Diễn biến sử dụng đất

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 51 - 54)

7. Bố cục luận văn

3.1.1. Diễn biến sử dụng đất

Tổng diện tích tự nhiên của 7 phường thuộc quận Cầu Giấy năm 1998 là 1.195 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 440 ha, đất ươm cây giống 3ha, đất chuyên dùng 473,6 ha, đất ở đô thị 225 ha và đất chưa sử dụng 52,4 ha [117, tờ 3]. Xã Trung Hòa vào thời điểm chuyển đổi thành phường (năm 1997) có diện tích tự nhiên 260 ha, trong đó có hơn một nửa diện tích là đất ruộng canh tác (177 ha) [116, tr.2]. Nhìn chung, so với tổng diện tích của quận Cầu Giấy thì Trung Hòa là một địa bàn khá lớn và vẫn còn nhiều đất đai nông nghiệp.

Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai của phƣờng Trung Hòa tháng 6/1997

Loại đất Diện tích

(m2)

Tổng diện tích đất của phường Trung Hòa 260.908

Ruộng canh tác 177.526

Cơ quan, trường đào tạo, quân đội 157.30

Nhà ở các đơn vị cơ quan 401.42

Làng xóm 10.530

Ao, hồ , mương 11.950

Đường hiện có 5.030

Nguồn: [116, tr.2]

Khoảng những năm từ thập niên 1990, với tốc độ đô thị hóa mạnh và sự phát triển của kinh tế thị trường, HTX nông nghiệp đang trên đường tàn lụi, tình trạng đất kẹt, đất lưu không, hoang hóa ở các xã ngoại thành bắt đầu diễn ra. Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai không được quan tâm đúng mức, do vậy có thực tế là tình trạng lấn chiếm đất đai, vi phạm chính sách quản lý đất đai tương đối phổ biến.

52

Nhiều cơ quan sử dụng đất không đúng mục đích và lãng phí, hoặc được giao đất nhiều năm nay không đưa vào khai thác sử dụng. Những bảng biểu sau cho thấy điều đó:

Bảng 3.2: Bảng thống kê số liệu đất kẹt, lƣu không, hoang hóa của các phƣờng thuộc quận Cầu Giấy năm 1997 (đơn vị: m2)

STT Phường Loại đất có thể sử dụng Đất kẹt Đất lưu không Đất khác 1 Nghĩa Tân 5750 4100 1875 2 Yên Hòa 8795 17267 3 Quan Hoa 4935 4 Trung Hòa 18387 8225 5 Dịch Vọng 3204 13728 6 Mai Dịch 7562 1592 7 Nghĩa Đô 28764 6984 Cộng 46562 49847 8859 Nguồn: [120, tờ số 1]

Bảng 3.3. Tổng hợp danh sách cơ quan, đơn vị, tổ chức lấn chiếm đất đai năm 1997

STT Phường Số cơ

quan Diện tích lấn chiếm (m2) Ghi chú

1 Nghĩa Tân 6 7795,5 Đất mượn chưa hoàn trả và xây lấn

2 Yên Hòa 17 28.946 Đất mượn chưa hoàn trả, xây lấn và

sai số đo đạc

3 Trung Hòa 10 48.299,5 Đất mượn chưa hoàn trả, xây lấn và

sai số đo đạc

4 Dịch Vọng 3 2793 Đất mượn chưa hoàn trả và xây lấn

5 Nghĩa Đô 8 1300 Lấn đất công

Cộng 89.134

Nguồn: [120, tờ số 1]

Các loại đất kẹt, đất lưu không này chủ yếu nằm ở vùng dọc bờ sông Tô Lịch, hoặc là đất nông nghiệp, đất ao trong phạm vi khu dân cư. Từ những năm 2000, phường Trung Hòa đã tự lực vận động kinh phí để xây đựng các công trình công cộng như: sân vui chơi, công viên, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà văn hóa, chợ tạm (2 chợ ở thôn Thượng và thôn Hạ) dựa trên một vài địa điểm có đất kẹt và đất lưu không, nhằm tận dụng và tăng cường quản lý đất công, đồng thời tạo thêm môi trường công cộng cho người dân. Một số trường hợp lấn chiếm đất, sử dụng sai mục đích hoặc chưa hoàn trả cũng đã được phường từng bước giải quyết.

53

Được tiến hành song song với việc thành lập quận là các dự án xây dựng, quy hoạch đất đai của thành phố tại những xã trong thời kỳ quá độ thành phường. Chương trình “Quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị” đã được đề ra từ đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 11 năm 1991, trong đó xác định các khu vực tại địa bàn Cầu Giấy đang trong quá trình đô thị hóa rất nhanh và cần được cải tạo, xây dựng mới về giao thông và cơ sở hạ tầng. Những dự án, quy hoạch này được nghiên cứu nhằm vào nhiều mục tiêu: một là, xây dựng các hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình công cộng nhằm nâng cấp và đồng bộ hóa cơ sở vật chất của những làng, xã chuyển đổi thành phường sao cho phù hợp với quá trình đô thị hóa và thực tế kinh tế - xã hội của vùng nội thành; hai là, nghiên cứu, quy hoạch và tiến hành xây dựng các khu đô thị mới, một mặt để làm giảm sức ép dân cư cho vùng nội thành, mặt khác cung cấp nhà ở cho người lao động và người dân ở những khu dân cư bị giải tỏa; ba là, xây dựng những tuyến giao thông trọng điểm, là một phần quan trọng trong sự quy hoạch tổng thể mở rộng và phát triển thủ đô Hà Nội cho tới năm 2020.

Để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất ở phường Trung Hòa, tháng 5/1999, UBND thành phố Hà Nội đã có quy định về việc quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết 2 bên trục đường cầu Trung Kính – Vành đai 3 (đường Trần Duy Hưng ngày nay) thuộc quận Cầu Giấy. Đây là một trục đường quan trọng, nối Láng Trung với các công trình trọng điểm quốc gia và khu công nghệ cao Hòa Lạc, mở ra cửa ngõ phía Tây, kết nối thủ đô với các tỉnh phía Tây Bắc. Theo đó, đất đai ven trục đường này được quy hoạch chi tiết 2 bên thành và chia thành những khu chức năng như sau:

- Đất công trình công cộng (12 ha), dịch vụ tổng hợp, thương nghiệp

(15,87 ha), nhà trẻ (1,94 ha)

- Đất cơ quan, trường học (3,09 ha)

54

- Đất xây dựng nhà ở (22,27 ha bao gồm đất ở hiện có cải tạo theo quy hoạch (9.08 ha) và đất ở xây dựng mới dự kiến theo quy hoạch (13,19 ha).

- Đất công viên, cây xanh, bãi đỗ xe, hành lang cách ly (9,34 ha)

- Đất làng xóm cũ thuộc 2 thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ

được đặc biệt yêu cầu quy hoạch sao cho đảm bảo giữ nguyên tính chất làng xã truyền thống đồng thời với việc cải tạo các vấn đề như: đường giao thông trong làng, cấp điện và thoát nước v.v… [122, tờ số 4].

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 51 - 54)