5. Bố cục
2.1.1. Chính phủ và Chính quyền địa phương
Như đã phân tích ở Chương 1, trái phiếu gồm có trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm và mục đích phát hành từng loại trái phiếu, pháp luật quy định những chủ thể khác nhau có thể phát hành những loại trái phiếu này. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính quyền địa phương là một phương án thường được áp dụng khi cần huy động vốn cho nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Một cách tổng quát, Chính phủ sẽ chủ trì việc phát hành trái phiếu Chính phủ để bổ sung cho ngân sách trung ương; còn ở địa phương, Chính quyền địa phương sẽ chủ trì việc phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương để bổ sung cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, không
thể tùy tiện phát hành các trái phiếu này mà phải căn cứ vào từng thời kỳ, dựa trên các nguyên tắc, điều kiện nhất định và phải có kế hoạch, đề án cụ thể.45
Mục đích của việc phát hành các trái phiếu để huy động vốn là nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách, thực hiện chính sách của nhà nước. Cụ thể, trái phiếu Chính phủ được phát hành cho các mục đích: đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu ngắn hạn; cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ; cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật; các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Còn trái phiếu Chính quyền địa phương được phát hành cho các mục đích: đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương.46
Có thể nói, Chính phủ và Chính quyền địa phương là một trong những chủ thể phát hành nhiều nhất của thị trường vốn. Điều này là dễ hiểu vì không phải lúc nào Chính phủ cũng có thể bù đắp sự thiếu hụt vốn xảy ra khá thường xuyên trong chi tiêu của mình bằng cách yêu cầu Ngân hàng Nhà nước in tiền mặt. Cho nên vay của nhân dân trên thị trường sơ cấp là cách làm phổ biến nhất. Đồng thời, xây dựng thị trường trái phiếu Chính phủ hoàn hảo sẽ cung cấp một đường lãi suất chuẩn cho thị trường chứng khoán. Do vậy, việc phát hành trái phiếu Chính phủ không chỉ đơn thuần căn cứ vào nhu cầu vay nợ của ngân sách mà còn được hoạch định trên quan điểm kinh tế vĩ mô nhằm vừa phát triển thị trường tài chính, vừa nhằm quản lý có hiệu quả việc vay nợ của nhà nước, góp phần kiềm chế lạm phát và thực hiện chiến lược kinh tế của Chính phủ.
Như vậy, Chính phủ và Chính quyền địa phương sẽ chủ trì việc phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính quyền địa phương. Tuy vậy, họ không trực tiếp làm điều này mà thường ủy quyền cho một cơ quan nhất định. Ở Trung ương, chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ là Bộ Tài chính để huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi
45 Xem Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.
46 Khoản 1, Điều 4, Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương và Khoản 3, Điều 4, Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.
đầu tư của nhà nước.47 Tuy nhiên, Bộ Tài chính sẽ không trực tiếp thực hiện việc này mà ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành trái phiếu.48 Ở địa phương, chủ thể phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.49 Việc phát hành này có thể tiến hành dưới hình thức phát hành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng.
Tóm lại, ở Việt Nam, Bộ Tài chính thông qua Kho bạc Nhà nước là chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương.