Tổ chức thực hiện quản lý chất lượng kiểmtoán của Kiểmtoán nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 36 - 39)

nhà nước Việt Nam

Về ban hành các chính sách, quy định quản lý chất lượng kiểm toán

Nhận thức rõ tầm quan trọng của quản lý chất lượng kiểm toán đối với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng kiểm toán, KTNN đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách về quản lý chất lượng kiểm toán, trọng tâm là các cuộc kiểm toán.

Từ 2006-2010, KTNN đã ban hành mới Quy trình kiểm toán chung, Quy trình kiểm toán dự án đầu tư, Quy trình kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia, Quy trình kiểm toán NSNN, Quy trình kiểm toán DNNN, Quy trình kiểm toán các tổ chức Tài chính - Ngân hàng. Năm 2008, KTNN đã ban hành Hướng dẫn kết luận về trách nhiệm và kiến nghị xử lý vi phạm theo kết quả kiểm toán, Hướng dẫn kiểm toán việc quản lý thuế tại cơ quan Thuế và Hải quan nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán tuân thủ. Năm 2010, KTNN đã ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới thay thế Hệ thống chuẩn mực kiểm toán năm 1999; ban hành Quy chế quản lý chất lượng kiểm toán (áp dụng cho quản lý hồ sơ do Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện). KTNN đã biên

soạn, in thành sách khổ nhỏ về những văn bản quan trọng chi phối hoạt động kiểm toán và phát cho tất cả các KTV.

Tổng KTNN đã ban hành các Chỉ thị về công tác kiểm toán, như: Chỉ thị về tăng cường quản lý hoạt động kiểm toán, Chỉ thị về công tác quản lý chất lượng kiểm toán và thực hiện công tác hồ sơ kiểm toán, Chỉ thị về nâng cao hiệu quả phối hợp với UBND, HĐND các cấp trong hoạt động kiểm toán... nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của KTV. KTNN còn tổ chức nhiều hội thảo toàn ngành với nhiều chủ đề chuyên sâu như: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ kiểm toán”; “thu thập bằng chứng kiểm toán”...

Bên cạnh với việc xây dựng các chính sách về chuyên môn, nghiệp vụ, KTNN thường xuyên coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực. Xuất phát từ yêu cầu hoạt động kiểm toán có tính nghề nghiệp cao, nên hầu hết cán bộ sau khi được tuyển chọn công tác tại KTNN đều phải tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm có đủ năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao của nghành.

* Bộ máy quản lý chất lượng kiểm toán và hình thức quản lý chất lượng kiểm toán

Tổ chức công tác quản lý chất lượng kiểm toán được quan tâm ngay từ những năm đầu thành lập và có sự phát triển, nâng cao về chất theo từng năm, theo yêu cầu thực tiễn và cơ cấu tổ chức trong từng giai đoạn phát triển của KTNN. Tuy cơ cấu quản lý chất lượng kiểm toán cụ thể mỗi giai đoạn là khác nhau nhưng luôn được tổ chức theo nguyên tắc 5 cấp quản lý, gồm: KTV, Tổ trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực), Lãnh đạo KTNN; và tuân thủ chuẩn mực về quản lý chất lượng kiểm toán của INTOSAI: mỗi công việc của cấp dưới đều được kiểm tra của cấp cao hơn. Giúp việc cho Lãnh đạo KTNN trong quản lý chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp KTV là các đơn vị chuyên trách. Tại các KTNN chuyên ngành (khu vực), phòng Tổng hợp có nhiệm vụ giúp Kiểm toán trưởng quản lý chất lượng kiểm toán.

* Hình thức quản lý

Trong thực tế tổ chức và hoạt động của KTNN, công tác quản lý chất lượng kiểm toán được thực hiện theohình thức quản lý trong quá trình quản

lý hồ sơ,kết hợp giữa hình thức nội kiểm ngoại kiểm.

Quản lý trong quá trình đối với các hoạt động kiểm toán (lập kế hoạch kiểm toán năm, thực hiện các cuộc kiểm toán, kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán năm) chủ yếu do chủ thể (đơn vị tiến hành) hoạt động tự thực hiện (nội kiểm); các chủ thể khác (đơn vị liên quan) tham gia vào quá trình quản lý hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao (ngoại kiểm).

Quản lý chất lượng kiểm toán thông qua hình thức quản lý hồ sơ kiểm toán (hồ sơ các hoạt động kiểm toán đã kết thúc) chủ yếu do đơn vị quản lý chuyên trách của KTNN, tức ngoại kiểm (hiện nay là Vụ Chế độ và Quản lý chất lượng kiểm toán) và chỉ tiến hành quản lý chất lượng hồ sơ các cuộc kiểm toán. Việc tự quản lý chất lượng của các KTNN chuyên ngành (khu vực) đối với hồ sơ các cuộc kiểm toán hầu như chưa thực hiện. Tuy việc quản lý hồ sơ kiểm toán diễn ra sau khi cuộc kiểm toán đã kết thúc, đã phát hành báo cáo kiểm toán, tức là nằm ngoài cuộc kiểm toán, nhưng thực tế những năm qua đã chứng tỏ tác dụng hỗ trợ rất tốt cho việc hoàn thiện công tác quản lý chất lượng kiểm toán ngay trong quy trình kiểm toán. Kết quả quản lý đã giúp Lãnh đạo KTNN và các đơn vị kiểm toán đánh giá khách quan công tác quản lý chất lượng các cuộc kiểm toán đã qua, những ưu điểm, hạn chế để từ đó đề ra các giải pháp chấn chỉnh kịp thời.

Tham gia vào quá trình quản lý chất lượng kiểm toán có cả 5 cấp độ quản lý: (1) KTV, (2) Tổ trưởng, (3) Trưởng Đoàn kiểm toán, (4) Kiểm toán trưởng và (5) Lãnh đạo KTNN. Trong đó, phân chia theo chủ thể quản lý thì cấp độ quản lý (1), (2), (3) và (4) thuộc về nội kiểm của đơn vị kiểm toán, cấp độ quản lý (5) thuộc về ngoại kiểm. Tổng KTNN hoặc Phó tổng KTNN được Tổng KTNN giao phụ trách các KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực trực tiếp lãnh đạo, kiểm tra hoạt động kiểm toán của các đơn vị; xét duyệt kế hoạch kiểm toán

và báo cáo kiểm toán.

Mỗi cấp độ tham gia vào quá trình quản lý chất lượng kiểm toán với nội dung và trách nhiệm khác nhau. Nhiệm vụ quản lý chất lượng của mỗi cấp độ được quy định tại một số văn bản chủ yếu sau: Luật KTNN; Chuẩn mực kiểm toán số 10 về "Kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán" (1999), nay là Chuẩn mực kiểm toán số 40 (2014); Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN; Quy định về trình tự lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán; Quy trình kiểm toán của KTNN và các quy trình kiểm toán trong các lĩnh vực kiểm toán; Hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán; Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong KTNN…

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)