kiến tư vấn, góp ý về những khiếm khuyết nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Dưới góc độ của DNKT, một cuộc kiểm toán có CL là khi KTV và DNKT tuân thủ đầy đủ CM nghề nghiệp, tuân thủ các quy trình, các thủ tục do DNKT thiết lập nhằm quản trị rủi ro mà mang lại lợi nhuận. Dưới góc độ người sử dụng BCKT trong xã hội, CLKT được đo lường bởi sự phát hiện các khiếm khuyết trên BCTC, phát hành báo cáo thích hợp nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng về tính trung thực hợp lý của thông tin để họ có thể ra quyết định thích hợp. Vì vậy, phương hướng hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán của KTĐL ở Việt Nam phải nhắm đến thỏa mãn các nội dung này.
4.2.2. Hoàn thiện quản lý chất lượng KT của KTĐL ở Việt Nam trên cơ sở tham khảo có chọn lọc nội dung các quy định về quản lý chất lượng cơ sở tham khảo có chọn lọc nội dung các quy định về quản lý chất lượng
đối với dịch vụ kiểm toán của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới
Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và sự toàn cầu hoá các thị trường tài chính đòi hỏi các quy định liên quan nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam nói chung và hệ thống quản lý chất lượng hoạt động KTĐL nói riêng phải được xây dựng trên cơ sở thông lệ, CM quốc tế hay CM được quốc tế thừa nhận. Điều này giúp các thông tin kinh tế, tài chính được kiểm toán có độ tin cậy cao và được quốc tế thừa nhận. Muốn vậy, quan điểm chung cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng KT của KTĐL ở Việt Nam là tuân thủ các thông lệ chung trên thế giới, từ đó giúp KTĐL hội nhập vào kinh tế quốc tế.
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lƣợng KT của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam toán nhà nƣớc Việt Nam
4.3.1. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch quản lý chất lượng kiểm toán kiểm toán
4.3.1.1. Đối với Kế hoạch kiểm toán năm
KTNN cần bổ sung một số nội dung về quản lý chất lượng kế hoạch kiểm toán năm trong Quy định lập và ban hành kế hoạch kiểm toán năm của KTNN
được ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-KTNN ngày 19/12/2008 của Tổng KTNN.
* Nội dung: tính đúng đắn, chính xác và đầy đủ của các thông tin chủ yếu
về đơn vị dự kiến được kiểm toán, như: tên và các đơn vị trực thuộc, tình hình tài chính, tình hình thanh tra, kiểm tra...; Mục tiêu kiểm toán trọng tâm; Các đơn vị được kiểm toán, nội dung kiểm toán và lý do, tiêu thức lựa chọn; Loại hình kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động; Hình thức kiểm toán: toàn diện hay chuyên đề; Thời kỳ kiểm toán; Khả năng thực hiện (năng lực nhân sự, thời gian, kinh phí, điều kiện khách quan khác).
* Trình tự:
- Các KTV đề xuất với Trưởng phòng về kế hoạch kiểm toán theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các lĩnh vực theo dõi, phụ trách của đơn vị;
- Trưởng phòng tổ chức họp thảo luận trong phòng để quyết định đề xuất kế hoạch kiểm toán;
- Trên cơ sở đề xuất của các phòng và của các Phó Kiểm toán trưởng, Kiểm toán trưởng tổ chức họp Hội đồng cấp Vụ (gồm: lãnh đạo KTNN chuyên ngành (khu vực), các Trưởng phòng) để quyết định đề xuất kế hoạch kiểm toán năm của đơn vị;
- Vụ Tổng hợp tổ chức thẩm định;
- Tổng KTNN triệu tập họp Hội đồng KTNN, gồm: lãnh đạo KTNN; Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực); lãnh đạo Vụ Tổng hợp; Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Phó Văn phòng phụ trách công tác tổng hợp;
- Trên cơ sở kết quả họp của Hội đồng KTNN, Tổng KTNN quyết định dự kiến kế hoạch kiểm toán năm sau, gửi lấy ý kiến các cơ quan liên quan theo quy định;
- Tổng KTNN ban hành kế hoạch kiểm toán theo thẩm quyền.
