5. Bố cục
2.5.2.3. Phát hành chứng chỉ quỹ
Thị trường chứng khoán ở nước ta đã trải qua hơn 15 năm phát triển với sự lớn mạnh nhất định và đó cũng là cơ sở, nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động phát hành chứng chỉ quỹ có phần kém sôi động hơn so với việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu bởi ngành quỹ của Việc Nam cũng chỉ bắt đầu hình thành trong khoảng 10 năm trở lại đây với tốc độ phát triển còn chậm. Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận những đóng góp của các quỹ đầu tư cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Bởi đã có những quỹ
88Xem Trang thông tin điện tử Câu lạc bộ Chứng khoán Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh:
Sôi động thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam năm 2013, http://scue.vn/scue4.0/ki%E1%BA%BFn- th%E1%BB%A9c/ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-chung/soi-dong-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep -viet-nam-2013.html, [truy cập ngày 13-10-2014].
đầu tư đã dần khẳng định được vị trí của mình như: Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1), Quỹ Y tế Bản Việt của Công ty quản lý quỹ Bản Việt, Quỹ VIEF của Công ty quản lý quỹ Công nghiệp và năng lượng Việt Nam, v.v.. Đến năm 2012, nước ta chỉ có 24 quỹ đầu tư chứng khoán đang hoạt động, quy mô cũng như tính đa dạng các sản phẩm quỹ còn hạn chế so với tiềm năng của thị trường.89
Đồng thời bản thân các quỹ đầu tư chứng khoán trong quá trình tồn tại vẫn chưa phát huy được vai trò thu hút vốn đầu tư, dẫn dắt các nhà đầu tư cá nhân và đóng góp vào sự ổn định trong hoạt động của thị trường chứng khoán. Vì vậy, muốn phát triển chứng chỉ quỹ cần phải dựa vào thực trạng để có những giải pháp phù hợp, vấn đề này sẽ được trình bày ở nội dung sau.
2.5.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc phát hành chứng khoán
2.5.3.1. Thuận lợi
Chào bán riêng lẻ
Hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ là một kênh huy động vốn hiệu quả, linh hoạt. Nó giúp cho các tổ chức phát hành quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được các điều kiện tài chính và các chế độ công bố thông tin, v.v., có thể huy động được nguồn vốn đầu tư.
Thông qua chào bán chứng khoán riêng lẻ tổ chức phát hành sẽ tăng quy mô, hiệu quả sử dụng vốn, mở rộng sản xuất hay chuyển đổi được loại hình với việc có được nguồn vốn trung và dài hạn ổn định. Hoạt động này cũng góp phần thúc đẩy doanh nghiệp tự hoàn thiện mình trong việc thực hiện tốt hơn chế độ tài chính, kế toán, công bố thông tin, v.v.. Từ đó, doanh nghiệp từng bước đáp ứng những điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng và niêm yết trên thị trường tập trung.
Chào bán chứng khoán ra công chúng
Chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty có thể cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
89 Xem TS. Nguyễn Thu Thủy, Kinh nghiệm phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở một số nước và bài học đối với Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương, 2012.
Chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh.
Chào bán chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình.
Khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng. Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các cổ đông có thể có kinh nghiệm về quản lý nhưng không trực tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành công ty.
Chào bán chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo này phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý quy định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác.
2.5.3.2. Khó khăn
Chào bán riêng lẻ
Việc chào bán chứng khoán riêng lẻ thường huy động được nguồn vốn không lớn và thường chịu nhiều quy định ràng buộc của Luật Doanh nghiệp cũng như các quy định có liên quan và chủ yếu là để thành lập hay chuyển đổi doanh nghiệp. Do đó, quy mô doanh nghiệp khó có thể được mở rộng trong thời gian ngắn.
Chào bán chứng khoán ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thâu tóm công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.
Chi phí chào bán chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8 - 10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết, v.v.. Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phải chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ.
Công ty chào bán chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi. Đồng thời, đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng.
2.6. Định hƣớng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
2.6.1. Định hướng để hoàn thiện pháp luật về phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, đặc biệt sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã nhận định con đường phát triển của Việt Nam là chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các Nghị quyết của các Đại hội VII, VIII, IX tiếp tục khẳng định về phương hướng, các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chú trọng phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng như thị trường chứng khoán. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “thực hiện các biện pháp đồng bộ để phát triển nhanh TTCK thành một kênh huy động vốn dài hạn quan trọng trong nền kinh tế...hình thành đồng bộ các thể chế của TTCK, tăng cường hỗ trợ của Nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phổ cập kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng đầu tư tham gia thị trường này.” Tiếp nối tư tưởng này, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng coi: “Hoàn thiện thể chế bảo đảm phát triển lành
mạnh thị trường chứng khoán, tăng tính minh bạch của thị trường; chống các giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loạn thị trường, làm cho thị trường này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển” là một trong những việc làm cần thiết để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thể chế hóa quan điểm chỉ đạo trên trong Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 đã khẳng định: “Tiếp tục kiên trì kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị sức mua đồng tiền. Thực hiện chính sách tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát để bảo đảm tương thích giữa tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng dư nợ tín dụng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng. Giảm dần tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng, đẩy mạnh kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán và các định chế tài chính khác.”
