4.3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán làm cơ sở để quản lý chất lượng kiểm toán
Mục tiêu xây dựng hệ thống chuẩn mực của KTNN là phải phù hợp với hệ thống luật pháp của Việt Nam và phù hợp với hệ thống chuẩn mực quốc tế, dễ hiểu, dễ thực hiện. Do đó, ngoài việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán đã có, KTNN cần nghiên cứu, xây dựng để ban hành đồng bộ hệ thống chuẩn mực trong các lĩnh vực kiểm toán để áp dụng trong hoạt động kiểm toán.
Trước khi xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán, KTNN cần tổ chức đánh giá những ưu điểm, hạn chế của hệ thống đã có so với yêu cầu của hoạt động kiểm toán, yêu cầu quản lý, điều hành hoạt động kiểm toán và so với hệ thống chuẩn mực kiểm toán, những hướng dẫn kiểm toán của INTOSAI. Hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán tập trung vào hoàn thiện những nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng, ban hành khung chuẩn mực kiểm toán dựa trên hệ thống chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI phù hợp với thực tiễn hoạt động và trình độ của KTV nhà nước Việt Nam, từ đó xây dựng và ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán còn thiếu; sửa đổi, hoàn thiện các chuẩn mực kiểm toán đã có.
- Cụ thể hoá hệ thống chuẩn mực kiểm toán bằng các tài liệu hướng dẫn thực hiện để KTV dễ dàng vận dụng, theo từng lĩnh vực hoạt động kiểm toán: NSNN, DNNN, ngân hàng thương mại, đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu... Đây là các chuẩn mực và hướng dẫn chi tiết ở cấp độ 4.
- Hoàn thiện hệ thống quy trình kiểm toán chuyên ngành hiện có (quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình; quy trình kiểm toán DNNN; quy trình kiểm toán chương trình mục tiêu...) theo hướng cụ thể hoá, chỉ dẫn từng bước công việc. Bổ sung các quy trình kiểm toán mới (quy trình kiểm toán ngân sách bộ, ngành; quy trình kiểm toán ngân sách địa phương; quy trình kiểm
toán ngân hàng thương mại,... v.v). Xây dựng quy trình kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề phù hợp với yêu cầu phát triển các loại hình hoạt động kiểm toán mới ở Việt Nam. - Xây dựng, ban hành các quy trình còn thiếu, như: quy trình xây dựng kế hoạch kiểm toán năm; quy trình lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành kế hoạch cuộc kiểm toán; quy trình lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán tổng hợp; ...
- Bổ sung vào quy trình kiểm toán của KTNN một bước công việc phải thực hiện sau khi kết thúc kiểm toán, đó là họp rút kinh nghiệm kiểm toán. Đây là bước công việc rất quan trọng nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch kiểm toán, những kết quả đạt được, rút ra những bài học, kinh nghiệm hay cho các cuộc kiểm toán sau; đồng thời xác định rõ thiếu sót, tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán. Qua họp để đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của từng Tổ kiểm toán, từng KTV.
- Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTV, Tổ trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán và Kiểm toán trưởng trong thực hiện các cuộc kiểm toán theo từng giai đoạn của quy trình kiểm toán.
- Bổ sung, cụ thể hóa trách nhiệm, phạm vi, thẩm quyền quản lý; đồng thời cần quy định các chế tài xem xét, xử lý trách nhiệm của các cấp quản lý chất lượng kiểm toán, nhất là quản lý của Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) trong các quy trình kiểm toán, quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán.
4.3.2.2. Hoàn thiện chính sách quản lý chất lượng KTV về năng lực và
đạo đức
Phát triển đội ngũ KTV đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp tương xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và yêu cầu hội nhập quốc tế là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Mục tiêu chung là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, KTV nhà nước có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tận tuỵ với công việc, yêu ngành, yêu nghề, được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, có khả năng
cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động kiểm toán; có trình độ, kỹ năng chuyên nghiệp, từng bước chính quy, hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Để đạt được mục tiêu trên, KTNN cần có hệ thống chính sách quản lý năng lực và đạo đức KTV hoàn chỉnh, đồng bộ, nhất quán, từ: tiêu chuẩn ngạch bậc, tuyển dụng, đào tạo đến theo dõi, đánh giá, sử dụng và đãi ngộ.
