Hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng kiểmtoán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 39 - 46)

toán nhà nước Việt Nam

Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện quản lý chất lượng kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán, đoàn kiểm toán phải lập báo cáo kiểm toán. Việc lập, thẩm định và xét duyệt báo cáo quản lý chất lượng kiểm toán phải tuân thủ theo quy định của KTNN về trình tự lập và xét duyệt báo cáo kiểm toán. Tuỳ theotừng giai đoạn mà có sự thay đổi, bổ sung cho phù hợp với cơ cấu tổ chức, nhưng về cơ bản tuân theo trình tự sau:

Trưởng Đoàn kiểm toán thành lập và trực tiếp chỉ đạo tổ soạn thảo báo

cáo quản lý chất lượng kiểm toán, gồm: Phó trưởng đoàn và một số Tổ trưởng, KTV có kinh nghiệm, có khả năng phân tích, tổng hợp kết quả quản lý chất lượng kiểm toán. Báo cáo kiểm toán được lập theo mẫu quy định đối với từng lĩnh vực kiểm toán, trên cơ sở các biên bản quản lý chất lượng kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán do các tổ kiểm toán thu thập được trong quá trình quản lý chất lượng kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán.

Tổ soạn thảo thu thập và kiểm tra lại các biên bản quản lý chất lượng kiểm toán, bằng chứng kiểm toán; tổng hợp những số liệu, tình hình quản lý chất lượng kiểm toán; lập đề cương báo cáo kiểm toán, giao nhiệm vụ cho các thành viên tổng hợp theo từng nội dung. Trưởng Đoàn kiểm toán soát xét kết cấu và

nội dung dự thảo báo cáo, cho ý kiến bổ sung, sửa chữa để hoàn chỉnh, trình Kiểm toán trưởng xét duyệt.

Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) thành lập Hội đồng cấp

Vụ (từ tháng 8/2007) để tư vấn cho Kiểm toán trưởng thẩm định các dự thảo báo cáo kiểm toán, do Kiểm toán trưởng làm Chủ tịch Hội đồng. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng cấp Vụ, Kiểm toán trưởng tổ chức cuộc họp xét duyệt dự thảo báo cáo quản lý chất lượng kiểm toán, với sự tham dự của các Phó kiểm toán trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán, phòng Tổng hợp và các Tổ trưởng tổ kiểm toán về: việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán, chấp hành quy định về lập báo cáo quản lý chất lượng kiểm toán; tính đầy đủ, đúng đắn, hợp lý, hợp pháp của các nội dung trong dự thảo báo cáo kiểm toán. Kiểm toán trưởng yêu cầu, chỉ đạo đoàn kiểm toán sửa chữa những nội dung chưa đạt yêu cầu, hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kiểm toán để trình Lãnh đạo KTNN, đồng thời gửi cho các đơn vị quản lý chuyên trách để thẩm định.

Các đơn vị chuyên trách thực hiện thẩm định toàn diện nội dung, kết cấu

của dự thảo báo cáo quản lý chất lượng kiểm toán; lập báo cáo thẩm định, trình Lãnh đạo KTNN xét duyệt.

Lãnh đạo KTNN xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán: Kiểm toán trưởng

và Trưởng Đoàn kiểm toán có trách nhiệm bảo vệ dự thảo báo cáo kiểm toán trước Lãnh đạo KTNN trong cuộc họp xét duyệt báo cáo kiểm toán. Trên cơ sở xem xét ý kiến của đoàn kiểm toán, báo cáo thẩm định của các đơn vị chức năng, Lãnh đạo KTNN chủ trì cuộc họp sẽ kết luận những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo kiểm toánKiểm toán trưởng KTNN chuyên

ngành (khu vực) chỉ đạo Trưởng Đoàn kiểm toán hoàn thiện dự thảo báo cáo

kiểm toán theo ý kiến kết luận của Lãnh đạo KTNN; gửi lấy kiến của đơn vị được kiểm toán. Sau khi nhận được ý kiến của đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán trưởng chỉ đạo Trưởng Đoàn kiểm toán đề xuất ý kiến xử lý, trình Lãnh đạo KTNN xem xét, quyết định. Tiếp theo, dự thảo báo cáo kiểm toán được tổ chức thông qua đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) chỉ đạo Trưởng Đoàn kiểm toán hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán theo

