Sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 100)

7. Bố cục luận văn

4.5.Sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán

4.5.1. Tín ngƣỡng và lễ hội

Là những làng cổ lâu đời, nhân dân Trung Kính và Hòa Mục vẫn bảo lưu được những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng cổ truyền, điển hình là tục thờ thành hoàng làng, để bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ những vị nhân thần có công với làng. Những sinh hoạt văn hóa này vẫn được bảo tồn đến ngày nay và thậm chí còn diễn ra sôi nổi hơn.

Làng Trung Kính Thượng và làng Trung Kính Hạ mỗi làng có một ngôi đình, nhưng đều thờ chung một vị thành hoàng là Hùng Nộn Công, là người có công với đất nước, được vua phong tước Bảo Quốc Công. Khi còn sống, ông cho xây dinh ở làng Kính Chủ và đặt tên là Hộ Nhi Hương để ghi nhận công lao của dân

101

làng đối với đất nước. Lễ hội Trung Kính một năm tổ chức 2 kỳ: 14 tháng 2 và 2 tháng 6 âm lịch. Ngoài ngày 14/2 thì hàng năm vào ngày 11 tháng 2, giữa hai thôn có “rước sắc”, rước kiệu lên với nhau. Năm trước làng Hạ rước kiệu lên đón sắc và bài vị, năm sau làng Thượng rước kiệu xuống đón về (việc rước sắc, bài vị này bị gián đoạn từ năm 1944, hiện chưa nối lại được).

Để chuẩn bị cho lễ hội mùa xuân, mỗi giáp phải nuôi một con lợn đen tuyền nặng trên dưới 1 tạ, vì thánh ghét màu trắng, nuôi trong 1 năm (nuôi riêng, có chết độ ăn uống sạch sẽ), trầu cau làm lễ giao hiếu. Tùy theo mỗi làng có bao nhiêu giáp thì bấy nhiêu con lợn, phân công cá nhân đăng cai nuôi, các giáp thịt lợn làm cỗ rồi rước cỗ lên đình lễ thánh. Đồng thời, cũng trong ngày 12/2, nhân dân trong làng, mọi nhà đều làm bánh trôi, bánh chay để thờ cúng.

Hội làng Trung Kính được nhân dân các nơi nô nức đến tham gia bởi có nhiều trò vui: vật, bắt vịt trên ao, thi thổi cơm, đi cầu treo, tổ tôm, ngoài ra còn có đoàn hát ca trù Phú Đô đến biểu diễn góp vui. Nổi bật nhất trong các trò chơi là hai đợt thi thổi cơm. Đợt 1: 4 giáp thi nấu cơm dâng khám thờ. Gạo tám thơm xay, giã, dần, sàng cho trắng muốt không lẫn một hạt tấm. Nước lấy từ giếng đất ở xóm Đồng. Một cân gạo được nấu bằng nồi đất. Nấu xong bốn giáp gánh cỗ lên. Ban giám khảo là các cụ tiên chỉ, lý trưởng. Cơm nấu ở nhà tiêu chuẩn phải thơm ngon, mịn chắc như cơm nắm, róc niêu, không có cháy, niêu không bén lửa. Đợt 2, từng đôi nam nữ thi nấu cơm có mang quanh gánh. Nữ đi vòng sân đình, nam cầm đuốc đi theo đun nồi cơm, dứt ba hồi trống ở vòng cuối là cơm phải chín để dự thi. Cơm các giáp giải nhất được thưởng chân giò. Còn cơm do các đôi nam nữ nấu được thưởng vuông vải điều [11, tr.7-8]. Hội làng Trung Kính mang những nét đẹp của tập quán cổ truyền văn hóa Việt Nam nên đã đi vào thi ca:

Ruộng đồng trải rộng bao la Lúa Giàn, quan Mọc câu ca mãi còn

Gạo tám trên Thượng ngát hương Xạ hương dưới Hạ tiếng đồn vang xa

Nhất vui xem hội quê nhà Nồi cơm gạo dự dé hoa Đồng Tràng

102

Trong dịp lễ hội của làng Trung Kính còn có một sự kiện thú vị nữa được tiến hành, đó là tục kết chạ. Kết chạ là “tổ chức giao hảo hai hay ba làng cùng thờ một ông thần”. Tuy nhiên, trên thực tế, ngày xưa việc tổ chức giao hảo giữa các làng với nhau không chỉ dựa trên cơ sở cùng thờ một vị thần mà cũng rất đa dạng phong phú. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Thỉnh, thì tục kết chạ còn có giữa các làng thờ bố mẹ và thờ con, thờ chị em hay anh em, thờ các vị thần trong cùng dòng họ [76, tr.167].

Tục kết chạ giữa làng Trung Kính với làng An Phú (Nghĩa Đô)1 diễn ra từ

ngày 12 tháng 2 – ngày 14 tháng 2 âm lịch. Vào ngày 12 Trung Kính sẽ rước long đình lên đình Nghĩa Đô và sau đó đến ngày 14 thì làng An Phú lại rước long đình xuống Trung Kính. Theo lệ cũ truyền lại thì, hằng năm dân làng bạn mang lễ đến rước bài vị thì dân làng sở tại phải đón tiếp chu đáo và thường xuyên phải giúp đỡ lẫn nhau để giữ tình giao hảo lâu dài. Vì thế nên trong Khoán ước thôn Thượng quy định: điều 9 “…có quan viên Nghĩa Đô cùng người đương chức trong thôn tham dự,

không được sách nhiễu và không được phân biệt già trẻ”. Tục giao hảo này giữa

Trung Kính và An Phú đến nay vẫn tiếp tục được diễn ra và cả 2 bên cố gắng bảo tồn, giúp cho tình hữu hảo lâu bền.

Ngoài lễ hội của các thôn làng Trung Kính, thì lễ hội của làng Hòa Mục cũng hết sức đặc sắc. Làng Hòa Mục (tên Nôm là Kẻ Đáy – trước là Nhân Mục Đáy) thờ bà Phạm Thị Uyển thời Mai Hắc Đế và hai tướng là Phạm Miên, Phạm Huy đã tham gia cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng chống nhà Đường (767-791), lập nên

1Tục kết chạ ở Trung Kính bắt nguồn từ sự tích về ông Nguyễn Nhật Tráng, đỗ tiến sĩ và sống vào đời Lê Trung Hưng. Sách Bạch Liên khảo ký chép: “cụ là dòng dõi của cụ Nguyễn Tham Chính (Nguyễn Khiêm Quang)…vâng mệnh đi làm việc công liều mình chết vì nước được phong tặng Đại vương thờ làm Thần,

hưởng cúng tế cho đến ngày nay. Có miếu thờ ở thôn thượng làng Trung Kính” [100; tr.12]. Tuy nhiên, theo

gia phả và dân gian truyền miệng ở Trung Kính và Hạ Yên Quyết thì ông chết là do bị vua nghe lời gian thần mà hiểu lầm, sai người đến “tiền trảm hậu tấu”. Lúc đó, Nguyễn Nhật Tráng đang cưỡi ngựa ở bờ sông Tô Lịch, thấy người đến để giết mình nên rút gươm tự vẫn. Sau này, vua Lê thấy ông bị oan nên phong cho ông làm Đại vương thượng đẳng phúc thần và cho phép làng Trung Kính lập miếu để thờ. [15, tr.208-209]. Người dân gọi miếu đó là miếu Nghè Trắng, nằm gần khu vực cầu Trung Hòa, nhưng vì nhiều lý do nên nay đã không còn. Con cháu của Nguyễn Nhật Tráng sau này phát triển cuộc sống ở địa phương khác (làng An Phú) nên hàng năm vào ngày giỗ của ông, họ tổ chức đến rước bài vị của ông về để tế, xong lại rước về trả cho Trung Kính.