*Nội dung: việc khảo sát, thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán,
như: hệ thống quản lý nội bộ, tình hình tài chính và các thông tin khác có liên quan; việc đánh giá hệ thống quản lý nội bộ và các thông tin đã thu thập được để xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán và phương pháp kiểm toán thích hợp; nội dung kế hoạch kiểm toán.
Các nội dung trên được cụ thể hoá dưới dạng các câu hỏi chủ yếu sau đây: + Các thông tin thu thập được có đầy đủ và thích hợp không?
+ Tài liệu thu thập từ nguồn nào, bằng phương pháp nào, có đủ tin cậy không?
+ Việc phân tích, đánh giá hệ thống quản lý nội bộ của đơn vị được kiểm toán có phù hợp với các thông tin thu thập được không?
+ Việc đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các vấn đề trọng yếu có dựa trên các thông tin đã thu thập được và đúng đắn, đầy đủ không?
+ KTV được giao nhiệm vụ khảo sát có đủ trình độ, năng lực và phù hợp với yêu cầu không?
+ Kế hoạch kiểm toán có đầy đủ các nội dung theo quy định của KTNN không?
+ Việc xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán có phù hợp và dựa trên các tài liệu đã thu thập được qua khảo sát không?
+ Phương pháp kiểm toán áp dụng có đầy đủ, thích hợp không?
+ Các KTV có đủ tư cách tham gia kiểm toán không (vi phạm Điều 31 của Luật KTNN: trường hợp KTV nhà nước không được thực hiện kiểm toán, như có quan hệ kinh tế, thân nhân với đơn vị được kiểm toán; rủi ro do xung đột lợi ích …)?
+ Số lượng, cơ cấu KTV cho cuộc kiểm toán, trong từng tổ kiểm toán, thời gian thực hiện kiểm toán có phù hợp với đơn vị được kiểm toán, nội dung kiểm toán?
+ Việc phân công nhiệm vụ có bảo đảm nguyên tắc độc lập, khách quan và phù hợp với năng lực, sở trường của KTV không?
+ Tất cả các thành viên đoàn kiểm toán đều hiểu rõ kế hoạch kiểm toán và nhiệm vụ được giao? có đủ kỹ năng, năng lực hoàn thành nhiệm vụ?
+ Thời gian lập kế hoạch kiểm toán có đúng quy định của KTNN không?
*Hoạt động quản lý của các cấp độ quản lý trong giai đoạn này theo trình tự nhƣ sau:
- Kiểm toán trưởng căn cứ vào quy mô, đặc điểm của đơn vị được kiểm
toán để thành lập tổ khảo sát, gồm các KTV có kinh nghiệm kiểm toán, có khả năng phân tích và đánh giá, để khảo sát, thu thập thông tin và lập kế hoạch kiểm toán. Trước khi tiến hành khảo sát ở đơn vị được kiểm toán, Tổ trưởng tổ khảo sát phải xây dựng kế hoạch khảo sát. Kế hoạch khảo sát gồm các nội dung chủ yếu sau: các đơn vị cần khảo sát; thông tin cần khảo sát; các văn bản pháp luật có liên quan đến đối tượng kiểm toán; thời gian khảo sát; phương thức khảo sát (đến đơn vị được kiểm toán, tìm hiểu cơ quan cấp trên, đọc tư liệu…); phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong trong tổ khảo sát phù hợp với năng lực trình độ và sở trường của từng KTV. Kế hoạch khảo sát phải được Kiểm toán trưởng xem xét, phê duyệt; phòng Tổng hợp và Quản lý chất lượng kiểm toán thẩm định, tham mưu cho Kiểm toán trưởng.
