tra, tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Đặc biệt, công tác kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được tăng cường hơn, quản lý chặt chẽ hơn sau khi có Luật KTNN, Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/3/2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về “phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ Lãnh đạo KTNN; bảng lương, phụ cấp, trang phục, đối với cán bộ, công chức KTNN; chế độ ưu tiên đối với KTV nhà nước”, trong đó có quy định KTNN được trích 2% trên số tiền do KTNN phát hiện tăng thu, giảm chi nộp vào Kho bạc Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết nêu trên, Bộ Tài chính cũng có trách nhiệm xác nhận số liệu được trích 2% cho KTNN, chính vì vậy việc kiểm tra, quản lý kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán đã được tăng cường hơn.

- Về quản lý hồ sơ kiểm toán

Việc quản lý hồ sơ kiểm toán do Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện từ năm 2006, trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hồ sơ hàng năm được Tổng KTNN phê duyệt. Kết quả kiểm tra đã chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp sửa chữa khuyết điểm, hạn chế nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý chất lượng kiểm toán.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)