Kiến trúc nhà ở

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 98 - 100)

7. Bố cục luận văn

4.4.4. Kiến trúc nhà ở

Nhà của người Việt trước hết là nhà ở của gia đình và cũng là nhà thờ (thờ cúng tổ tiên). Nó phải giữ cho gia đình tránh khỏi con mắt tò mò của láng giềng và người lạ. Bởi thế, nó phần lớn có tường và khóm tre dày vây quanh [25, tr.164]. Kiến trúc nhà ở truyền thống phát triển từ kiểu kiến trúc một gian hai chái rồi ba gian hai chái tùy thuộc vào năng lực kinh tế cũng như số lượng thành viên trong gia đình. Mặt bằng của nhà truyền thống thường là theo chiều ngang với nhà ở, sân phơi, vườn rau, ao cá, công trình phụ…

Ngày nay, đa phần nhà ở trong làng Trung Kính Thượng đều là nhà bê tông kiên cố. Theo quan sát, chúng tôi nhận thấy ở làng Thượng có hai kiểu nhà phổ biến nhất là kiểu nhà cao tầng dạng ống và nhà mái bằng. Nhà cao tầng dạng ống được người dân rất ưa chuộng. Do đặc điểm đất đai sau khi chuyển đổi thành phường bị thu hẹp rõ rệt và người dân có xu hướng xé lẻ đất của mình để bán, hoặc để cho con cái thừa kế, nên trong việc xây dựng nhà ở, họ chọn việc tích hợp các công trình phụ và bể nước vào luôn tổng thể của ngôi nhà. Và vì thế, việc có sân rộng hay vườn cây, ao cá giống như mô hình nhà cổ truyền là điều hiếm hoi xuất hiện trong thực trạng nhà ở đô thị. Kiểu nhà ống cao tầng xuất hiện ở tất cả mọi nơi. Chủ nhân của những ngôi nhà kiểu này có thể là dân gốc ở làng hoặc những người từ nơi khác đến mua đất xây nhà. Hình dạng trang trí nhà có thể khác nhau, nhưng kiến trúc nhà thì giống nhau, đều là nhà dạng ống tích hợp không gian theo chiều dọc, cao từ 2 đến 6 tầng. Còn các nhà kiểu mái bằng thì thường thuộc sở hữu của những người dân sống ở đây lâu đời, là xã viên HTX hoặc công nhân, viên chức, cán bộ, bộ đội về hưu, không có điều kiện và nhu cầu xây sửa thêm. Một số hộ gia đình có nhà mái

99

bằng cấp 4 không dùng đến nên cho người khác thuê làm nơi ở kết hợp bán hàng hoặc xưởng sản xuất nhỏ, còn chủ nhân thì sống ở nơi khác.

Nếu như sâu trong các ngõ ngách, nhà chỉ có chức năng để ở thì các ngôi nhà ngoài mặt phố - là những nơi “tấc đất tấc vàng” – thì ngôi nhà là sự kết hợp đa chức năng. Người dân cố gắng bố trí, sắp xếp không gian để ngôi nhà tham gia vào các hoạt động buôn bán kinh doanh. Nhà của người Việt, ngoài chức năng gia đình và thờ cúng tổ tiên còn có mục đích kinh tế [25, tr.174]. Các hộ gia đình ở Trung Kính Thượng thường sử dụng tầng một làm không gian giao tiếp, kinh doanh sản xuất và dịch vụ như cửa hàng, văn phòng, quán ăn, quán cà phê v.v…Nhà thường được trổ cửa ra mặt đường nhằm tận dụng lợi thế này để tham gia vào các hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn. Tầng dưới dành để tiếp khách, phía trong là bếp. Các hoạt động kinh doanh như: tạp hóa, may mặc, bánh kẹo, băng đĩa, bia bọt, sửa xe…đều diễn ra ở tầng dưới. Chính vì vậy, dọc theo những con đường trong làng và xung quanh làng, dễ dàng bắt gặp các kiểu nhà nhô ra thụt vào, cái thấp cái cao, kiến trúc

lai căng1. Trừ những khu nhà mới được xây dựng theo kiểu chia lô, nhà cấp cho cán

bộ ở khu vực gần công viên và đường Nguyễn Thị Định thì nhà ở trong làng Thượng được xây dựng không theo một trật tự nào. Thỉnh thoảng, chúng ta có thể bắt gặp những ngôi biệt thự có lối kiến trúc Pháp, với sân vườn rộng và có tường rào. Hay cũng có những ngôi nhà có lối kiến trúc hiện đại, phá cách kiểu Âu – Mỹ; thậm chí có nơi trang bị thêm tầng hầm và thang máy.

Ngoài những kiểu nhà đa phần được xây dựng mới, trong không gian làng Thượng vẫn còn bảo tồn những ngôi nhà cổ. Chúng có thể được xây sửa lại hoặc vẫn ở đó từ trước đến nay, nhưng mô hình nhà 3 gian 2 chái truyền thống của người Việt vẫn được giữ nguyên bản. Thậm chí nhiều nhà vẫn giữ được cổng theo lối cổ: trang trí hoa văn, chữ tiện, búp sen hoặc mặt trăng, trên xà ngang có ghi số năm xây dựng, hai bên trụ có đối câu đối. Cụ Ngạc Văn Đài – theo người nhà đã có 6 đời sinh sống ở làng Thượng - có một ngôi nhà cổ như thế. Phía bên ngoài ngôi nhà đã

1 Kiểu nhà kết hợp nhiều thứ kiến trúc Tây Âu, Liên Xô pha thêm nét chấm phá của châu Á, không theo một lối nào.

100

bị “đô thị hóa” xây bê tông che mái, nhưng trong nhà vẫn là kiểu nhà truyền thống với ba gian, hai chái; ở gian giữa có một cột đấu đỡ mái cột bằng gỗ, kê trên đá và kèo bằng gỗ có chạm trổ hoa lá. Các cột gian chính đều có câu đối sơn son chững vàng. Phía trên bàn thờ tổ tiên treo một bức “đại tự” (chữ to) có bốn chữ Hán “sơn cao, hải khoát” (núi cao, biển rộng). Một số ngôi nhà khác trong làng, tuy ít tuổi hơn nhà cụ Đài, khoảng trăm tuổi, nhưng cũng hầu như còn lưu giữ trọn vẹn các nét của nhà cổ. Thường các ngôi nhà ấy được lợp ngói âm dương, ba gian hai chái, cửa ra vào bằng gỗ, mỗi gian có 6 đến 8 cánh cửa, cột gỗ sơn son thếp vàng và treo đôi câu đối còn nguyên dấu vết thời gian. Và điều đặc biệt là là hiện nay trong các ngôi nhà đó vẫn còn 3 thế hệ cùng chung sống[39, tr.56-57]. Ở làng Thượng đến nay vẫn còn khoảng trên dưới 10 ngôi nhà cổ như thế.

Nhìn chung, kiến trúc nhà ở làng Trung Kính Thượng phản ánh rõ sự kết hợp của truyền thống và hiện đại. Các loại hình nhà cao tầng, mái bằng, mái ngói cổ truyền thống cùng tồn tại tạo nên một không gian kiến trúc không thuần nhất, vừa nông thôn lại vừa đô thị. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, nhà ở thường có xu hướng tích hợp nhiều chức năng gia đình – kinh tế lại trong một không gian sao cho phù hợp nhất, đặc biệt là khi diện tích đất ở của người dân đô thị ngày càng bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)