Về hoạt động lập kế hoạch quản lý chất lượng kiểmtoán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 34 - 36)

Việc lập, thẩm định và ban hành kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán năm gồm các bước sau:

- Khảo sát và thu thập thông tin;

- Lập dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán năm;

- Tổ chức thẩm định, lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán năm;

- Ban hành kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán năm. Cụ thể các bước như sau:

KTNN chuyên ngành (khu vực) chịu trách nhiệm khảo sát, thu thập thông tin phục vụ cho lập kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán năm thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công. Trên cơ sở đó, KTNN chuyên ngành (khu vực) dự kiến

kế hoạch kiểm toán năm sau của đơn vị, trình Tổng KTNN. Kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán năm gồm các nội dung sau:

+ Mục tiêu kiểm toán trọng tâm, các mục tiêu và nội dung kiểm toán tổng hợp;

+ Danh mục các đơn vị dự kiến kiểm toán chính thức và các đơn vị dự phòng; bản thuyết minh các tiêu thức lựa chọn.

Kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán được thực hiện trong giai đoạn này ở từng cấp độ theo nội dung, trình tự và phương pháp cụ thể như sau:

Quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN chuyên ngành (khu vực): Trên

cơ sở nhiệm vụ quản lý chất lượng kiểm toán được Tổng KTNN giao, Kiểm toán trưởng phân công nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ chủ trì thực hiện khảo sát, lập kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán của các cuộc kiểm toán. Trưởng phòng nghiệp vụ thành lập tổ khảo sát (gồm những KTV có kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn phù hợp), trực tiếp chỉ đạo thực hiện việc khảo sát thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, đánh giá thông tin thu thập được để lập kế hoạch kiểm toán. Tổ trưởng tổ khảo sát chịu trách nhiệm dự thảo kế hoạch kiểm toán và trình Trưởng phòng xem xét, cho ý kiến hoàn thiện. Trưởng phòng soát xét các căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán, nội dung kế hoạch kiểm toán, chỉ đạo hoàn thiện; tiếp theo dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán sẽ được trình Kiểm toán trưởng. Kiểm toán trưởng kiểm tra, soát xét lại nội dung kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán trước khi trình Lãnh đạo KTNN xét duyệt (qua đơn vị chuyên trách).

Sau khi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán được Lãnh đạo KTNN xét duyệt, Kiểm toán trưởng chỉ đạo sửa chữa, hoàn hiện theo ý kiến kết luận của Lãnh đạo KTNN; thừa lệnh Tổng KTNN ký kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán.

Quản lý chất lượng kiểm toán của đơn vị chuyên trách (đơn vị cụ thể theo

từng giai đoạn như đã nói ở phần trên)thực hiện thẩm định và có ý kiến nhận xét, đánh giá về: việc quán triệt mục tiêu kiểm toán hàng năm; xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán; chấp hành các quy định về hồ sơ mẫu biểu… trong khảo

sát và lập kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán và trình Lãnh đạo KTNN xét duyệt.

Lãnh đạo KTNN (Tổng KTNN hoặc Phó tổng KTNN được uỷ quyền) tổ

chức họp xét duyệt kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán. Những kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán chưa đạt yêu cầu phải sửa chữa, bổ sung theo ý kiến kết luận của Lãnh đạo KTNN tại cuộc họp. Sau khi kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán được chỉnh sửa, hoàn thiện sẽ được gửi Vụ Tổng hợp để soạn thảo, trình Tổng KTNN ban hành Quyết định quản lý chất lượng kiểm toán.

Trưởng đoàn kiểm toán tiến hành phổ biến nội dung kế hoạch quản lý

chất lượng kiểm toán và cơ chế chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hiện hành mang tính đặc thù mà đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ, để các thành viên trong đoàn kiểm toán hiểu rõ về kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán và căn cứ pháp lý thực hiện cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)