ý kiến kết luận của Lãnh đạo KTNN tại hội nghị thông báo kết quả với đơn vị được kiểm toán; trình Lãnh đạo KTNN (qua Vụ Tổng hợp) ký phát hành báo cáo kiểm toán.Vụ Tổng hợp rà soát, kiểm tra và đảm bảo về nội dung báo cáo kiểm toán, trình Lãnh đạo KTNN ký phát hành.

Theo quy định của Luật KTNN (Điều 53): kết thúc năm kiểm toán, KTNN phải lập báo cáo kiểm toán năm; và (Điều 55): báo cáo kiểm toán năm của KTNN được lập trên cơ sở báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN và tổng hợp kết quả kiểm toán trong năm của KTNN; KTNN có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán năm đến Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội chậm nhất là 16 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc, đồng thời gửi Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay (từ 2006), báo cáo kiểm toán năm của KTNN do Vụ Tổng hợp lập. Báo cáo kiểm toán năm gồm 2 phần chính: phần báo cáo tổng hợp (gồm: kết quả kiểm toán quyết toán NSNN; và kết quả kiểm toán nổi bật trong năm được tổng hợp từ các cuộc kiểm toán trong năm); phần báo cáo kết quả kiểm toán tóm tắt của các cuộc kiểm toán. Từ năm 2006, báo cáo kiểm toán năm được in thành sách và gửi tới từng đại biểu Quốc hội và các cơ quan theo quy định của Luật KTNN.

Hiện nay, KTNN chưa có quy trình về lập báo cáo kiểm toán năm. Việc lập báo cáo kiểm toán năm do Vụ Tổng hợp thực hiện theo trình tự như sau:

- Vụ Tổng hợp soạn thảo đề cương báo cáo kiểm toán năm, trình Tổng KTNN phê duyệt.

- Tổng hợp kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN, các kết quả kiểm toán nổi bật từ các cuộc kiểm toán trong năm; tóm tắt kết quả kiểm toán của từng cuộc kiểm toán. Kết quả kiểm toán bao gồm: phần số liệu; đánh giá nhận xét; kiến nghị với Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ, ngành có liên quan.

- Lập báo cáo kiểm toán năm theo đề cương được duyệt. - Trình Lãnh đạo KTNN xem xét, cho ý kiến.

- Hoàn thiện báo cáo kiểm toán năm theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo KTNN.

- In thành sách và gửi báo cáo kiểm toán năm cho Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng và cơ quan có liên quan.

Theo trình tự trên, công tác quản lý chất lượng báo cáo kiểm toán năm chủ yếu do Vụ Tổng hợp tự thực hiện và quản lý của Lãnh đạo KTNN. Vụ trưởng Vụ Tổng hợp phân giao nhiệm vụ tổng hợp, lập báo cáo cho một số người có kinh nghiệm, có khả năng phân tích, tổng hợp, viết báo cáo; phân giao theo lĩnh vực, mỗi người đảm nhận tổng hợp một số cuộc kiểm toán. Lãnh đạo Vụ Tổng hợp kiểm soát kết quả tổng hợp của cấp dưới, và Vụ trưởng xem xét, thông qua dự thảo báo cáo kiểm toán năm trước khi trình Lãnh đạo KTNN xem xét, cho ý kiến.

Kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) trên cơ sở các cuộc

kiểm toán đã thực hiện trong năm, báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị do các đơn vị được kiểm toán gửi đến để chỉ đạo lập kế hoạch kiểm tra, tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện các kiến nghị kiểm toán.

Các đơn vị chuyên trách chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch kiểm tra,

trình Lãnh đạo KTNN xét duyệt; tổng hợp kết quả kiểm tra do các KTNN chuyên ngành (khu vực) gửi tới để lập báo cáo chung.

