Các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu chứng khoán và pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 50)

5. Bố cục

2.1.2. Các doanh nghiệp

Đối với thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp giữ vai trò, vị trí rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của thị trường. Các doanh nghiệp có thể tham gia với tư cách là tổ chức phát hành, cung cấp hàng hóa (các chứng khoán) cho thị trường chứng khoán (như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần). Các doanh nghiệp cũng có thể tham gia thị trường chứng khoán với tư cách các tổ chức kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, trung tâm thanh toán và bù trừ chứng khoán, v.v..) hoặc tham gia với tư cách nhà đầu tư chứng khoán.50

Vì vậy, việc nghiên cứu các doanh nghiệp dưới nhiều khía cạnh trong quá trình các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán là hết sức cần thiết. Ở phần này, người viết sẽ đề cập đến vai trò của các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể phát hành.

Các doanh nghiệp là chủ thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Việc thiếu vốn trong kinh doanh, sản xuất, trả lương cho công nhân, mua nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất, v.v., là việc thường thấy trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể giải quyết vấn đề thiếu

47 Khoản 1, Điều 3, Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương và Khoản 1, Điều 2, Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

48 Khoản 2, Điều 3, Thông tư 17/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước.

49 Khoản 3, Điều 3, Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương và Khoản 3, Điều 2, Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

50 Th.s. Nguyễn Văn Nông - Th.s. Nguyễn Thị Hồng Liên: Giáo trình thị trường chứng khoán, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, 2007, trang 68 - 71.

vốn bằng cách vay ngân hàng. Khi đã có thị trường chứng khoán sơ cấp, một cách đơn giản và nhanh chóng là huy động vốn trên thị trường. Phát hành cổ phiếu để mời cộng tác làm ăn, hay phát hành trái phiếu để vay vốn là những cách phổ biến nhất. Hơn nữa, khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất thì doanh nghiệp thường cần đến các khoản vốn lớn và thường phải mất nhiều năm để thu hồi vốn. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng thường ít mặn mà trong việc cho vay. Do vậy, vay dài hạn trên thị trường bằng cách phát hành trái phiếu là cách tối ưu. Mục đích của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp là để: Thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp; tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp; cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp. 51

Sau đây, xin trình bày cụ thể các loại hình doanh nghiệp có thể phát hành các chứng khoán theo pháp ở Việt Nam:

- Công ty cổ phần là một trong những chủ thể chính trong việc cung ứng hàng hóa cho thị trường chứng khoán do có quyền phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu. Các loại chứng khoán mà công ty cổ phần có quyền phát hành là: cổ phần phổ thông (được thể hiện dưới hình thức là cổ phiếu) và cổ phần ưu đãi (được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu ưu đãi); các loại trái phiếu: trái phiếu thường, trái phiếu chuyển đổi.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần.52

- Các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của nhà nước thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ sẽ được phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và loại trái phiếu này sẽ được Chính phủ bảo lãnh thanh toán.53 Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ gồm có:54

51 Điều 3, Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

52 Khoản 2, Điều 3, Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.

53 Xem Khoản 2, Điều 2, Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

54

Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ bao gồm: 55

+ Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

+ Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan.

+ Chương trình, dự án được tài trợ bằng khoản vay thương mại gắn với nguồn vốn ODA dưới dạng tín dụng hỗn hợp.

Thứ hai, Ngân hàng chính sách của Nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước.

Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là để đầu tư cho các công trình, dự án sau: Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm cả phương án tái cơ cấu nợ của các chương trình, dự án này; chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được nhà nước khuyến khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.56

Các doanh nghiệp có thể phát hành các chứng khoán dưới hình thức phát hành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng.

55 Xem Điều 33, Luật Quản lý nợ công năm 2009.

56 Khoản 1, Điều 4, Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu chứng khoán và pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 50)