Vòng bụng, chỉ số VB/VM

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện bạch mai (Trang 78 - 79)

Vòng bụng trung bình của nam tại các thời điểm đều dưới 90 cm và giảm đáng kể tại tháng thư 6 (từ 86,13 ± 6,483 xuống còn 83,35 ± 6,368). Vòng bụng trung bình của nữ giới tại các thời điểm đều trên 80 cm. Tại thời điểm T0 vòng bụng trung bình của nữ giới là 84,01 ± 8,322, sau 6 tháng điều trị là 83,06 ± 8,0.

Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu nước ngoài [36], [51], [63].

Bảng 4.6. Vòng bụng trung bình của một số nghiên cứu

Tác giả Năm VB trung bình của nam ( cm) VB trung bình của nữ (cm) Chúng tôi 2013 83,35 ± 6,368 83,06 ± 8,0. Trần Thị Thanh Huyền 2011 86,85 ± 7,06 85,2 ± 9,17 Chan JC 2009 95,9 ± 12,7 93,2 ± 14,1 Chan J 2009 88,4 ± 9,7 83,8 ± 10,1

So với bệnh nhân nữ, tỷ lệ BN nam tăng chu vi vòng bụng thấp hơn nhiều so với BN nữ. Tại thời điểm T0 nam tăng chu vi vòng bụng là 35%, nữ là 77,1%. Sau 6 tháng điều trị, số BN nam tăng vòng bụng là 32,1%, BN nữ tăng vòng bụng là 74,3%. Nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa [47] vòng bụng nam tăng là 74,4%, nữ là 82,4%. Như vậy là trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nam có vòng bụng tăng thấp hơn. Theo nghiên cứu của Diabcre [6], [9], [49] tỷ lệ BN có vòng bụng tăng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi (nữ là 59,4%, nam là 25,1%).

Chỉ số VB/VM trung bình của 2 giới đều > 0,9 (nữ là 0,9078 ± 0,59, nam là 0,9127 ±0,52). Kết quả ngày tương tự với Trần Thị Thanh Huyền [51]: nam là 0,93 ± 0,08, nữ là 0,93 ± 0,1. Tỷ lệ nữ béo trung tâm gặp nhiều hơn so với nam giới. Điều này là một trong những yếu tố nguy cơ đánh gía tình trạng kháng insulin và biến chứng tim mạch ở BN đái tháo đường.

Theo thời gian thể trạng BN đái tháo đường Việt Nam dần dần thay đổi gần giống như BN các nước phương Tây. Tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng, vòng bụng có xu hướng tăng cao, đặc biệt là nữ. Đây chính là lý do làm gia tăng bệnh ĐTĐ type 2 và biến chứng tim mạch ở BN đái tháo đường. Do vậy chúng ta cần phải có biện pháp điều trị hợp lý như thay đổi lối sống, thói quen ăn uống của bệnh nhân, ưu tiên hoặc phối hợp thuốc có tác dụng với tình trạng đề kháng insulin.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 ngoại trú tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu bệnh viện bạch mai (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)