Chuyển đổi nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 58 - 62)

7. Bố cục luận văn

3.2.2. Chuyển đổi nghề nghiệp

Đằng sau những dự án là vấn đề hậu giải phóng mặt bằng – câu chuyện về đời sống, việc làm của người nông dân – luôn là vấn đề nhức nhối trong thực tế xã hội Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Sự thay đổi quyền sử dụng đất là một yếu tố quan trọng tác động đến cơ cấu nghề nghiệp của dân cư ở địa phương. Đây cũng là một trong những khó khăn của người dân khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, mà trong trường hợp người nông dân Trung Hòa là bị mất toàn bộ. Thêm vào đó, những cư dân ở đây chưa được chuẩn bị tâm thế cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tại địa phương. Do vậy đời sống của họ gặp vô vàn khó khăn trong việc thích nghi với lối sống và điều kiện làm việc mới.

Theo thống kê lao động và việc làm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 1996, Hà Nội có tỷ lệ người thất nghiệp trong 7 ngày của lực lượng lao động khu vực thành thị vào loại cao trong cả nước (tỷ lệ trung bình của cả nước là 5,69% thì của Hà Nội là 7,52%). Đến năm 1997, Hà Nội đứng đầu cả nước về tỷ lệ này (8,39%). Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ báo động đó là

1 Theo quan sát và theo phỏng vấn (tháng 8/2016) của chúng tôi. Trong những năm gần đây có một số ít hộ dân ở làng Trung Kính Hạ đã và đang tự phục hồi nghề làm hương dựa theo kỹ thuật truyền lại của người trong gia đình, tuy nhiên không mang tính chất là nghề nghiệp chính mà chủ yếu là để lưu giữ nghề truyền thống, sản phẩm được bán với số lượng có hạn.

59

vì sự sáp nhập các làng xã ngoại thành vào các quận nội thành, kèm theo nó là những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Năm 2004, báo Lao động phản ánh thực trạng chuyển đổi việc làm tại một xã giáp ranh với phường Trung Hòa là xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm): “Dạo quanh một vòng các thôn […] đi đến đâu

chúng tôi cũng gặp cảnh những người thanh niên trai tráng tuổi đời dưới 40 ngồi xếp chân chữ ngũ ở nhà xem tivi hoặc ngồi lang thang tại các quán xá”1. Hay một người dân địa phương cũng tự nhận thấy rằng: “Nhiều người dân tuổi dưới 40 ở nhà

xem tivi cả ngày sau khi Nhà nước thu hồi đất vì họ không biết làm gì. Người nông dân từ trước đến nay chỉ quen với nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, vì thế khó có thể xin được việc làm. Chúng tôi sẵn sàng giao đất để phát triển thành phố, nhưng nhà nước cũng phải quan tâm đến việc làm cho chúng tôi sau khi thu hồi đất”2. Dường như đó là thực trạng chung của các làng xã ven đô trong bối cảnh đô thị hóa. Như đã trình bày ở trên, toàn bộ đất nông nghiệp của người nông dân Trung Hòa đã bị thu hồi, hay như chính họ nói, là “mất hàng trăm, hàng nghìn” mét đất. Dĩ nhiên, các khoản tiền đền bù và các khoản hỗ trợ chuyển đổi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hậu giải phóng mặt bằng. Tuy vậy, thực tế đã cho thấy việc thu hồi đất quy mô lớn đã khiến cho các hộ gia đình ở đây gặp không ít khó khăn, đồng thời tác động mạnh mẽ đến cơ cấu lao động trên địa bàn phường.

Những năm 2001-2002, số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân

ở Trung Hòa là 13.200đ/m2, vị chi là 4.7 triệu đồng/sào. Theo đánh giá của các cán

bộ ủy ban nhân dân, số tiền này thực chất không đủ chi phí để đào tạo nghề mới cho nông dân, chỉ mang tính hình thức. Những người nông dân và con em của họ sau cú sốc thu hồi đất vẫn không thể có được một công việc đúng nghĩa từ nguồn hỗ trợ đền bù này. Các nghiên cứu, khảo sát ở khu vực lân cận Trung Hòa như Mỹ Đình - cũng là địa phương bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất – đã cho thấy phần lớn người dân không hài lòng với chính sách đền bù.

1Dẫn theo: [70, tr.175].

60

Bảng 3.5: Đánh giá của ngƣời dân về các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (đơn vị: %) Chính sách Phù hợp Chƣa phù hợp Khó nói Chính sách đền bù 29,7 42,2 28,1 Chính sách tái định cư 27,8 28,5 33,7 Chính sách việc làm 16,7 61,6 21,7 Tín dụng ưu đãi 13,8 54,0 32,2 Chính sách khác 1,6 8,1 90,3 Nguồn: [91, tr.62]

Cũng theo nghiên cứu này, đa số người được hỏi cho rằng mức độ đền bù hiện nay chưa thỏa đáng (84,5% các cán bộ ban, ngành được hỏi đồng ý với ý kiến đó); về chính sách hỗ trợ đào tạo, đại diện của các khối, ban, ngành thành phố đều khẳng định cần có chiến lược giải quyết việc làm cụ thể trước khi triển khai thu hồi đất (52,6% cán bộ địa phương ủng hộ ý kiến này).

