Các thuốc viên điều trị ĐTĐ type 2

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện bạch mai (Trang 27 - 30)

* Thuốc kích thích tiết insulin nhóm sulfonylurea:

– Cơ chế: làm tăng tiết insulin từ các tế bào β tụy. Nghiên cứu đối chứng với placebo cho thấy sulfonylurea làm giảm nồng độ glucose máu lúc đói khoảng 3 – 4,2 mmol/l và giảm HbA1c 1,5 – 2% ở những BN điều trị trong thời gian dài.

– Chỉ định: ĐTĐ type 2

– Chống chỉ định: ĐTĐ type 1, ĐTĐ nhiễm toan ceton, suy gan, suy thận nặng, có thai hoặc dị ứng với sulfonylurea

– Các chế phẩm: Gồm 3 thế hệ:

+ Thế hệ 1: Tolbutamid, chlorpropamide... Thuốc còn có độc tính cao với thận nên hiện nay không còn sử dụng trên lâm sàng.

+ Thế hệ 2: Gliclazid (Predian, Diamicron, Glucodex…), Glibenclamid (Daonil, Glibenhexal, Euclamin). Tính ưu việt của thuốc là kích thích mạnh nhất tiết insulin, tăng tác dụng hạ đường máu của insulin, tăng khả năng kích thích tiết insulin của glucose.

+ Thế hệ 3: Glimepirid (Amaryl).

– Cách dùng: Bắt đầu bằng liều thấp và tăng dần liều để kiểm soát glucose máu. Khi dùng liều cao thì chia 2/3 liều uống vào buổi sáng và 1/3 uống vào buổi chiều, uống trước ăn.

– Tác dụng phụ: Hạ đường máu, rối loạn tiêu hóa, tăng cân, tăng men gan, dị ứng.

* Nhóm tăng nhạy cảm insulin ở ngoại vi, giảm đề kháng insulin:

Nhóm biguanid, thuốc hiện nay còn sử dụng là metformin

– Cơ chế: làm giảm tân tạo glucose ở gan, ức chế hấp thu glucose ở đường tiêu hóa và tăng bắt giữ glucose ở cơ vân. Metformin không kích thích

tiết insulin nên không gây hạ đường máu khi chỉ điều trị một mình nó. Đơn trị liệu metformin làm giảm nồng độ glucose máu lúc đói từ 3,3 – 3,9 mmol/l và HbA1c giảm 1 – 2% so với placebo ở những BN trước đó kiểm soát glucose máu bằng chế độ ăn.

– Chỉ định: ĐTĐ type 2, nhất là ở bệnh nhân có thừa cân, béo phì.

– Chống chỉ định: ĐTĐ type 1, nhiễm toan ceton, thiếu oxy tổ chức ngoại biên (suy tim, suy hô hấp), suy thận, rối loạn chức năng gan, có thai, ngay trước và sau phẫu thuật…

– Liều lượng: Metformin (biệt dược Glucophage, Metforal, Glyfor). Liều lượng thay đổi từ 500 – 2550mg, với liều thấp nhất có tác dụng, uống sau bữa ăn.

– Tác dụng phụ: các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, ỉa chảy…

* Nhóm kích thích tụy bài tiết insulin không phải là sulfonylurea: Nateglinid, repaglinid – Cơ chế tác dụng: kích thích tụy sản xuất insulin. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy repaglinid liều 4 mg làm giảm nồng độ glucose lúc đói gần 2,8 mmol/l và HbA1c giảm 1,9% so với placebo.

– Thời gian bán hủy ngắn dưới 1 giờ

– Chỉ định: Tăng glucose máu sau ăn, uống thuốc 1 - 10 phút trước bữa ăn, thường là bữa ăn chính. Có thể dùng cho bệnh nhân suy thận hoặc bệnh nhân có tuổi.

– Tác dụng phụ: Hạ đường máu ít hơn sulfonylurea.

