Một cách tổng quát, luận văn áp dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.Ngoài ra, ứng với từng câu hỏi nghiên cứu trong đề tài và sử dụng các công cụ, phương pháp nghiên cứu phù hợp như nghiên cứu tại bàn, kết hợp nghiên cứu thống kê định tính và nghiên cứu định lượng.Phương pháp nghiên cứu định lượng cụ thể được sử dụng là phân tích tương quan (correlation analysis) và phân tích hồi quy (regression analysis). Phân tích định lượng có vai trò bổ sung, minh chứng (trong khả năng dự liệu sẵn có) cho các kết quả phân tích định tính. Nói cách khác, phân tích định lượng không phải là trọng tâm chính của luận văn này.
- Đề tài vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng, Chính phủ và các chính sách của Nhà nước.
- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative approach) mà cụ thể là phương pháp tình huống (case study research) làm phương pháp nghiên cứu chính; sử dụng phương pháp định lượng hỗ trợ thêm để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu. Đây chính là dạng thiết kế hỗn hợp gắn kết.“Thiết kế hỗn hợp gắn kết là dạng thiết kế trong đó một phương pháp (định tính hoặc định lượng) là chính và phương pháp còn lại gắn vào với phương pháp chính.Như vậy, phương pháp gắn kết (phụ) này đóng vai trò hỗ trợ thêm dữ liệu cho phương pháp chính” (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 198).
Trong phương pháp tình huống (case study research), công cụ tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu đó chính là khảo sát và quan sát (observation). “Phân tích dữ liệu định tính là quá trình đi tìm ý nghĩa của dữ liệu”. Vì vậy, tác giả tiến hành khảo sát các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách và các cấp quản lý trong Kiểm toán Nhà nước và quan sát đối tượng nghiên cứu để thu thập và phân tích dữ liệu. Ngoài phương pháp chủ đạo nêu trên, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp
tổng hợp, phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu … để nghiên cứu và trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Quy trình áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trải qua 7 bước:
Cụ thể:
- Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu
Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong nước về quản lý chất lượng kiểm toán, một số vấn đề mà các tác giả chưa đề cập đến là:
+ Nội dung nghiên cứu quản lý chất lượng kiểm toán nói chung, quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam nói riêng.
+ Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng kiểm toán. + Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam.
- Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu.
Để đạt được các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, cần phải trả lời một cách thỏa đáng một số vấn đề nghiên cứu sau:
1. Quản lý chất lượng kiểm toán là gì?
2. Tình hình quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam trong thời gian qua đã được thực hiện như thế nào? Những hạn chế và nguyên nhân?
Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu
Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu
Bước 3: Chọn tình huống
Bước 4: Chọn phương pháp thu thập dữ liệu
Bước 5: Thu thập dữ liệu
3. Công tác quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam có những điểm đặc thù gì ?và cần phải giải quyết như thế nào để phù hợp các yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý ?
4. Trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững, yêu cầu đặt ra cho quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam như thế nào?
- Bước 3: Chọn tình huống.
Từ những câu hỏi được xác định như phần trên, tình huống mà luận văn lựa chọn đó chính là những vấn đề về quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam. Cụ thể là tập trung về công tác lập kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam; công tác tổ chứa thực hiện quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam; công tác Thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam.
- Bước 4. Chọn phương pháp thu thập dữ liệu.
Để có được thông tin về những vấn đề quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam, phương pháp được tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu chính là phương pháp khảo sát kết hợp với tìm hiểu và nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở quan sát (observation) và một số phương pháp khác như thống kê, tổng hợp, so sánh…
- Bước 5. Thu thập dữ liệu.
Số liệu thứ cấp: Tìm hiểu và nghiên cứu các Nghị định của chính phủ, các Quyết định của Bộ Tài Chính, Kho Bạc Nhà Nước, các Quy chế, quy định của KTNN Việt Nam, các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về quản lý chất lượng kiểm toán trong nước…
- Bước 6. Phân tích dữ liệu.
Dựa trên số liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập , tác giả tiến hành phân tích, đánh giá giữa thực trạng với các thách thức, cơ hô ̣i, xu thế phát triển.
CHƢƠNG 3