Theo khảo sát của chúng tôi tại địa bàn phường Trung Hòa, đa phần người dân không hài lòng với các chính sách đền bù, hỗ trợ cho đất nông nghiệp bị thu hồi. Số tiền gọi là hỗ trợ đào tạo nghề, thực tế nằm trong tổng thể tiền đền bù quyền sử dụng đất nông nghiệp, tức là được quy thành tiền, chứ không có một khóa học hay một lớp đào tạo nghề nghiệp mới nào cho người nông dân. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang diễn ra nhanh, các cơ quan, doanh nghiệp luôn đòi hỏi người lao động có tay nghề chuyên môn và khả năng tiếp thu kiến thức về công nghệ, khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy, họ - những người nông dân cả đời chỉ quanh quẩn bên ruộng lúa, làm canh tác nông nghiệp, trình độ văn hóa tương đối thấp, chỉ quen với lao động chân tay giản đơn - nay càng gặp khó khăn trong việc tìm kế sinh nhai trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Các số liệu điều tra cũng cho thấy, sau khi thu hồi đất, có 58% hộ dân dùng tiền đền bù để xây dựng nhà cửa, mua sắm tiện nghi, đồ dùng; chỉ có 1,27% hộ đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp, 2,55% hộ đầu tư cho học nghề, hoặc một số khác đem gửi tiết kiệm để lấy lãi. Năm 2007, trong tổng số 20.000 lao động bị thu hồi đất ở Hà Nội chỉ có chưa đầy 5000 người học nghề (chiếm 25% so với tổng số người

61

dân bị thu hồi đất) và số được bố trí làm việc còn ít hơn nữa [91, tr.67]. Điều đó đúng với thực tế ở phường Trung Hòa. Vinaconex – chủ đầu tư lớn nhất ở khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, đã cam kết giải quyết việc làm cho lao động địa phương, song song với khoản hỗ trợ “tự nguyện” 3,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hồng Yến tại làng Trung Kính Thượng, trên thực tế chỉ có một số lao động (nam giới) được nhận vào làm công nhân xây dựng ở một số công ty con. Chỉ sau một thời gian ngắn, do làm việc vất vả, lại hay phải di chuyển xa theo các công trình, tiền lương thấp, nên số lao động này lần lượt bỏ nghề. Hay như trường hợp Vinasinco, một công ty con của Vinaconex, hoạt động trong lĩnh vực quản lý, cho thuê và cung cấp dịch vụ cho khu đô thị mới. Trong số 250 nhân viên bảo vệ, 200 công nhân vệ sinh môi trường và hàng trăm cán bộ quản lý tòa nhà, không có ai là người làng Trung Kính Thượng [99, tr.145] (là làng giáp ranh chủ yếu với các hạng mục công trình của Vinaconex). Trung tâm thương mại Bourbon Thăng Long (siêu thị Big C) đóng trên vùng đất nông nghiệp của Trung Hòa, có đội ngũ nhân viên lên đến hàng nghìn người, nhưng cũng không có một lao động nào của phường Trung Hòa được tuyển vào, cũng bởi vì họ không được trải qua trường lớp đào tạo chuyên môn phù hợp với các công việc thu ngân kế toán, marketing, quản lý cửa hàng…

Từ những năm 1998-2000, UBND phường Trung Hòa đã đầu tư xây dựng các chợ tạm Cống Mọc, chợ rau xanh Trung Hòa (ở vị trí tòa nhà Euro Windows trên đường Trần Duy Hưng hiện nay), chợ tạm Mảng Hài (làng Trung Kính Hạ) nhằm giải quyết lao động cho người nông dân, tạo được trên 300 việc làm mới1. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, họ đã bán lại (bán đứt) hoặc cho thuê lại chứ không trực tiếp kinh doanh bởi nguyên nhân là họ chưa quen với việc buôn bán. Đồng thời, nhằm xóa đói giảm nghèo, phường cũng cho gần 400 hộ gia đình vay vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ với số tiền là 898.500.000 đồng. Tuy nhiên, hàng năm, UBND phường phải giải quyết hàng trăm trường hợp người dân không có việc làm: 500 trường hợp năm 2006, 529 (năm 2007), 615 (năm 2008) và

62

đến năm 2015 là 650 trường hợp1. Bằng nhiều cách, chính quyền phường đã đưa

nhiều lao động vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn, nhưng phần lớn lao động sau đó không trụ lại đơn vị lâu.

Như vậy, có thể thấy, việc chuyển đổi nghề nghiệp của những người nông dân sau khi mất đất ở Trung Hòa nói riêng và các làng xã thành phường nói chung, luôn là một vấn đề nhức nhối. Điều này đặt ra cho các cấp ban, ngành chính quyền trung ương và địa phương yêu cầu về giải pháp thực tế nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng cho những cuộc thu hồi đất trong bối cảnh đô thị hóa.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)