- Tổ trưởng tổ khảo sát căn cứ vào kế hoạch khảo sát để hướng dẫn và giám sát các KTV sử dụng các kỹ thuật, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ, việc ghi chép giấy tờ làm việc trong quá trình thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán. Các KTV thực hiện phương pháp chuyên môn để thu thập thông tin, đánh giá hệ thống quản lý nội bộ, xác định trọng yếu, rủi ro kiểm toán; kiểm tra, soát xét lại các bước công việc đã làm, các tài liệu thu thập được để báo cáo Tổ trưởng tổ khảo sát. Tổ trưởng soát xét lại tính đúng đắn, đầy đủ, thích hợp, hợp pháp của các tài liệu và các thông tin mà KTV thu thập được. Từ đó, kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ, phù hợp của những nhận xét, đánh giá về hệ thống quản lý nội bộ đơn vị được kiểm toán so với các thông tin đã thu thập được; lập báo cáo kết quả khảo sát, trên cơ sở đó lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán.
- Kiểm toán trưởngKTNN chuyên ngành (khu vực): Phòng Tổng hợp và
Kiểm soát chất lượng kiểm toán giúp Kiểm toán trưởng thẩm định kế hoạch kiểm toán về việc tuân thủ các quy định của KTNN trong quá trình khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán, mẫu biểu kế hoạch kiểm toán; sự phù hợp của nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán, bố trí nhân sự; tính khả thi của các bước công việc và phương pháp kiểm toán.
Kiểm toán trưởng tổ chức họp xét duyệt kế hoạch kiểm toán, có sự tham gia của Hội đồng cấp Vụ. Tổ trưởng tổ khảo sát phải bảo vệ kế hoạch kiểm toán trước Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực). Trên cơ sở xem xét ý kiến của Hội đồng cấp Vụ, phòng Tổng hợp và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, các Phó kiểm toán trưởng, Kiểm toán trưởng sẽ kết luận về những nội dung trong kế hoạch kiểm toán, đặc biệt là sự phù hợp của phạm vi, trọng yếu kiểm toán, bố trí nhân sự; yêu cầu đoàn kiểm toán sửa chữa những nội dung còn thiếu sót, hạn chế, hoàn chỉnh kế hoạch kiểm toán để trình Lãnh đạo KTNN xét duyệt.
- Các đơn vị quản lý chuyên trách thẩm định việc tuân thủ các chuẩn mực,
quy trình kiểm toán, quy định của KTNN trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, mẫu biểu kế hoạch kiểm toán. Chú trọng kiểm tra, soát xét sâu nội dung kế hoạch kiểm toán trên các khía cạnh: tính phù hợp của mục tiêu, phạm vi, trọng yếu kiểm toán; tính khả thi của nội dung, phương pháp kiểm toán, thời gian tiến
hành cuộc kiểm toán; tính đúng đắn của đánh giá rủi ro kiểm toán. Kết quả thẩm định được lập thành báo cáo, trình Lãnh đạo KTNN.
- Lãnh đạo KTNN tổ chức họp xét duyệt kế hoạch kiểm toán. Đối với các
cuộc kiểm toán quan trọng, quy mô lớn thì Lãnh đạo KTNN phụ trách đơn vị thực hiện kiểm toán sẽ tổ chức họp để xét duyệt kế hoạch kiểm toán. Đối với các cuộc kiểm toán thông thường thì không cần thiết phải tổ chức họp xét duyệt kế hoạch kiểm toán; Lãnh đạo KTNN sẽ duyệt trên cơ sở kết quả thẩm định của các đơn vị quản lý chuyên trách.
- Trưởng đoàn kiểm toán căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được Lãnh
đạo KTNN phê duyệt để tổ chức phổ biến, quán triệt kế hoạch kiểm toán cho các thành viên trong đoàn kiểm toán về mục tiêu, phạm vi, nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán, các trọng yếu, rủi ro kiểm toán, phương pháp kiểm toán, phân chia các tổ kiểm toán... Ngoài việc phổ biến kế hoạch kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ để phổ biến chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán của Nhà nước mà đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ.
