Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với chính sách, thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 89 - 93)

b) Báo cáo kiểmtoán năm

4.3.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với chính sách, thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán

KTNN cần có cơ chế quy định về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các chính sách, thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN, KTNN chuyên ngành (khu vực) và việc vận dụng, thực hành trên thực tế vào các hoạt động kiểm toán. Việc kiểm tra này sẽ rất hữu ích khi KTNN xây dựng Chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn. Cụ thể:

* Mục đích kiểm tra nhằm xem xét, đánh giá tính tuân thủ, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp của các chính sách, thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán; phát hiện những bất cập, hạn chế, thiếu sót của chính sách, thủ tục để có sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và có giải pháp kịp thời.

* Nội dung kiểm tra: các chính sách, thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN, KTNN chuyên ngành (khu vực) và việc vận dụng, thực hành trên thực tế vào các hoạt động kiểm toán.

* Chu kỳ kiểm tra thường từ 3- 5 năm/ lần tuỳ theo hình thức, mức độ quan trọng của văn bản (Luật, văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản cá biệt do Tổng KTNN ban hành).

* Về đơn vị kiểm tra

- Đối với các chính sách, thủ tục quản lý chất lượng của toàn ngành

Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Tổng hợp, Vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra.

- Đối với các chính sách, thủ tục quản lý chất lượng của KTNN chuyên

ngành (khu vực)

Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) tổ chức kiểm tra.

* Về trình tự, thủ tục kiểm tra

Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo trình tự sau:

- Xác định mục tiêu và lập kế hoạch kiểm tra, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra phải nêu rõ mục đích, đối tượng (danh mục các chính sách, thủ tục; các hoạt động kiểm toán, cuộc kiểm toán, đơn vị được kiểm tra), nội dung, phạm vi và người kiểm tra. Người kiểm tra phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về trình độ, năng lực chuyên môn và hiểu biết pháp luật.Kế hoạch kiểm tra đối với chính sách, thủ tục của KTNN phải được Tổng KTNN phê duyệt trước khi thực hiện.

- Tiến hành kiểm tra:

+ Rà soát và kiểm tra nội dung các chính sách, thủ tục hiện hành của KTNN so với quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán, của INTOSAI, ASOSAI...;

+ Rà soát và kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, thủ tục quản lý chất lượng kiểm toán đối với một số KTNN chuyên ngành (khu vực), một số cuộc kiểm toán, hoạt động kiểm toán khác;

+ Thảo luận các vấn đề phát hiện để xác định, đánh giá những ưu điểm, hiệu lực của chính sách thực hiện trong thực tế; những bất cập, hạn chế của chính sách, thủ tục và vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Các phương pháp kiểm tra thường được sử dụng: phỏng vấn, nghiên cứu

tài liệu, bảng hỏi, khảo sát; tư vấn chuyên gia, thảo luận nhóm.

- Báo cáo kết quả kiểm tra với cấp có thẩm quyền về các phát hiện và kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung của chính sách, thủ tục và những vấn đề

liên quan khác.

Qua 20 năm hoạt động, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã kiến nghị tăng thu, tiết kiệm chi và quản lý qua ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều quan trọng hơn cả là những thành tựu và kết quả hoạt động của KTNN đã khẳng định: KTNN là công cụ quan trọng không thể thiếu được của Nhà nước trong kiểm tra, quản lý các nguồn lực tài chính và tài sản nhà nước, góp phần quan trọng bảo đảm việc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước; xác lập trật tự kỷ cương, bảo đảm minh bạch và công khai trong quản lý kinh tế- tài chính, ngăn ngừa gian lận và tham nhũng.

Với vị thế và vai trò như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán nhà nước luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Bởi vậy, bảo đảm chất lượng kiểm toán vừa là trách nhiệm, vừa là yêu cầu đòi hỏi KTNN phải thường xuyên chú trọng để giữ vững vị thế của mình và niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong những năm qua, KTNN luôn coi trọng và đã có nhiều biện pháp, chính sách để nâng cao chất lượng kiểm toán phục vụ yêu cầu ngày càng cao Quốc hội, Chính phủ. Tuy nhiên, do KTNN mới thành lập, đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, nên hoạt động nói chung và cơ chế quản lý chất lượng kiểm toán nói riêng cũng còn những hạn chế, bất cập nhất định.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)