Như vậy, đây là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình quản lý và xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. Hoàn thiện pháp luật về thị trường chứng khoán nói chung và pháp luật về phát hành chứng khoán nói riêng cần dựa trên những tư tưởng quan trọng này góp phần phát triển nhanh và đồng bộ thị trường chứng Việt Nam, tạo ra kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Trong đó, phát hành các chứng khoán là một vấn đề quan trọng bởi nó là cầu nối giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp. Một thị trường chỉ thực sự hấp dẫn khi có nguồn cung hàng hóa (chứng khoán) dồi dào và có sự ổn định, hợp lý thông qua các đợt phát hành.
2.6.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về phát hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Các định hướng phát triển hoạt động phát hành các chứng khoán đã được nêu rõ như trên. Để hoàn thiện được việc này, cần một thời gian hợp lý với những kế hoạch, đề án cụ thể. Vấn đề này được thể hiện trong Chiến lược phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.90 Liên quan đến nội dung này, trên cơ sở các nghiên cứu của mình, người viết xin đưa ra một số giải pháp dưới đây để góp phần hoàn thiện hoạt động phát hành chứng khoán.
90 Xem Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
2.6.2.1. Đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Như đã biết, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là vấn đề đã được đề cập đến nhiều năm nay và là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Chủ trương này nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.91 Tuy nhiên, mặc dù đã có những văn bản pháp luật quy định và kế hoạch chuyển đổi cụ thể cho từng thời kỳ nhưng quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu vẫn còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Theo số liệu từ báo Đầu tư - cơ quan thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì trong 15 năm từ 1998 đến 2013, đã có 3959 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Trong đó, giai đoạn từ năm 2003 - 2006, đã cổ phần hóa được 2649 doanh nghiệp và đây cũng là quãng thời gian kinh tế bùng nổ, chỉ số chứng khoán VN Index đạt đỉnh. Sau đó, từ năm 2007 đến năm 2013 chỉ cổ phần hóa được 320 doanh nghiệp, một con số khá khiêm tốn so với giai đoạn trước đó bởi đây là quãng thời gian kinh tế sụt giảm, các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành phải đối mặt với tình trạng thua lỗ, tổn thất về mặt tài chính, đồng thời chỉ số chứng khoán cũng giảm sút. Qua phân tích cho thấy, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng có tác động lớn đến thị trường chứng khoán bởi khi đó các cổ phiếu mới sẽ được phát hành, góp phần làm đa dạng thêm chủng loại hàng hóa trên thị trường. Và như đã biết, khi thị trường đã có nhiều cổ phiếu - một loại hàng hóa thông dụng và quan trọng bậc nhất thì sẽ tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho các nhà đầu tư, từ đó thu hút được nguồn vốn lớn phục vụ đầu tư sản xuất, phát triển nền kinh tế nếu nền kinh tế cũng đang trong giai đoạn phát triển ổn định. Hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đã bắt đầu đi vào hồi phục và phát triển trở lại thì việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ thổi một làn gió mới vào thị trường khoán nói riêng cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung.
Thật vậy, sau giai đoạn kinh tế sụt giảm, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh trở lại với kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp trong 2
91 Điều 1, Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Chính phủ về Chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
năm 2014 - 2015 trong tổng số 1309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước còn lại kể từ sau năm 2011. Tuy nhiên, trong mười tháng đầu năm 2014, chỉ mới có 75 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa mặc dù cũng đã có nhiều doanh nghiệp thành lập được Ban chỉ đạo cổ phần hóa. Con số này là khá ít so với mục tiêu đặt ra và để thực hiện được mục tiêu này là điều không dễ. Chính vì vậy, việc chỉ ra những nguyên nhân để từ đó khắc phục những khó khăn, rào cản trong thực hiện cổ phần hóa là điều hết sức quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo quy định.92
Do đó, muốn đạt được mục tiêu trên để góp phần đa dạng hàng hóa, tạo động lực phát triển thị trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung thì cần phải có những giải pháp cụ thể trên cơ sở những rào cản đã được tìm ra:93
Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo, tổ chức quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Kết luận của Đảng và các cơ chế, chính sách pháp luật có liên quan của Nhà nước về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06 tháng 03 năm