103

nhiều chiến công hiển hách. Đến tuổi già, hai ông chọn đất Nhân Mục dựng nhà qua lại nghỉ ngơi. Khi mất dân lập đền và đình để thờ phụng [13, tr.73].

Hàng năm làng Hòa Mục tổ chức tế giỗ vào ngày 2 tháng chạp âm lịch. Khác với các hội làng khác, hội làng Hòa Mục 5 năm mới diễn ra một lần từ ngày 10 đến 12/2 âm lịch. Ngày 12 là ngày kết hội và cũng là ngày đông vui nhất, có rước kiệu. Bao giờ kiệu cũng được rước từ đình, nơi thờ chung cả 3 vị thành hoàng, ra đền Dục Anh, rồi rước về đình. Đền Dục Anh nằm cạnh sông Tô Lịch, vốn là nơi mà xác bà Phạm Thị Uyển dạt về, sau khi tuẫn tiết trên sông. Nhân dân đã lén đem xác bà chôn ở đó và sau thành đền thờ.

Ngoài tín ngưỡng thờ thần hoàng làng, cư dân Trung Hòa cũng tin theo

những lễ nghi thờ cúng tổ tiên, thờ phật, hậu thần1 và thờ các vị danh nhân. Các di

tích tôn giáo, tín ngưỡng ấy nay vẫn còn: đền thờ bà Phạm Thị Uyển (đền Dục Anh), đền Cây Quế, chùa Diên Phúc ở Trung Kính Thượng, chùa Báo Ân ở Trung Kính Hạ, miếu Nghè Trắng thờ ông Đại vương Nguyễn Nhật Tráng ở thôn Thượng và miếu thờ Thần Nông ở thôn Hạ.

4.5.3. Cƣới xin

Các đám cưới truyền thống ở Việt Nam thường đặt nặng vai trò của gia đình, dòng họ và đề cao cộng đồng làng; nặng nề về thách cưới, ăn uống. Trong cuốn Văn

minh Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên viết: “Từ xưa, hôn nhân bao giờ cũng được coi là một công việc của gia đình chứ không phải là một hành vi cá nhân chỉ liên quan đến cô dâu, chú rể. Cha mẹ quyết định, con cái chỉ có nghe theo. Tình yêu giữa cô dâu và chú rể chẳng quan trọng…Nhưng trong thực tế, người ta hiếm khi thấy cha mẹ dùng quyền tối cao này…Ở Bắc Kỳ, để sửa lại tập tục này, Dân luật đã quy định rằng hôn nhân không tồn tại nếu không có sự ưng thuận của đôi vợ chồng hay một trong hai người” [25, tr.52].

Theo Hoàng Đạo Thúy viết trong cuốn Hà Nội thanh lịch, các thủ tục cưới xin ở Hà Nội khi xưa bao gồm 6 lễ: “vấn danh”, “ăn hỏi”, “dẫn cưới”, “lễ tơ hồng” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Tại đình làng Trung Kính Thượng hiện còn bảo lưu một bia đá màu xanh trắng, cao 125cm, rộng 75cm, dày 20cm khắc chữ Hán hai mặt, tên Kiến lập tự sự bi ký, lập năm Vĩnh Trị nguyên niên 1676, nội dung ca ngợi công đức vị hậu thần.

104

và “hợp cẩn”. Hôm sau vợ chồng trở lại nhà gái, gọi là “nhị hỷ, lại mặt”. Có thể tùy địa phương mà có những hình thức khác nhau. Có khi chỉ làm 2 lễ chính: ăn hỏi và cưới thôi [79, tr.167].

