Phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu chứng khoán và pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 75)

5. Bố cục

2.5.2.2. Phát hành trái phiếu

Năm 2013 được xem là một năm sôi động với thị trường trái phiếu Việt Nam. Tổng lượng trái phiếu phát hành trong năm qua vượt tổng lượng phát hành giai đoạn 2006 - 2010. Lãi suất phát hành dao động khoảng từ 10%/năm đến 15%/năm, tập trung chủ yếu ở mức kỳ hạn 2 - 5 năm.

Về trái phiếu Chính phủ, con số 654.493 tỷ đồng là tổng số huy động thành công qua phát hành sơ cấp, trong đó Kho bạc Nhà nước huy động được 513.292 tỷ đồng, gấp 13,36 lần so với giai đoạn 2000 - 2008 (38.500 tỷ đồng). Đặc biệt trong giai đoạn 2012 - 2013, sau khi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (nơi giao dịch trái phiếu Chính phủ) đưa vào vận hành hệ thống đấu thầu điện tử, thị trường sơ cấp đã có những bước phát triển nhảy vọt. Giá trị huy động qua đấu thầu tăng mạnh từ mức 28.317 tỷ đồng (năm 2010) lên mức 167.589 tỷ đồng (năm 2012) và 194.000 tỷ đồng (năm 2013).87

Mới đây, ngày 07/11/2014, Bộ Tài chính cũng đã phát hành thành công trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế kỳ hạn 10 năm với khối lượng 1 tỷ đôla Mỹ. Đợt chào phát hành này có 437 nhà đầu tư đăng ký mua với mức lãi suất cố định 4,8%/năm và diễn ra đồng thời với giao dịch hoán đổi hai trái phiếu Chính phủ đã phát hành ra thị trường vốn quốc tế trước đó đến hạn thanh toán vào năm 2015 và 2020. Trong đó, hơn 600 triệu USD hoán đổi cho các nhà đầu tư đã mua trái phiếu có thời gian đáo hạn vào năm 2015 và 2020, còn lại hơn 300 triệu USD sẽ phân bổ cho các dự án đầu tư phát triển. Thông qua đợt phát hành này, cho thấy

87Xem Trang Thông tin điện tử Tạp chí Tài chính: Thị trường chứng khoán Việt Nam qua những sự kiện, con số, http://www.tapchitaichinh.vn/Chung-khoan/Thi-truong-trai-phieu-chinh-phu-qua-nhung-su-kien-con- so/54408.tctc, [truy cập ngày 13-10-2014].

Chính phủ đã rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ trái phiếu để hoán đổi, cơ cấu lại các khoản nợ theo hướng kéo dài thời gian và áp lực trả trong bối cảnh nợ công nước ta đang tăng nhanh. Từ đó, tạo thêm thời gian và vốn để nước ta đầu tư phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phục hồi và phát triển. Như vậy, qua đợt phát hành ta có thể thấy rõ vai trò của trái phiếu Chính phủ nói riêng cũng như chứng khoán nói chung. Nếu vận dụng hợp lý, chúng sẽ là công cụ vô cùng đắc lực để huy động vốn, thực hiện các mục tiêu kinh tế.

Về trái phiếu doanh nghiệp, tổng lượng phát hành trong nước năm 2013 đạt 37.600 tỷ đồng với lãi suất phát hành cao nhất là 15,5%/năm và thấp nhất là 9,8%/năm. Báo cáo theo dõi trái phiếu Châu Á mới nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng cho thấy trong năm 2013 Việt Nam vẫn là thị trường trái phiếu có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 25 tỉ USD.88

Tóm lại, có thể nói sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn từ phát hành chứng khoán năm 2013 và trong hơn mười tháng đầu năm 2014 sau khoảng thời gian sụt giảm liên tục là một dấu hiệu lạc quan cho hoạt động phát hành cuối năm 2014 và những năm tiếp theo. Sự tăng trưởng không chỉ tập trung vào số lượng mà còn là sự cải thiện về chất lượng của các sản phẩm hàng hóa chứng khoán được chào bán cũng như cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường. Bên cạnh đó, các chính sách vĩ mô đã tạo điều kiện cho các công ty chủ động hơn trong việc cơ cấu và tìm kiếm nguồn vốn. Từ đó, dòng vốn trên thị trường sẽ được dịch chuyển đến những doanh nghiệp thực sự có nhu cầu, hướng tới một thị trường vốn hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu chứng khoán và pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 74 - 75)