Tình hình các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành chứng

Một phần của tài liệu chứng khoán và pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 70 - 72)

5. Bố cục

2.5.1. Tình hình các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành chứng

khoán

Điểm qua tình hình các văn bản liên quan đến việc phát hành ở thời điểm hiện tại như sau:

Tại Chương II Luật Chứng khoán có quy định chung về Chào bán chứng khoán với phương thức Chào bán riêng lẻ và Chào bán ra công chúng. Tiếp đó, trong Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán có quy định về việc Chào bán cổ phiếu riêng lẻ và Chào bán Chứng khoán ra công chúng. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được quy định tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ. Riêng về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương thì được quy định trong Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ. Nghị định này cũng có một số Thông tư hướng dẫn như: Thông tư 17/2012/TT- BTC ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước, Thông tư 34/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài Chính về việc Hướng dẫn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Thông tư 167/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số Thông tư 34/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2012 Hướng dẫn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Như vậy, sau khi điểm qua sơ lược có rất nhiều văn bản điều chỉnh việc phát hành chứng khoán nhưng tựu chung lại các văn bản này hướng cũng đều hướng đến hai vấn đề lớn là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng đối với các loại chứng khoán theo hướng quy định chung của Luật Chứng khoán. Trong đó, tùy từng loại chứng khoán lại có quy định riêng về phát hành trong nước, phát hành thị trường quốc tế và phát hành của tổ chức nước ngoài tai Việt Nam.

Sau đây, điểm qua những dấu nhấn trong nỗ lực hoàn thiện và đồng bộ các văn bản pháp luật về phát hành chứng khoán:85

Về tăng cường tính minh bạch của thị trường chứng khoán, ngày 04/05/2012 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 52/2012/TT-BTC Hướng dẫn công bố thông tin. Thông tư này thay thế cho Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính, theo đó phạm vi công bố thông tin được mở rộng cả đối với công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Thông tư 52 đã hướng tới việc hoàn thiện phương thức và cơ chế công bố thông tin theo quy mô về vốn và số lượng cổ đông của công ty đại chúng. Tất cả các công ty đại chúng quy mô lớn (có vốn điều lệ thực góp từ 120 tỷ đồng trở lên được xác định tại Báo cáo tài chính năm gần nhất có kiểm toán hoặc theo kết quả phát hành gần nhất và có số lượng cổ đông không thấp hơn 300 cổ đông tính tại thời điểm chốt danh sách cổ đông tại Trung tâm lưu ký chứng khoán vào ngày 31 tháng 12 hàng năm theo danh sách của Ủy ban chứng khoán nhà nước công bố) đều phải có nghĩa vụ thực hiện công bố thông tin như các công ty niêm yết. Thông tư 52 cũng bổ sung thêm nhiều nội dung phải công bố thông tin bất thường như hoạt động mua cổ phiếu quỹ, hoạt động chào mua công khai, các ý kiến kiểm toán ngoại trừ, các thông tin về trả cổ tức, chia tách, sáp nhập, các thay đổi về sử dụng vốn. Ngày 25/09/2013, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã đưa vào vận hành Hệ thống công bố thông tin điện tử (IDS). Đây là một hệ thống tiếp nhận các thông tin và báo cáo trực tuyến từ các công ty đại chúng. Công cụ này góp phần đảm bảo tính kịp thời, chính xác và minh bạch trong việc công bố thông tin của các công ty đại chúng. Đồng thời IDS cũng tạo ra một kênh thông tin chính thống giúp các nhà đầu tư trên thị trường dễ dàng và thuận lợi trong việc thu thập dữ liệu liên quan đến các hàng hóa chứng khoán trên thị trường.

Bên cạnh đó, trong năm vừa rồi, các tiêu chuẩn niêm yết cũng được nâng cao nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường. Cụ thể, Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 20/07/2012, theo đó, tiêu chuẩn niêm yết về vốn tối thiểu đối với các công ty đại chúng là 80 tỷ đồng trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và 120 tỷ đồng trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh; Tiêu chuẩn về lãi có bổ sung yêu cầu không có lỗ lũy kế và chỉ tiêu lãi trên vốn chủ sở hữu phải tối thiểu 5%. Các quy định này đã tạo cơ sở

85 Xem Trang thông tin điện tử Ủy ban chứng khoán Nhà nước: Hoạt động chào bán và phát hành chứng khoán năm 2013-Nhiều dấu hiệu lạc quan, http://ssc.gov.vn/ubck/htfileservlet;j sessionid...?id=564667, [truy cập ngày 13-10-2014].

quan trọng để sắp xếp lại và nâng cao chất lượng của các công ty niêm yết theo Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, trong lĩnh vực chào bán cổ phiếu ra công chúng, Thông tư 204/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng bổ sung thêm yêu cầu về việc lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông thông qua nội dung phương án chào bán, trong đó nội dung tờ trình Đại hội đồng cổ đông phải giải trình chi tiết hơn về giá phát hành cổ phiếu. Bên cạnh đó, khi thay đổi phương án sử dụng vốn, công ty phải công bố thông tin và phải đưa ra cuộc họp tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất. Các quy định mới về việc phát hành này hướng tới việc nâng cao hơn nữa vai trò giám sát của Đại hội đồng cổ đông các công ty đại chúng đối với việc phát hành và sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành của công ty đại chúng. Thêm nữa, một số phương thức chào bán ra công chúng mới, trong đó có phát hành cổ phiếu hoán đổi đã được hướng dẫn cụ thể tại các văn bản pháp luật trên để đáp ứng cácyêu cầu khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn bởi ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế. Đến nay nhiều công ty đại chúng tích cực chủ động cơ cấu lại nguồn vốn thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu hoán đổi đã phần nào thể hiện được vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc định hướng thị trường, tháo gỡ vướng mắc pháp lý để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cơ cấu lại tình hình tài chính trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.

Những tác động của việc thay đổi, bổ sung các quy định liên quan đến chào bán ra công chúng và niêm yết cổ phiếu đã được thấy rõ. Năm 2012, số lượng các doanh nghiệp hủy niêm yết là 21 công ty với các lý do như: lỗ 3 năm liên tiếp, không thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định hoặc hủy niêm yết tự nguyện để tái cấu trúc công ty và để thực hiện giải thể công ty. Trong sáu tháng đầu năm 2013 cũng có tới 21 công ty hủy niêm yết với những lý do tương tự và tính đến hết năm 2013 đã có 37 doanh nghiệp hủy niêm yết trên cả hai sàn. Kết quả từ những thay đổi này đã góp phần quan trọng nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư vào chất lượng của các chứng khoán trên thị trường hiện nay. Từ đó, tạo ra sức mua mới trên thị trường, góp phần vào sự tăng trưởng của hoạt động chào bán và phát hành chứng khoán trong năm 2013.

Một phần của tài liệu chứng khoán và pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 70 - 72)