Cưới xin ở Trung Hòa ngày xưa cũng có đủ các thủ tục như thế, nhưng trong các bước tiến hành thì cũng có những phong tục riêng. Lễ ăn hỏi bao gồm bánh dày to (khoảng gần 1kg/chiếc), nem chua (nem thính), trầu, cau, chè mạn. Sau lễ ăn hỏi, chàng trai phải trải qua một 1 năm thử thách. Hết 1 năm, nhà trai chọn ngày lành tháng tốt, đến nhà gái xin cưới. Lễ thách cười thường khá nặng nề, gồm 1 con lợn, 1-2 gánh gạo, rượu trắng đủ để nhà gái làm cỗ [99; tr.254]. Xong xuôi các thủ tục, trước khi tổ chức lễ cưới, đôi trai gái phải nộp cheo để được làng công nhận cuộc hôn nhân là hợp pháp. Điều 19 khoán ước của thôn Trung Kính Thượng quy định, cheo nội (trai gái trong làng lấy nhau) nộp nửa con lợn giá 2 quan 6 mạc tiền cổ; cheo ngoại (con gái đi lấy chồng thiên hạ) nộp nửa con lợn với giá 4 quan 1 mạch tiền cổ. Sau này, do cải biến tục lệ nên giảm nhẹ đi các khoản phí này cho người dân, cheo ngoại nộp 500 viên gạch để lát đường (thường là trai làng khác lấy gái Trung Kính phải nộp), cheo nội nộp 1 lễ xôi, thủ lợn. Lệ nộp cheo này vẫn còn in đậm trong ca dao dân gian của người vùng Trung Kính.

Trèo lên cây gạo cao cao

Hỏi xem Trung Kính cheo bao nhiêu tiền Trung Kính cheo bẩy quan ba Lệ làng khảo rể trăm ba mươi vồ

Thôi thôi tôi giã ơn cô Làm sao tôi chịu đánh vồ ba trăm

Đám cưới thường diễn ra 3 – 4 ngày. Cỗ bàn cũng khá đơn giản, gồm 6 món như các nơi khác. Mở đầu lễ cưới là buổi dựng rạp với những người trong họ, thân cận tham gia. Bà con, anh em họ hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ giúp đỡ. Lễ đón dâu và ăn cưới chính thức diễn ra hôm sau. Các vị chức sắc và các vị cao tuổi được bố trí ở nơi trang trọng nhất, nhìn chung là chu đáo, tránh mắc sai sót.

105

Hình 3: Con đường lát gạch "nộp cheo" ngày xưa của làng Trung Kính Hạ (Sơ đồ do ông Trần Minh Hải vẽ tay)

Những tục lệ cưới xin như trên được lưu truyền đến thời kỳ hợp tác xã của những năm 60 thế kỷ trước thì bị biến đổi dần dần do những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Sang thời kỳ Đổi mới, các bước tiến hành thủ tục cưới xin cơ bản vẫn khá giống với thời trước, nhưng những tục lệ như: ở rể, nộp cheo, thách cưới và cưới do “cha mẹ sắp đặt” đã được dân làng xóa bỏ đi vì không phù hợp với hoàn cảnh nữa.

Sau khi chuyển đổi từ xã thành phường, các phong tục cưới xin ở Trung Hòa có sự chuyển biến trên nhiều mặt, đặc biệt là dưới tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường với những điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội mới. Tác giả Trần Thị Hồng Yến, trong một nghiên cứu nhân học về làng Trung Kính Thượng, đã cho rằng lễ thức cưới xin ở đây thay đổi trên mấy phương diện sau: một là, tự do cá nhân của lớp trẻ trong hôn nhân được đề cao và đối tượng kết hôn thay đổi; hai là sự thay đổi trong các nghi lễ cưới xin (các thủ tục, cỗ bàn, quà cưới, thành phần tham dự, trang phục) [99, tr.259].