4.3.1.3. Đối với kế hoạch kiểm toán chi tiết
- Nội dung chủ yếu của quản lý kế hoạch kiểm toán chi tiết của các tổ kiểm toán là những vấn đề liên quan đến thời gian lập, xét duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết; nội dung, kết cấu kế hoạch kiểm toán chi tiết so với quy định của KTNN; phân công nhiệm vụ cho các KTV; thực thi trách nhiệm kiểm tra, soát xét, xét duyệt của các cấp độ quản lý; phổ biến và hướng dẫn các KTV thực hiện các thủ tục, phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán; việc chấp hành kế hoạch kiểm toán chi tiết được duyệt; việc tuân thủ các quy định về sửa đổi, bổ sung kế hoạch kiểm toán (nếu có).
- Quản lý thực hiện kế hoạch kiểm toán chi tiết có trọng tâm là quản lýcác thủ tục và phương pháp kiểm toán áp dụng cho từng nội dung kiểm toán đã được quy định trong quy trình kiểm toán và xác định cụ thể trong kế hoạch kiểm toán chi tiết tại mỗi đơn vị kiểm toán. KTV khi thực hiện kiểm toán phải tuân thủ các thủ tục, phương pháp kiểm toán đã xác định trong kế hoạch kiểm toán để thu
thập bằng chứng kiểm toán.
Căn cứ vào nội dung ghi chép trong giấy tờ làm việc, nhật ký của KTV, so sánh với những nội dung quy định trong kế hoạch kiểm toán chi tiết, chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy định của KTNN để đánh giá việc tuân thủ các nội dung về thủ tục kiểm toán, phương pháp kiểm toán, ghi chép hồ sơ kiểm toán.
- Kiểm tra, soát xét các bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao
gồm các giấy tờ làm việc của KTV trong quá trình kiểm toán, biên bản xác nhận số liệu giữa KTV và đơn vị được kiểm toán và các tài liệu, ghi chép kế toán, báo cáo tài chính và các thông tin khác có liên quan đến việc hình thành các nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị của KTV. Quản lý bằng chứng kiểm toán thực chất là quản lý tính đầy đủ, hiệu lực của nó; tức là số lượng bằng chứng kiểm toán phải đủ để đưa ra các phát hiện, kết luận kiểm toán, đồng thời các bằng chứng đó phải đáng tin cậy và có liên quan tới mục tiêu kiểm toán.
- Quản lý đạo đức nghề nghiệp của KTV có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Bởi vì đây là giai đoạn KTV trực tiếp tiếp xúc với đơn vị được kiểm toán, tìm kiếm bằng chứng để đưa ra các kết luận kiểm toán, KTV rất dễ bị mua chuộc để đưa ra các kết luận thiếu trung thực, khách quan. Việc quản lý đạo đức KTV dựa trên các quy định pháp luật, mà trực tiếp là Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định của KTNN.
- Kiểm tra việc thực thi trách nhiệm quản lý của Tổ trưởng tổ kiểm toán,
Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng và các cấp độ khác trong giai đoạn thực hiện kiểm toán về: thẩm quyền quản lý; nội dung và phạm vi quản lý; thời gian và chất lượng quản lý; phương pháp quản lý; các ý kiến chỉ đạo, điều hành, xử lý các tình huống trong quá trình kiểm toán…
Ngoài các nội dung trên, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán cũng cần chú trọng kiểm tra việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo, kết luận của cấp trên trong quá trình kiểm toán và đối với các biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán để bảo đảm hiệu lực thực thi các quyết định của các cấp độ quản lý.
* Quản lý chất lượng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán chủ
là nhiệm vụ và trách nhiệm Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán và mỗi KTV để bảo đảm công việc được thực hiện đúng theo các chuẩn mực, nguyên tắc nghề nghiệp và quy định của KTNN.