- Về tuyển dụng KTV
KTNN cần tổ chức đánh giá cơ cấu ngành nghề, chất lượng KTV hiện có; xác định nhu cầu theo định hướng phát triển của KTNN, coi trọng chất lượng hơn số lượng, trên cơ sở đó xây dựng đề án tuyển dụng KTV phù hợp từng lĩnh vực, có cơ cấu phù hợp giữa các ngành nghề, độ tuổi và giới tính. KTNN cần tuyển dụng bổ sung lực lượng KTV chuyên ngành kỹ thuật, như: kỹ sư, kiến trúc sư... đảm bảo đủ lực lượng kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; chuyên ngành kinh tế, nhất là quản lý kinh tế vĩ mô để nâng cao chất lượng phân tích, đánh giá các chính sách tài khoá, tiền tệ. Cần có chính sách thu hút nhân tài từ các cơ quan trong và ngoài khu vực công, sinh viên xuất sắc, thủ khoa của các Học viện, Trường đại học.
- Về đào tạo, bồi dưỡng KTV
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và KTV là giải pháp then chốt, nền tảng để phát triển KTNN. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với từng loại hình kiểm toán, theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ; đa dạng hoá các loại hình và chuyên ngành đào tạo trong nước và ngoài nước; kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành; đào tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tin học. Rà soát, đánh giá cơ cấu và chất lượng đội ngũ, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo lộ trình ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn; quy hoạch đào tạo cán bộ ở nước ngoài nhằm có được đội ngũ chuyên gia đầu ngành đối với từng lĩnh vực chuyên môn, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường đào tạo thực hành kiểm toán tại chỗ theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, nhất là với những người mới vào nghề, KTV dự bị.
Đào tạo phải là một quá trình liên tục và thường xuyên cập nhật phù hợp với sự thay đổi chính sách, chế độ mới, cũng như những thay đổi trong phương pháp, kỹ thuật, công cụ kiểm toán.Các hoạt động đào tạo cần đa dạng, lồng ghép với hội thảo, thảo luận, đào tạo tại chỗ. KTNN cần khuyến khích các KTV đi học nâng cao kiến thức chuyên ngành tại các Trường đại học, Học viện; khuyến khích KTV học và thi đạt các chứng chỉ chuyên môn để trở thành hội viên của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế (ACCA Anh quốc, CPA Australia, CCAF Canada...). Bên cạnh đó, KTNN cần liên kết, phối hợp với một số Trường đại học, Học viện hoặc Viện nghiên cứu để thiết lập chương trình đào tạo đối với kiểm toán lĩnh vực công; tạo cơ hội cho KTV tham gia các khoá đào tạo, hội thảo chuyên đề do các Bộ, ngành, Học viện, Trường đại học, các cơ quan KTNN khác tổ chức.
- Về đánh giá cán bộ, KTV
Tổ chức theo dõi, đánh giá cán bộ, KTV thường xuyên, liên tục gắn với công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, bổ nhiệm các chức danh Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng. Thực hiện đánh giá cán bộ trên cơ sở hiệu quả thực của công việc và năng lực thực tiễn; quy hoạch phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng năng lực của cán bộ đó, quy hoạch đúng vị trí, sở trường của cán bộ. Cán bộ trong diện quy hoạch phải được theo dõi, bồi dưỡng và giao nhiệm vụ để thử thách.
Việc đánh giá cán bộ, KTV phải theo nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, dân chủ, có sự tham gia đánh giá, tham khảo ý kiến của nhiều cấp, nhiều người. KTNN cần xây dựng những mẫu biểu chuẩn để đánh giá kết quả công tác phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành, với từng lĩnh vực chuyên môn. Kết quả đánh giá phải được lưu trữ trong hồ sơ cá nhân và thông báo cho
cán bộ, KTV biết về kết quả hoạt động, triển vọng cá nhân và nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến.
- Về sử dụng, đãi ngộ KTV
Có chế độ sử dụng và đãi ngộ hợp lý với KTV, giữ nhân tài, tôn vinh những KTV có thành tích, dũng khí trong đấu tranh chống tiêu cực; thực hiện nghiêm việc bổ nhiệm các ngạch KTV, bổ nhiệm Tổ trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng theo tiêu chuẩn quy định. Xây dựng một môi trường làm việc có động lực và quan tâm đến phúc lợi vật chất và tinh thần cho cán bộ, KTV, như: chương trình chăm sóc sức khoẻ, các phương tiện giải trí, thể thao, dịch vụ nhà cửa...