Lãnh đạo KTNN xét duyệt kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm

toán do Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra hồ sơ kiểm toán

Tài liệu của mỗi cuộc kiểm toán đều phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ kiểm toán (theo quy định tại Điều 60 Luật KTNN) bao gồm:

- Quyết định kiểm toán;

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được kiểm toán; - Kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm toán chi tiết;

- Giải trình của đơn vị được kiểm toán;

- Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của KTV nhà nước; - Biên bản kiểm toán;

- Báo cáo kiểm toán;

- Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc kiểm toán.

Như vậy, hồ sơ kiểm toán phản ánh toàn bộ quá trình diễn ra cuộc kiểm toán. Mặc dù, phải đến khi có Luật KTNN, danh mục tài liệu thuộc hồ sơ kiểm toán mới được quy định chính thức, nhưng ngay từ những năm trước khi có Luật, để không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán, chính quy hoá hoạt động kiểm toán và tăng cường quản lý, quản lý hoạt động kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp KTV, xuất phát từ thực tiễn kiểm toán, năm 2003 lần đầu tiên KTNN đã chính thức ban hành quy định về hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán (theo Quyết định số 89/QĐ- KTNN ngày 14/3/2003 của Tổng KTNN). Từ đó đến nay, hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện vào các năm 2004 (theo Quyết định số 292/QĐ- KTNN ngày 5/5/2004 của Tổng KTNN), năm 2005 (theo Quyết định số 280/QĐ- KTNN ngày 12/4/2005 của Tổng KTNN), năm 2007 (theo Quyết định số 02/2007/QĐ- KTNN ngày 26/6/2007 của Tổng KTNN).

KTV tự thực hiện lập hồ sơ công việc theo quy định và mẫu biểu của KTNN. Kết thúc công việc bàn giao hồ sơ, tài liệu, giấy tờ làm việc cho Tổ trưởng.

Tổ trưởng Tổ kiểm toán chỉ đạo thực hiện và thường xuyên quản lý việc

ghi chép hồ sơ kiểm toán của KTV (nhật ký KTV, biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán...) và việc thu thập, lưu trữ bằng chứng kiểm toán của KTV. Kết thúc kiểm toán, Tổ trưởng tập hợp toàn bộ hồ sơ kiểm toán liên quan của Tổ kiểm toán bàn giao cho Trưởng Đoàn kiểm toán.

Trưởng Đoàn kiểm toán chỉ đạo thực hiện và tổ chức soát xét hồ sơ kiểm

toán của Tổ kiểm toán theo các nội dung sau:

- Việc tuân thủ mẫu biểu hồ sơ kiểm toán theo quy định của KTNN về số lượng, loại, hình thức, thời gian ghi chép...;

- Nội dung ghi chép trong hồ sơ kiểm toán và tính thống nhất, phù hợp giữa các hồ sơ kiểm toán;

- Việc tuân thủ các quy trình, chuẩn mực kiểm toán, các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ thể hiện trong hồ sơ kiểm toán;

- Việc bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ kiểm toán.

Tại các KTNN chuyên ngành (khu vực) hầu như chưa tiến hành các cuộc quản lý hồ sơ kiểm toán; chủ yếu mới dừng lại ở mức độ kiểm tra, sắp xếp danh mục hồ sơ kiểm toán để đưa vào lưu trữ. Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra hồ sơ của các đoàn kiểm toán, lưu nộp hồ sơ vào kho lưu trữ tại đơn vị và cơ quan, quyết định việc khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán theo thẩm quyền.

Trên thực tế, hình thức quản lý chất lượng kiểm toán hậu kiểm qua quản lý hồ sơ kiểm toán do một đơn vị độc lập với đoàn kiểm toán thực hiện bắt đầu được triển khai thực hiện từ sau khi Luật KTNN có hiệu lực, với việc thành lập Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. Đây là đơn vị chuyên trách về quản lý chất lượng kiểm toán, hình thức quản lý chất lượng chủ yếu là quản lý hồ sơ.

Hàng năm, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán lập kế hoạch quản lý hồ sơ trình Tổng KTNN xem xét, phê duyệt. Thực hiện kế hoạch được duyệt, Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán tổ chức thành lập các đoàn quản lý, thông báo kế hoạch quản lý chất lượng tới các KTNN chuyên ngành (khu vực), gồm: nội dung, thời gian, tên cuộc kiểm toán, địa điểm kiểm tra, danh sách đoàn quản lý.

Nội dung quản lý hồ sơ gồm:

- Tính đầy đủ của mẫu biểu hồ sơ cuộc kiểm toán theo quy định của KTNN và những tài liệu có liên quan;

- Việc tuân thủ mẫu biểu hồ sơ kiểm toán theo quy định;

- Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán về: mục tiêu, nội dung, trọng yếu kiểm toán, thời gian kiểm toán;

thời hạn kiểm toán giữa kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán với kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán (đoàn kiểm toán); tính hợp lý trong việc phân công, bố trí KTV và thời gian thực hiện các nội dung kiểm toán;

- Tính đầy đủ, logic, hợp lý về số liệu và tình hình kiểm toán giữa bằng chứng kiểm toán, biên bản kiểm toán và các tài liệu kiểm toán khác có liên quan; - Việc tuân thủ quy trình, chuẩn mực kiểm toán, quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán, các quy định về nghiệp vụ, xử lý kết quả kiểm toán thể hiện trong hồ sơ kiểm toán;

- Việc lập, bảo quản, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán.Hoạt động kiểm tra hồ sơ kiểm toán do Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện lần đầu tiên vào năm 2006. Từ đó, hàng năm do lực lượng có hạn nên Vụ thực hiện kiểm tra hồ sơ kiểm toán từ 10- 20 cuộc kiểm toán, chiếm từ 15 - 20% tổng số cuộc kiểm toán hàng năm; mỗi KTNN chuyên ngành (khu vực) kiểm tra từ 1 - 2 cuộc kiểm toán. Mục đích kiểm tra là nhằm đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán; kế hoạch kiểm toán; quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán; quy định về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán; quy định về lập, thẩm định và phát hành báo cáo kiểm toán; xác định nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp khắc phục. Việc kiểm tra tiến hành trên cơ sở hồ sơ các cuộc kiểm toán đã kết thúc, đã phát hành báo cáo kiểm toán. Kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán của mỗi KTNN chuyên ngành (khu vực) đều được lập thành báo cáo và thông báo cho đơn vị biết để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Tổng hợp kết quả kiểm tra hàng năm đều được báo cáo Lãnh đạo KTNN và gửi tới các đơn vị để rút kinh nghiệm và có biện pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hồ sơ kiểm toán.

Ngoài công tác kiểm tra hồ sơ kiểm toán phục vụ cho nhiệm vụ quản lý chất lượng kiểm toán, từ năm 2008 Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán được giao nhiệm vụ chủ trì kiểm tra hồ sơ để đánh giá, chấm điểm các cuộc kiểm toán đăng ký chất lượng cao theo Quyết định số 1271/QĐ - KTNN ngày 31/10/2007 của Tổng KTNN ban hành Quy định tiêu chí và thang điểm đánh giá

chất lượng cuộc kiểm toán. Theo quy định đó, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) tổ chức thẩm định và chấm điểm cho từng cuộc kiểm toán, tổng hợp kết quả gửi Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. Vụ Tổng hợp chịu trách nhiệm đánh giá, chấm điểm đối với kế hoạch kiểm toán và báo cáo kiểm toán, gửi Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. Trên cơ sở kết quả đánh giá, chấm điểm của KTNN chuyên ngành (khu vực) và của Vụ Tổng hợp, kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán tổng hợp, đánh giá chấm điểm chung. Kết quả đánh giá, chấm điểm là cơ sở để phân loại chất lượng các cuộc kiểm toán, đề nghị khen thưởng các cuộc kiểm toán đạt chất lượng vàng hàng năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý chất lƣợng kiểm toán của Kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 39 - 46)