MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện bạch mai (Trang 63)

3.4.1. Giới tính và tuổi

Bảng 3.20. Liên quan giữa kiểm soát glucose máu, HbA1c và giới

Giới Đặc điểm Nam Nữ n % n % Glucose máu đói Đạt 96 71,6 99 65,1 Chưa đạt 38 28,4 53 34,9 P > 0,05 HbA1c Đạt 98 73,1 90 59,2 Chưa đạt 36 26,9 62 40,8 P > 0,05 Nhận xét:

Không có sự khác biệt về sự kiểm soát glucose máu lúc đói và HbA1c giữa 2 nhóm BN nam và nữ.

Bảng 3.21. Liên quan kiểm soát glucose máu, HbA1c và tuổi Nhóm tuổi Đặc điểm < 40 41-50 51-60 61-70 > 70 n % n % n % n % n % Glucose máu đói Đạt 20 60,6 52 59,8 59 59 37 75,5 11 64,7 Chưa đạt 13 39,4 35 40,2 41 41 12 24,5 6 35,3 p > 0,05 HbA1c Đạt 21 63,6 58 66,7 66 66 34 69,4 9 52,9 Chưa đạt 12 36,4 29 33,3 34 34 15 30,6 8 47,1 p > 0,05 Nhận xét:

Không có sự khác biệt về mức độ kiểm soát glucose máu và HbA1c giữa các nhóm tuổi.

3.4.2. Thời gian bị bệnh

Bảng 3.22. Liên quan kiểm soát glucose máu, HbA1c và thời gian bị bệnh

Tg bị bệnh Đặc điểm ≤ 1 2-5 6-10 > 10 n % n % n % n % Glucose máu đói Đạt 86 82,7 87 60,4 11 45,8 7 50 Chưa đạt 18 17,3 57 39,6 13 54,2 7 50 p < 0,05 HbA1c Đạt 73 70,2 97 67,4 9 37,5 8 57,1 Chưa đạt 31 29,8 47 32,6 15 62,5 6 42,9 p < 0,05 Nhận xét

Có sự khác biệt về mức độ kiểm soát glucose máu và HbA1c với thời gian bị bệnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

3.4.3. Tuân thủ chế độ điều trị

Bảng 3.23. Liên quan kiểm soát glucose máu, HbA1c và tuân thủ chế độ ăn

Chế độ ăn Đặc điểm

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Ko bao giờ

n % n % n % Glucose máu đói Đạt 193 69,7 2 40 0 0 Chưa đạt 84 30,3 3 60 4 100 P < 0,05 HbA1c Đạt 186 67,1 2 40 0 0 Chưa đạt 91 32,9 3 60 4 100 P < 0,05 Nhận xét:

Có sự khác biệt về mức độ kiểm soát glucose máu và HbA1c với sự tuân thủ về chế độ ăn với P < 0,05.

Bảng 3.24. Liên quan kiểm soát glucose máu, HbA1c và tập luyện

Tập luyện Đặc điểm Ko t.xuyên < 3 l/tuần 3-4 lần/tuần ≥ 5 lần/tuần n % n % n % n % Glucose máu đói Đạt 0 0 0 0 0 0 195 69,4 Chưa đạt 2 100 1 100 2 100 86 30,6 p < 0,05 HbA1c Đạt 0 0 0 0 0 0 188 66,9 Chưa đạt 2 100 1 100 2 100 93 33,1 p < 0,05

Nhận xét: Có sự khác biệt về mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói, HbA1c và chế độ luyện tập với P < 0,05.

3.4.4. Nghề nghiệp và trình độ học vấn cao nhất

Bảng 3.25. Liên quan kiểm soát glucose máu, HbA1c và nghề nghiệp

Nghề nghiệp Đặc điểm

Nội trợ CV toàn thời gian

Cv bán

thời gian Nghỉ hưu

n % n % n % n % Glucose máu đói Đạt 18 56,2 95 69,3 2 100 80 69,6 Chưa đạt 14 43,8 42 30,7 0 0 35 30,4 p > 0,05 HbA1c Đạt 16 50 95 69,3 2 100 80 69,6 Chưa đạt 16 50 42 30,7 0 0 35 30,4 p > 0,05 Nhận xét:

Không có sự khác biệt về mức độ kiểm soát glucose máu, HbA1c giữa các nghề nghiệp khác nhau.

