Định hƣớng, mục tiêu hoàn thiện quản lý chất lƣợng kiểmtoán

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 63 - 65)

Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như đường lối đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường, thực hiện tiến trình mở cửa, hội nhập, cần phải phát triển thị trường tài chính tiền tệ nói chung và thị trường kiểm toán nói riêng, báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động KTĐL của BTC đã nêu rõ định hướng phát triển KTĐL, trong đó có các định hướng, mục tiêu nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán, bao gồm:

Mục tiêu chung

Ngành kiểm toán VN từ nay đến năm 2020 phải phát triển về:

Quy mô: Tiếp tục tăng thêm số lượng DNKT; mở rộng quy mô từng

DNKT; mở rộng số lượng khách hàng, đa dạng hoá dịch vụ cung cấp, đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận...

Chất lượng dịch vụ: Nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng dịch

vụ cung cấp để giảm rủi ro nghề nghiệp, đầu tư công nghệ, kỹ thuật dịch vụ như chuẩn mực, quy trình, kỹ thuật kiểm toán, quản lý chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm toán, thực hiện quốc tế hoá đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhanh chóng đưa ngành kiểm toán Việt Nam hòa nhập với thị trường khu vực ASEAN cũng như thị trường quốc tế, tiến đến sự công nhận của khu vực và quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

Mở rộng thị trường kiểm toán đến tất cả các loại hình DN thuộc mọi lĩnh

vực và mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các DN có VĐT nước ngoài, DNNN, tổ chức niêm yết, phát hành, các đơn vị có lợi ích công chúng khác.

Mặt khác, phải tăng cường sự hiểu biết của khách hàng về KTĐL theo hướng tự nguyện thuê kiểm toán để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thông tin BCTC.

của các DNKT

Huy động tiềm lực của mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán nhằm khai thác tối đa tiềm năng và nhu cầu kiểm toán và kế toán, tăng khả năng cạnh tranh của thị trường kiểm toán và kế toán Việt Nam với thị trường kiểm toán và kế toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Hội nghề nghiệp phải tăng cường việc đào tạo, cập nhật, cung cấp thông tin cho hội viên, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ, đạo đức KTV một cách thường xuyên, liên tục; BTC cần tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng, kiểm toán của DNKT cũng như của Hội nghề nghiệp làm căn cứ pháp lý cho các công ty và Hội nghề nghiệp thực hiện nâng cao chất lượng KT.

Nâng cao năng lực và phát huy thế mạnh của các DNKT trong nước cũng

như công ty có VĐT nước ngoài bằng cách tăng cường, mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết giữa các DNKT trong và ngoài nước trong việc đấu thầu cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các dự án quốc tế lớn. Khuyến khích và tạo điều kiện để DNKT của Việt Nam trở thành thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế; tạo điều kiện cho tổ chức nghề nghiệp quốc tế vào Việt Nam hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho càng nhiều người Việt Nam có chứng chỉ quốc tế càng tốt. Thông qua đó đội ngũ KTV Việt Nam sớm đạt trình độ quốc tế, các DNKT trong nước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, tranh thủ tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời các DNKT nước ngoài sẽ tiếp cận nắm bắt được luật pháp, thông lệ Việt Nam vì được các DNKT trong nước am hiểu tốt các vấn đề liên quan đến luật pháp, thông lệ Việt Nam trợ giúp.

Trên cơ sở định hướng phát triển KTĐL Việt Nam đến năm 2020, tháng 3/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (theo Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013). Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020 của chính phủ đã xác định rõ tầm quan trọng và vai trò to lớn của KTĐL, trong đó quy định các nội dung để góp phần tăng cường chất lượng hoạt động kiểm toán thông qua quản lý CL hoạt động kiểm toán.

Nhiệm vụ cụ thể

Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin Kinh tế - Tài chính - Ngân sách thông qua việc hoàn thiện và nghiêm túc thực thi các văn bản Luật KTĐL; cập nhật, hoàn thiện hệ thống CMKiT phù hợp với sự đổi mới của chuẩn mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường của Việt Nam; hoàn thiện và tạo lập đầy đủ khuôn khổ pháp lý về kiểm tra thực thi pháp luật kiểm toán; về quản lý, giám sát hoạt động cũng như thị trường kiểm toán.

Tăng cường quản lý nhà nước về kiểm toán trên cơ sở đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường lực lượng cho cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán của BTC, đồng thời nâng cao CL quản lý nghề nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế, có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp; đồng thời thiết lập cơ chế và hệ thống kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với CL công tác kiểm toán thông tin trên BCTC của các đơn vị, DN, tổ chức, qua đó nhằm tăng cường giám sát chất lượng của BCTC, đảm bảo tính trung thực, hợp lý, minh bạch, xử lý nghiêm các sai phạm về lập và trình bày BCTC.

Phát triển mạnh mẽ thị trường dịch vụ kiểm toán, tăng nhanh số lượng DNKT và số lượng KTV hành nghề; mở rộng thị trường dịch vụ kiểm toán trong và ngoài nước; nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ kiểm toán đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)