Phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu chứng khoán và pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 70)

5. Bố cục

2.4.2. Phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương

Hằng năm, trước ngày 31/12, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhu cầu phát hành trái phiếu thực hiện việc xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương trong năm gửi Bội Tài chính. Trong kế hoạch này phải giải thích chi tiết về nhu cầu vốn phát hành, mục đích sử dụng sau khi huy động, dự kiến thời gian phát hành, v.v..

Điều kiện phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương như sau:84

+ Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; hoặc các dự án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định có khả năng hoàn vốn. Các dự án này phải hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

+ Có đề án phát hành trái phiếu đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.

+ Tổng số vốn huy động tối đa bằng phát hành trái phiếu phải nằm trong hạn mức dư nợ từ nguồn vốn huy động hàng năm của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

+ Đối với các dự án được xác định là có khả năng hoàn vốn, tổng giá trị vốn vay, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu, để đầu tư vào một dự án không vượt quá tám mươi phần trăm tổng mức đầu tư của dự án đó.

Như vậy, về điều kiện phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương (gọi chung là trái phiếu của Nhà nước phát hành) so với trái phiếu doanh nghiệp: ta thấy rằng muốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì chủ thể phát hành phải đáp ứng được các điều kiện như đã trình bày ở bảng trên. Còn về trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương, do đặc thù của mình nên chúng được phát hành theo mục đích, kế hoạch, đề án cụ thể do cơ quan phụ trách chuyên môn về tài chính soạn thảo và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là sự khác nhau cơ bản trong điều kiện phát hành các trái phiếu của Nhà nước so với trái phiếu doanh nghiệp. Cả hai loại trái phiếu này đều có thể phát hành theo

84 Điều 24, Nghị định 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 01 năm 2011 về việc Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

phương thức riêng lẻ hoặc trực tiếp với các phương thức phát hành như: bán lẻ, đại lý, đấu thầu, bảo lãnh phát hành. Trong đó, phương pháp đấu thầu được ưu tiên hơn cả.

Một phần của tài liệu chứng khoán và pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)