Bảng 3.26. Liên quan kiểm soát glucose máu, HbA1c và trình độ học vấn cao nhất

TĐ học vấn Đặc điểm ĐH và sau ĐH THPT THCS Tiểu học, mù chữ n % n % n % n, % % Glucose máu đói Đạt 50 75,8 79 63,2 61 71,8 5 50 Chưa đạt 16 24,2 46 36,8 24 28,2 5 50 p > 0,05 HbA1c Đạt 42 63,6 82 65,6 58 68,2 6 60 Chưa đạt 24 36,4 43 34,4 27 32,8 4 40 p > 0,05 Nhận xét:

Không có sư khác biệt về mức kiểm soát glucose máu lúc đói, HbA1c giữa các trình độ học vấn khác nhau.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Giới 4.1.1. Giới 4.1.1. Giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nữ chiếm tỷ lệ 52,3%, nhiều hơn tỷ lệ nam (47,7%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi giống như nghiên cứu của Tạ Văn Bình [10] tỷ lệ nữ là 51,2% và nam là 48,8%. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với một số nghiên cứu khác: Bế Thu Hà [45] tỷ lệ nam là 49,7%, nữ là 50,3%, nghiên cứu đánh giá yếu tố nguy cơ tại 7 nước châu Á 2009 [46]: tỷ lệ nam là 46,1%, nữ là 53,9%.

Một số nghiên cứu khác tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam: Phạm Thị Hồng Hoa [47] nữ chiếm tỷ lệ 64,9%, tỷ lệ nam giới là 35,1%, nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng tỷ lệ nữ là 73%, nam là 27% [48].

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở hai giới có sự khác nhau này hoàn toàn hợp lý vì đây chỉ là số liệu phản ánh bệnh nhân điều trị tại một khu vực. Sự khác biệt về tỷ lệ nam và nữ giữa các quốc gia và giữa các khu vực trong các quốc gia phụ thuộc vào thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện sống, chủng tộc…

4.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi

Theo nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất từ 51 - 60 chiếm 35,5%, từ 41 - 50 chiếm 29,3%, tuổi < 40 chiếm 11,3%, từ 61 tuổi trở lên chiếm 24%. Tuổi trung bình của nghiên cứu là 52,61 ± 10,4, tuổi nhỏ nhất là 28, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 81.

Nhóm tuổi 51-60 hay gặp nhất cũng giống một số nghiên cứu khác: Phạm Thị Hồng Hoa là 37,5% [47], tại bệnh viện tỉnh Bắc Kạn 35,2% [45].

Phân bố tuổi theo nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu Diabcare – Asia (1998 – 2003) [8], [9] nhóm tuổi gặp nhiều nhất từ 55 – 70. Công bố của Diabcare Việt Nam (1998 – 2003) [49] 50% BN đái tháo đường nằm trong độ tuổi 55 – 70 tuổi. Người ta dự báo sự gia tăng cao nhất về số người ĐTĐ tại các nước đang phát triển sẽ xảy ra ở độ tuổi từ 26 – 64 [10]. Điều này có nghĩa là chúng ta đang phải chịu một gánh nặng không nhỏ về chi phí gián tiếp cho bệnh ĐTĐ cũng như tăng nhu cầu dịch vụ y tế.

4.1.3. Trình độ học vấn cao nhất

Trong nghiên cứu của chúng tôi trình độ trung học phổ thông, cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 43,7%, THCS 30,3%, trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ 22,7%, tiểu học và mù chữ chỉ chiếm 3,3%.

Theo nghiên cứu của Lê Quang Minh (2009) [50] tỷ lệ BN có trình độ THPT, cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ 40%, tương tự nghiên cứu của chúng tôi, trình độ đại học và sau đại học là 18,5%, trung học cơ sở là 24,2%, tiểu học và mù chữ là 7,3%.

Một nghiên cứu tại viện lão khoa trung ương (2011) [51], tỷ lệ BN có trình độ từ trung học phổ thông trở lên chiếm 56%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

4.1.4. Thời gian chẩn đoán ĐTĐ

ĐTĐ type 2 diễn biến âm thầm trong nhiều năm. Bệnh thường được phát hiện khi người bệnh đã có đầy đủ triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân hoặc đi khám do biến chứng của bệnh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh ≤ 1 năm là 38%, từ 2 - 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 49,3%, từ 6 – 10 năm chiếm 8%, ≥ 10 năm chỉ chiếm 4,7%. So với kết quả nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh [52] thì tỷ lệ BN có thời gian phát hiện ĐTĐ dưới 5 năm của chúng tôi cao hơn: 1 – 5 năm là 33,5%, dưới 1 năm là 27,4%, từ 5 – 10 năm là 27,8%, trên 10 năm là 11,3%.

Theo tôi kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp. Thời gian chẩn đoán ĐTĐ càng dài càng khó kiểm soát, xuất hiện nhiều biến chứng, chi phí điều trị cũng tốn kém hơn. Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu BN không được hưởng bảo hiểm, do đó số lượng BN mới chẩn đoán, ít biến chứng sẽ tăng cao hơn.

