Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu chỉ có 20,7% BN đạt HbA1c < 7%, sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này đã tăng lên 65,7%. Tỷ lệ HbA1c chưa đạt giảm từ 79,3% xuống 34,3%.
Tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Nguyễn Thị Lạc, tỷ lệ HbA1c < 7% chỉ chiếm 9,8% [48].
Nghiên cứu của Diabcare năm 1998 tiến hành trên 12 quốc gia tại Đông Nam Á cho thấy kiểm soát HbA1c còn kém, có 27% BN đạt được HbA1c < 7% [9]. Một nghiên cứu tại Bồ Đào Nha thì tỷ lệ này là 51,7% [60]. Trong một nghiên cứu của chương trình JADE tại 7 nước châu Á, tỷ lệ HbA1c < 7% là 35,3% [46].
Kết quả kiểm soát HbA1c tại một số nghiên cứu [9], [46], [48], [60], [61]:
Bảng 4.2. Tỷ lệ BN với các mức độ kiểm soát HbA1c của một số tác giả
Tác giả Năm Tỷ lệ BN với các mức kiểm soát HbA1c
< 7% ≥ 7%
Chúng tôi 2013 65,7% 34,3%
Nguyễn Thị Lạc 2011 9,8% 90,2%
Nuno C.D 2010 51,7% 48,3%
Wing – Yee So 2009 35,3% 67,4%
Michael Lynge Pedersen 2009 46% 54%
Sau 6 tháng thực hiện chương trình JADE, tình trạng kiểm soát HbA1c cải thiện đáng kể, từ thời điểm ban đầu chỉ có 20,7% đạt đã tăng lên 65,7%. Qua so sánh với một số nghiên cứu cho thấy tình trạng kiểm soát HbA1c trong nghiên cứu của chúng tôi rất có hiệu quả.
Kết quả HbA1c trung bình tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu là 8,43 ± 1,84, sau 6 tháng là 7,1 ± 3,68.
Theo nghiên cứu của UKPDS 35 (2000) [5] cho thấy khi HbA1c trung bình giảm được 1% thì sẽ giảm được 37% biến chứng vi mạch, giảm 14% với nhồi máu cơ tim, giảm 21% trường hợp tử vong do ĐTĐ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu trong và ngoài nước [8], [47], [62], [63].
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu HbA1c trung bình của một số tác giả
Tên tác giả Năm HbA1c trung bình
Chúng tôi 2013 7,1 ± 3,68
Phạm Thị Hồng Hoa 2009 7,5± 1,7
Nguyễn Hải Thủy 2000 9,12 ± 2,14
Chan JC 2009 7,8 ± 1,8
Diabcare Việt Nam 2003 8,9 ± 2,2
Việc quản lý HbA1c chưa tốt sẽ làm tăng biến chứng và tỷ lệ tử vong do ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu kiểm soát HbA1c ở mức 7% thì đã giảm được đáng kể các biến chứng so với trường hợp kiểm soát HbA1c ở mức 7,9%: giảm 10% tử vong liên quan đến bệnh ĐTĐ, 12% biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ. Nếu HbA1c ở mức 10 - 11% sẽ tăng nguy cơ bệnh lý thận và bệnh lý võng mạc từ 6 -20 lần [64], [65], [66].
Sau 6 tháng quản lý HbA1c trung bình đã giảm xuống còn 7,1 ± 3,68 cho thấy hiệu quả quản lý BN của chương trình đạt kết quả khá tốt. Khi tham gia chương trình tình trạng sức khỏe của BN được đánh giá định kỳ, thuốc điều trị, chế độ dinh dưỡng và tập luyện được tư vấn kịp thời phù hợp với từng BN. BN được nhắc nhở thường xuyên do đó tăng cường tuân thủ điều trị, do đó hiệu quả quản lý được nâng cao.