* Nhóm thiazolidinediones: Hiện chỉ còn dùng Pioglitazon

- Cơ chế tác dụng: chưa rõ ràng nhưng tác dụng quan sát được là làm tăng chất vận chuyển glucose (GLUT 1 và GLUT 4). Làm giảm các acid béo tự do (FFA). Làm giảm tân tạo glucose ở gan. Làm tăng biệt hóa các tiền acid béo thành acid béo. Đơn trị liệu bằng glitazon cải thiện tốt glucose huyết lúc đói từ 3,3 – 4,4 mmol/l và HbA1c giảm từ 1,4 – 2,6% so với placebo.

- Chỉ định: ĐTĐ type 2 điều trị đơn trị liệu hoặc phối hợp với sulfonylurea hoặc metformin.

- Chống chỉ định: Mẫn cảm với các thành phần của thuốc, có thai, cho con bú, bệnh gan, suy tim.

- Liều lượng: Pioglitazon (Pioz viên 15mg): Liều 15 – 45mg/ngày. Thuốc uống 1 lần trong ngày, xa bữa ăn, có thể uống trước bữa ăn sáng.

- Tác dụng phụ: Tăng cân, giữ nước, rối loạn chức năng gan. * Nhóm thuốc ức chế enzym alpha glucosidase:

– Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế enzyme alpha glucosidase ruột, làm chậm sản xuất các monosaccharide trong ruột, làm giảm glucose máu sau ăn. Tác dụng kiểm soát glucose máu vừa phải, HbA1c giảm 0,5 – 1% so với placebo.

– Chỉ định: tăng đường máu sau ăn với điều trị bằng chế độ ăn hoặc bằng thuốc.

– Liều lượng và cách dùng:

+ Acarbose (Glucobay 50/100mg): 50 – 200mg, 3 lần/ngày + Voglibose (Basen 0,2/0,3mg): 0,2 – 0,3 mg, 3 lần/ngày + Miglitol (Glyset 25/50/100 mg): 75 – 300 mg, 3 lần/ngày

Uống thuốc trong bữa ăn, cụ thể là sau miếng cơm đầu tiên. Bắt đầu bằng liều thấp nhất và tăng dần lên tùy theo đáp ứng với điều trị hoặc mức độ tác dụng phụ.

– Tác dụng phụ: buồn nôn, đầy chướng bụng, cảm giác mót đi ngoài, ỉa chảy.

* Nhóm các thuốc incretin:

– Các thuốc đồng phân GLP -1 (Glucagon –like Peptide 1):

+ Cơ chế tác dụng: kích thích tiết insulin khi nồng độ glucose máu cao. GLP– 1 cũng làm giảm tiết glucagon, làm chậm trống dạ dày và làm giảm cảm giác ngon miệng giúp làm giảm glucose máu sau ăn.

+ Chỉ định: ĐTĐ type 2

+ Liều lượng và cách dùng: thuốc exenatid (Byeta dạng bút tiêm), tiêm dưới da 5 hoặc 10µg, 2 lần/ngày, trước bữa ăn 60 phút.

+ Tác dụng phụ: buồn nôn (thường tự hết), hạ đường máu có thể xảy ra khi dùng cùng thuốc kích thích tiết insulin.

– Thuốc ức chế DPP - 4:

+ Cơ chế tác dụng: ức chế enzym phân hủy GLP - 1 là DPP - 4 nhờ đó làm tăng nồng độ và tác dụng của các GLP - 1 nội sinh.

+ Chỉ định: ĐTĐ typ 2

+ Liều lượng và cách dùng: liều 1 - 2 viên/ngày Sitagliptin (Januvia viên 50 và 100mg) Vidagliptin (Galvus viên 50mg)

Saxagliptin (Onglyza viên 2,5 mg và 5 mg

+ Tác dụng phụ : Giảm bạch cầu lympho, nổi mẩn, tăng creatinin máu…

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện bạch mai (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)