4.2. KẾT QUẢ VỀ GIÁO DỤC BN 4.2.1. Tập luyện 4.2.1. Tập luyện 4.2.1. Tập luyện

Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu có 74% BN tập luyện ≥ 5 lần/ tuần. Tỷ lệ BN không tập luyện là 25%. Sau 6 tháng tư vấn, giáo dục tỷ lệ tập luyện thường xuyên đã lên 99,4%, tỷ lệ không tập chỉ có 0,3%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với một số nghiên cứu khác. Theo Bế Thu Hà [45]: Tỷ lệ BN không tập luyện là 67,9%, tập dưới 3 lần/tuần là 24,5%, thường xuyên chỉ có 7,6%. Một nghiên cứu tại Malaysia [53], tỷ lệ BN tập thường xuyên chỉ có 26,3%, thỉnh thoảng là 38,6%.

4.2.2. Chế độ ăn

Chế độ ăn đóng một vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm bắt đầu có 75,3% BN có tuân thủ chế độ ăn, 12,7% BN thỉnh thoảng và 12% tỷ lệ BN không bao giờ tuân thủ chế độ ăn. Sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ BN tuân thủ chế độ ăn tăng lên 96,9%, 1,7% BN thỉnh thoảng tuân thủ và 1,4% BN ko tuân thủ chế độ ăn.

Theo M Mafanzy [53] có 34% BN thường xuyên tuân thủ chế độ ăn, 12% BN thỉnh thoảng tuân thủ.

Bệnh ĐTĐ đang ngày càng gia tăng, là một gánh nặng cho ngành y tế. ĐTĐ không quá khó để chẩn đoán. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trong quá trình về điều trị phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên y tế và BN. Giáo dục BN là một vấn đề then chốt, đảm bảo sự thành công trong quản lý BN đái tháo đường. Giáo dục BN về chế độ ăn, chế độ luyện tập là yếu tố cốt lõi của liệu pháp điều trị tích cực.

Theo Nguyễn Minh Sang [54] có 48,1% BN không tuân thủ chế độ ăn và luyện tập. Nghiên cứu tại viện Lão khoa Trung ương [51] cho thấy tỷ lệ BN tuân thủ chế độ ăn là 81,6%, tuân thủ chế độ tập luyện là 62,8%.

Kiến thức về ĐTĐ của bệnh nhân còn rất nhiều hạn chế. Một nghiên cứu tại tỉnh Bạc Liêu [55] cho thấy sự hiểu biết tốt về dinh dưỡng chỉ có 16,15%, chưa đủ là 83,85%, hiểu biết về tập luyện là 88,46%, hiểu chưa đủ là 2,31%, hiểu không đúng là 9,23%. Về dùng thuốc kiến thức tốt đạt tới 95,38%, chưa đủ là 4,62%. Tuy nhiên khi thực hành tỷ lệ tốt thấp hơn rất nhiều. Thực hành tốt dinh dưỡng chỉ có 11,54%, chưa đủ là 88,46%. Thực hành tốt về tập luyện là 59,23%, chưa đủ là 23,85%, không đúng là 16,92%. Dùng thuốc tốt là 44,62%, chưa đúng là 55,38%. Điều này cho thấy kiến thức và thực hành về bệnh ĐTĐ của BN chưa tốt, dẫn đến việc quản lý BN gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả kiểm soát chưa cao.

4.2.3. Tình trạng hạ đường huyết

Khi kiểm soát đường máu chặt chẽ thì biến chứng hạ đường máu sẽ hay xảy ra hơn. Theo nghiên cứu của chúng tôi, 3 thời điểm BN đến khám không có BN nào bị hạ đường máu. Qua phỏng vấn BN về tình trạng hạ đường máu trong 3 tháng trước 3 thời điểm T0, T1 và T2 được kết quả như sau: Đánh giá tại thời điểm T0 có 16% BN bị hạ đường máu (15,7% mức độ nhẹ, 0,3% mức độ trung bình). Trong số BN bị hạ đường máu có 89,6% có số cơn < 1 lần/tháng, 8,33% có ít nhất 1 lần/tháng, 2,1% có số cơn ít nhất 1 lần/tuần. Tại thời điểm T1 và T2 chỉ có 1 BN bị hạ đường máu và có < 1 cơn/ tháng.

Thuốc điều trị chủ yếu là thuốc viên: 79,2% đánh giá tại T0, 100% tại thời điểm T1 và T2. Không có BN nào bị hạ đường máu khi chỉ điều trị bằng insulin. Theo nghiên cứu tại viện lão khoa Trung ương [51], tỷ lệ chỉ dùng insulin trong số BN bị hạ đường huyết là 65,6%, thuốc viên kết hợp với insulin là 17,2%, thuốc viên đơn thuần là 17,2%. Điều này hoàn toàn phù hợp vì trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh của bệnh nhân dưới 5

năm chiếm tỷ lệ khá cao, chức năng bài tiết insulin tế bào β của tụy còn tốt, đáp ứng với điều trị bằng thuốc viên.

