Tình trạng kiểm soát lipid máu

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện bạch mai (Trang 79 - 80)

Cholesterol toàn phần trung bình tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu là 5,53 ± 1,9. Sau 6 tháng điều trị đã giảm xuống còn 4,71 ± 1,076. So với thời điểm ban đầu, tỷ lệ kiểm soát cholesterol đạt cũng tăng dần lên từ 23% lên 45,5%. Tỷ lệ BN kiểm soát CT - TP chưa đạt giảm từ 77,0 xuống còn 54,5%.

Thành phần HDL – C trung bình tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu là 1,47 ± 4,71, tại thời điểm T2 tăng lên là 2,65 ± 1,97. Tỷ lệ kiểm soát được HDL –C tăng từ 55,3% lên 72,7%.

Thành phần LDL – C trung bình tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu là 2,81 ± 1,6, sau 6 tháng đã giảm xuống còn 2,41 ± 0,99. Tỷ lệ kiểm soát được tăng từ 50% lên 66,1%.

Ở BN đái tháo đường type 2, LDL – C cao và HDL – C thấp dự đoán biến cố tim mạch, tăng 1 mmol/l HDL – C đã làm giảm 41% nguy cơ bệnh tim mạch [31]. Giảm 1 mmol/l LDL – C giảm 20% nguy cơ tim mạch [74].

Triglycerid trung bình tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu là 3,26 ± 2,8, sau 6 tháng còn 2,65 ± 1,97. Tỷ lệ kiểm soát chưa đạt giảm từ 49,3% xuống còn 37,4%.

Kết quả kiểm soát lipid máu trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu khác [45], [47], [52], [71].

Bảng 4.7. Tình hình kiểm soát lipid máu ở một số tác giả

Tác giả (năm) CT - TP (mmol/l) HDL – C (mmol/l) LDL – C (mmol/l) Triglycerid (mmol/l) Chúng tôi (2013) 4,71 ± 1,076 2,65 ± 1,97 2,41 ± 0,99 2,65 ± 1,97 Bế Thu Hà (2009) 5,3 ± 1,6 1,8 ± 1,2 2,9 ± 1,6 2,5 ± 1,8 Phạm Thị Hồng Hoa (2009) 5,5 ± 3,13 1,27 ± 0,55 3,03 ± 0,92 2,88 ± 2,4

Hoàng Trung Vinh (2007) 5,22 ± 1,37 1,18 ± 0,34 3,05 ± 1,06 2,25 ± 1,53

Shiou Liang Wee (2008) 5,04 ± 1,23 1,3 ± 0,59 2,89 ± 1,05 3,23 ± 1,6

Đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tăng lipid máu thứ 2 (nguyên nhân phổ biến nhất là chế độ ăn). Ảnh hưởng của ĐTĐ type 2 trên chuyển hóa lipid phức tạp vì nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm kháng insulin, béo phì, phương pháp điều trị, mức độ kiểm soát đường máu, sử dụng thuốc điều trị và biến chứng của bệnh ĐTĐ. Do đó muốn kiểm soát tốt các thành phần của lipid máu cần phải kết hợp giữa thuốc điều trị, chế độ ăn và luyện tập của BN.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện bạch mai (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)