7. Bố cục luận văn
4.4. Biến đổi không gian làng xã
Các thôn làng xưa của Trung Hòa nay đã thành là những khu phố phường nhộn nhịp. Đồng ruộng nông nghiệp trải dài trước đây giờ là những khu chung cư cao tầng và đường phố khang trang, hiện đại. Dù nhiều cảnh quan mất đi nhưng đâu đó vẫn còn những không gian truyền thống được lưu giữ, bảo tồn. Thế nên các nhà Hà Nội học mới gọi Hà Nội là những làng trong phố, và cũng là những phố trong làng. Các giá trị mới và cũ đồng thời được thể hiện trong một ngôi làng, được xây đắp và gìn giữ bởi cộng đồng dân cư của làng. Nhìn vào đó, chúng ta thấy được những dấu vết quá khứ - thực tại vẫn còn ẩn hiện qua cảnh quan của làng.
Ngày xưa, ở mỗi làng Hòa Mục, Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ đều chỉ có một con đường đất độc đạo, chạy dọc làng như hệ thống xương cá. Dọc theo con đường ấy, ta sẽ gặp đầy đủ thiết chế của làng:cổng làng, chùa chiền, đình làng, nhà thờ họ, chợ, ao làng, giếng làng…rồi sau này có thêm trường học, trụ sở ủy ban, hợp tác xã, sân chiếu bóng...Con đường dẫn ra đồng ruộng cũng có thể là đường ra trạm xá, sân hợp tác xã hay giếng nước ăn của làng. Nghĩa là, bám dọc theo con đường xương sống này, chúng ta có thể nhận biết mọi sinh hoạt cộng đồng chung và diễn biến sự kiện trong đời một cư dân của làng. Còn đường của các thôn của Trung Hòa ngày nay đã được đổ bê tông hoành tráng, lối đi nội bộ trong làng thì nhiều ngã ba cụt, đi lòng vòng một lát có thể bị lạc. Để làm rõ sự biến đổi không gian của khu vực Trung Hòa sau quá
1 Trần Minh Hải, Vài nét về làng Giàn ta phần 10, bài viết trên diễn đàn làng Giàn (Trung Kính Hạ) ngày 18/02/2017. Nguồn: http://www.facebook.com/groups/langgian.
91
trình làng xã thành phường, chúng tôi xin chọn 1 làng ở đây để phân tích sự biến
đổi ấy. Địa bàn chúng tôi chọn là làng Trung Kính Thượng1, nằm ở giữa phường
Trung Hòa, với những đặc trưng tiêu biểu của một làng xã đã đô thị hóa.