Phòng chống hạ đường huyết là một thành phần quan trọng trong quản lý BN đái tháo đường. Hướng dẫn BN sử dụng thuốc hạ đường máu, lượng carbohydrate và tập thể dục là một chiến lược cần thiết.

4.3. KẾT QUẢ KIỂM SOÁT CÁC CHỈ SỐ LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 4.3.1. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói 4.3.1. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói 4.3.1. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói

Đường huyết lúc đói và các biến chứng của ĐTĐ có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi kiểm soát tốt đường máu khi đói sẽ giảm được các biến chứng. Theo mục tiêu kiểm soát đường máu lúc đói của ADA 2010, nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào đường máu dưới 3,9 mmol/l. Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu chỉ có 19,3% BN kiểm soát đường máu dưới 7,2 mmol/l. Tỷ lệ kiểm soát đạt yêu cầu này tăng dần lên tại các thời điểm sau 3 tháng và 6 tháng là 60,6% và 68,2%. Tỷ lệ BN không kiểm soát được đường máu giảm từ 80,7% xuống còn 31,8%.

Theo nhiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa [47], thời điểm bắt đầu nghiên cứu tỷ lệ BN kiểm soát đường máu kém > 7 mmol/l là 77,6%, sau 6 tháng tỷ lệ này giảm xuống còn 65,8%. Nghiên cứu tại viện Lão khoa Trung ương [51] tỷ lệ kiểm soát đường máu kém là 22,6%.

Ở Bahia, Brazil, sau 18 tháng thực hiện quản lý ĐTĐ theo giai đoạn, tỷ lệ số BN không kiểm soát được glucose máu giảm từ 56,2% xuống 43,7% [47], [56], [57], [58].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả kiểm soát đường máu lúc đói trung bình tại thời điểm bắt đầu là 9,99 ± 3,4 mmol/l, sau 6 tháng là 7 ± 1,28 mmol/l.

Theo Tạ Văn Bình, đường máu của nhóm BN đã được quản lý từ tuyến trước là 11,3 ± 4,3. Điều này phản ánh chất lượng của tuyến cơ sở còn nhiều bất cập [10].

Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa cho thấy giá trị đường máu trung bình tại thời điểm bắt đầu là 11,2 ± 9,5 mmol/l, sau 6 tháng giảm xuống còn 9 ± 3,4 mmol/l. Trong nghiên cứu của chúng tôi giá trị trung bình của đường máu lúc đói tại 2 thời điểm đều thấp hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn nghiên cứu của Chan J là 8,7 ± 3,3 mmol/l [36].

Kết quả kiểm soát đường máu đói trung bình của một số nghiên cứu khác [9], [36], [47].

Bảng 4.1. Kết quả kiểm soát glucose máu trung bình của một số tác giả

Tác giả Năm GM trung bình (mmol/l)

Chúng tôi 2013 7 ± 1,28

Phạm Thị Hồng Hoa 2009 9 ± 3,4

Chan J 2009 8,7± 3,3

Diabcare 1998 8,9 ± 3,5

Sự kiểm soát chặt chẽ đường máu làm giảm đáng kể các biến chứng. Theo UKPDS 33 cho thấy nhóm điều trị tích cực với mục tiêu đường máu lúc đói dưới 6 mmol/l so với nhóm chỉ điều trị bằng chế độ ăn, nếu đường máu > 15 mmol/l hoặc có triệu chứng tăng đường huyết thì chỉ định thuốc điều trị, kết quả cho thấy nhóm điều trị tích cực giảm được 12% biến chứng liên quan đến ĐTĐ type 2, giảm được 25% biến chứng vi mạch, nhồi máu cơ tim giảm 16%, đục thủy tinh thể giảm 24%, diễn biến đến microalbumin niệu giảm 33% [4].

Theo kết quả nghiên cứu của DCCT (Diabetes Control and Complication Trial) [3] ở nhóm điều trị chuyên sâu mục tiêu kiểm soát đường huyết đói từ 3,9 – 6,7 mmol/l, sau ăn 2 giờ dưới 10 mmol/l đã giảm đáng kể nguy cơ bệnh lý võng mạc từ 27 – 76%, bệnh lý thận từ 34 – 57%. Tuy nhiêu điều trị chuyên sâu tỷ lệ hạ đường máu cao gấp 3 lần ở nhóm điều trị thông thường.

Các nhà nội tiết Mỹ cho rằng khi đường máu đói cao hơn 6,4 mmol/l đã có thể gây tăng nguy cơ biến chứng tim mạch gấp 2 lần [59]. Theo khuyến cáo của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế năm 2005, đưa ra khuyến cáo đường máu lúc đói dưới 6,1 mmol/l [44]. Tuy nhiên khi đường máu kiểm

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện bạch mai (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)