-Về quản lý, giám sát KTV
Tăng cường công tác quản lý, giám sát đội ngũ KTV bằng các chính sách và biện pháp. KTNN cần hoàn chỉnh các quy định về chuẩn mực kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc đạo đức của KTV, quy trình quản lý chất lượng kiểm toán; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng KTV, tăng cường trách nhiệm đối với Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) trong thực hiện quản lý, sử dụng KTV. Tuân thủ nghiêm quy định về ghi chép nhật ký kiểm toán và giấy tờ làm việc; chế độ thông tin, báo cáo trong quá trình kiểm toán.Thực hiện tốt và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng tạm thời đối với các đoàn kiểm toán. Kết hợp giữa kiểm tra của Đảng với thanh tra ngành, thanh tra nhân dân, áp dụng các hình thức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất; kiên quyết xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật và quy định của ngành. Xây dựng cơ chế phối hợp, liên hệ chặt chẽ với các cơ quan dân cử, đơn vị được kiểm toán để nắm bắt diễn biến tư tưởng, tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, KTV trong thời gian thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tại đơn vị, đồng thời qua đó để đánh giá cán bộ.
4.3.2.3. Hoàn thiện mẫu biểu hồ sơ kiểm toán
Hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán cần phải được chuẩn hoá và phản ánh đầy đủ diễn biến của hoạt động kiểm toán, dễ ghi chép, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán theo từng lĩnh vực kiểm toán và thuận lợi cho quá trình tổng hợp kết
quả kiểm toán, lập các báo cáo kiểm toán tổng hợp của KTNN. Hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán là tài liệu, bằng chứng bằng văn bản để minh chứng cho các kết quả kiểm toán, đồng thời là cơ sở để quản lý chất lượng kiểm toán.Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện KTNN đã có một hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán khá hoàn chỉnh, tuy nhiên trước những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm toán và yêu cầu quản lý, quản lý hoạt động kiểm toán, hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán hiện nay còn thiếu một số tài liệu làm việc, một số mẫu biểu còn phức tạp, khó ghi chép.
4.3.2.4. Hoàn thiện các chính sách khác
Ngoài các chính sách nêu trên, KTNN cần nghiên cứu, xây dựng bổ sung các chính sách và thủ tục còn thiếu sau đây:
- Quy định về lấy ý kiến chuyên gia, trưng cầu giám định chuyên môn và về sử dụng tài liệu làm việc của KTV khác.
Trong quá trình kiểm toán, để củng cố, có cơ sở chuyên môn vững chắc cho các bằng chứng kiểm toán, kết luận kiểm toán, KTNN có quyền lấy ý kiến chuyên gia, trưng cầu giám định chuyên môn. Trong hoạt động kiểm toán, để giảm thiểu các thủ tục kiểm toán, tránh chồng chéo, trùng lắp KTV có thể sử dụng tài liệu, kết quả làm việc của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khác và chịu trách nhiệm về việc sử dụng các tài liệu đó. Những vấn đề này đã được quy định trong Luật KTNN và trên thực tiễn hoạt động kiểm toán đã xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay KTNN chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh về trình tự, thủ tục, hình thức và nội dung lấy ý kiến chuyên gia, trưng cầu giám định chuyên môn; chưa có quy định về việc sử dụng tài liệu, kết quả làm việc của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khác. Đây là những quy định pháp lý cần được bổ sung trong thời gian tới.
- Quy chế về thuê hoặc uỷ thác doanh nghiệp kiểm toán (kiểm toán độc lập) thực hiện kiểm toán.
Theo quy định của Luật KTNN (Khoản 8, Điều 16), KTNN có quyền thuê hoặc uỷ thác doanh nghiệp kiểm toán (kiểm toán độc lập) thực hiện kiểm toán một số nội dung công việc.Đến nay, chưa có quy định chi tiết về vấn đề này. Để
tạo cơ sở pháp lý cho việc thuê hoặc uỷ thác kiểm toán theo quy định của Luật KTNN, KTNN cần ban hành Quy chế quy định rõ đối tượng, nội dung, hình thức pháp lý của việc thuê hoặc uỷ thác; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan.
- Quy định về sử dụng cộng tác viên kiểm toán.
Việc sử dụng cộng tác viên cũng đã được quy định trong Luật KTNN (Khoản 3, Điều 32). Để triển khai thực hiện quy định này, KTNN cần bổ sung, ban hành quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện và hình thức pháp lý của việc sử dụng cộng tác viên kiểm toán; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng tác viên; hình thức, phạm vi và phương thức hoạt động của cộng tác viên.
4.3.3. Hoàn thiện tổ chức và tăng cƣờng năng lực bộ máy quản lý chất lƣợng kiểm toán