Đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng

Một phần của tài liệu chứng khoán và pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 65)

5. Bố cục

2.3.2.1. Đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng

Việc chào bán chứng khoán ra công chúng liên quan đến lợi ích của công chúng đầu tư, vì vậy, trước khi thực hiện, tổ chức phát hành phải đăng ký việc chào bán với Ủy ban chứng khoán nhà nước thì mới được tổ chức thực hiện. Đây là bước khởi đầu mà bất cứ chủ thể nào muốn phát hành chứng khoán ra công chúng đều phải trải qua và là dấu hiệu đặc trưng cho phép phân biệt chào bán chứng khoán ra công chúng và chào bán riêng lẻ. Tuy nhiên, cũng có hững trường hợp ngoại lệ mà chủ thể phát hành chứng khoán ra công chúng được miễn việc đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng, đó là: chào bán trái phiếu của Chính phủ Việt Nam; chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận; chào bán cổ phiếu ra công chúng của doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần; việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Toà án hoặc việc bán chứng khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong các trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.72

Để thực hiện việc đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành phải lập Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng gửi Ủy ban

71

Khoản 4, Điều 12, Luật Chứng khoán năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010. Các điều kiện đặc thù này được quy định tại các điều từ Điều 12 đến Điều 21 và 23 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 07 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

72

chứng khoán nhà nước. Tùy thuộc vào loại chứng khoán sẽ phát hành mà chủ thể phát hành phải hoàn tất những bộ hồ sơ khác nhau.73

Với cổ phiếu thì hồ sơ gồm: giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng; bản cáo bạch; điều lệ của tổ chức phát hành; Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được và cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức; cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

Với trái phiếu: hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng cũng gần tương tự như hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng nhưng khác ở hai điểm:

+ Thứ nhất, thay vì có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành thì tổ chức phát hành trái phiếu cần có quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoa Chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

+ Thứ hai, phải có thêm cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.

Với chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán: do hoạt động đặc thù của quỹ đầu tư chứng khoán hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng gồm: giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng; bản cáo bạch; dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán; hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

Một trong những tài liệu không thể thiếu và có thể coi là quan trọng nhất trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng là Bản cáo bạch bởi nó sẽ cung cấp mọi thông tin của tổ chức phát hành. Nó giống như lý lịch của tổ chức phát hành chứng khoán, phản ánh tất cả tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy và kế hoạch sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành. Bản cáo bạch là tài liệu chủ yếu để nhà đầu tư tham khảo nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào chứng khoán của tổ chức đó. Việc đưa trực tiếp Bản cáo bạch vào trong quy định nhằm xây dựng một thị trường chứng khoán lành mạnh, công khai, minh bạch,

73

giúp đáp ứng đầy đủ các thông tin về từng tổ chức chào bán nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Đồng thời, cũng quy định rõ về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ chào bán, đảm bảo cho nhà đầu tư yên tâm về lợi ích hợp pháp của họ.

Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành. Nội dung Bản cáo bạch được quy định rất chi tiết đối với việc chào bán từng loại chứng khoán, cụ thể như sau:74

Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau:

+ Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và cơ cấu cổ đông (nếu có);

+ Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán;

+ Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất theo quy định;

+ Các thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy ủy quyền.

Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau:

+ Loại hình và quy mô quỹ đầu tư chứng khoán;

74

+ Mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư, phương pháp và quy trình đầu tư, hạn chế đầu tư, các yếu tố rủi ro của quỹ đầu tư chứng khoán;

+ Tóm tắt các nội dung cơ bản của dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán; + Phương án phát hành chứng chỉ quỹ và các thông tin hướng dẫn tham gia đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán;

+ Thông tin tóm tắt về công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám sát và quy định về giao dịch với người có liên quan của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát;

+ Các thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.

Bản cáo bạch phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy uỷ quyền.

Hồ sơ đăng ký chào bán được gửi tới Ủy ban chứng khoán nhà nước và tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ.75 Trong thời gian hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đang được xem xét, tổ chức phát hành có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.76

Một phần của tài liệu chứng khoán và pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 65)