Trong các lễ nghi cưới xin, các bước chính là: chạm ngõ, ăn hỏi, cưới vẫn được giữ nguyên nhưng đơn giản hóa đi cho phù hợp với nhịp sống bận rộn ngày

106

nay. Trong các năm gần đây, người dân có xu hướng đặt cỗ thay cho tự nấu, theo các hình thức: mua thực phẩm về rồi thuê người nấu, hoặc đặt cỗ nấu từ nơi khác mang đến, hoặc đặt cỗ tại nhà hàng, trung tâm tiệc cưới. Xu hướng đặt cỗ tại nhà vẫn được ưa chuộng hơn vì có đặc điểm là tiết kiệm và giữ được nét truyền thống, tuy nhiên việc đặt cỗ bàn tại các địa điểm nhà hàng, trung tâm tiệc cưới cũng đang dần phổ biến bởi các lý do: thứ nhất, khuôn viên của nhà gia chủ càng ngày càng bị thu hẹp nên không đủ chỗ cho khách khứa; thứ hai, mức sống của người dân được cải thiện nên dần chọn cách tổ chức tiệc cưới kiểu thành phố, vừa tiện lợi, lại vừa ngon, sang trọng và đẹp mắt; hơn nữa, cách tổ chức cỗ cưới ở nơi khác tránh được việc gây phiền phức và trở ngại cho hàng xóm, láng giềng trên địa bàn sinh sống. Trong một nghiên cứu nhân học về phường Nhân Chính, là phường giáp ranh với Trung Hòa, tác giả Bùi Thị Kim Phương cũng cho rằng việc tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng, khách sạn đang là một xu thế thời đại mặc dù tỷ lệ của nó vẫn kém xa nếu so sánh với việc cưới ở nhà.

Bảng 4.5: Địa điểm tổ chức tiệc cƣới qua khảo sát ở phƣờng Nhân Chính (quận Thanh Xuân) Địa điểm Tỷ lệ (%) Nhà riêng 82,1 Nhà hàng, khách sạn 17,8 Tổng 100 Nguồn: [64, tr.124]

Ngoài ra, các yếu tố khác của việc cưới xin cũng có sự thay đổi, như số lượng người tham dự đám cưới đông hơn do các mối quan hệ, kết nối của giới trẻ trong thời đại mới càng ngày được mở rộng. Quà cưới (thường là tiền mừng) cũng có giá trị cao hơn. Nếu trước năm 1997, bà con trong làng thường “đi” mừng 20.000 đồng thì bây giờ tăng lên 200.000 – 300.000 (khoảng từ năm 2010 đến nay). Trang phục cưới của cô dâu chú rể cũng chuyển sang phong cách tây âu với comple, cà vạt.

107

4.5.4. Tang ma

Tương tự đám cưới, đám ma truyền thống ở Trung Hòa xưa, hay của các nơi

khác nói chung, để cao vai trò của cộng đồng làng xóm và dòng họ. Theo Khoán

ước thôn Trung Kính Thượng, điều 41 ghi: “Lệ: các nhà trong thôn có đám ma hay giỗ chạp cải tang thì người nhà xin nhị giáp 2 phong trầu, trình với trưởng họ tập trung nhị giáp ăn mặc áo mũ chỉnh tề đến nhà có đám tế để làm lễ, nếu thiếu trưởng họ thì bản giáp chia phần biếu trùm trưởng và những người vắng mặt, bản giáp đều châm chước biếu phần chia đó, nếu ai xin với bản giáp miễn lệ đó bản giáp cũng châm chước cho. Nay định lệ” [103, tr.15].

Khi trong nhà có người mất, gia chủ phải đến báo với trưởng giáp để cắt cử người đến đảm nhận việc đưa tang, phụ trách các công việc khác cùng dòng họ. Xưa làng có 4 giáp (Cả, Nhất, Nhì, Ba). Tùy vào hoàn cảnh kinh tế mà gia đình mời ít hay nhiều người trong đội giáp đến đưa rước (thường là 36 người). Đội tuyển này sẽ lo khiêng cữu, rước long đình, kéo linh xa, cầm cờ, vác biển v.v…Ở thôn Trung Kính Thượng xưa, hùng mạnh nhất trong 4 giáp là giáp Cả và giáp Nhì do có lực lượng trai đinh đông nên không phải mượn người từ các giáp khác. Bà con làng xóm láng giềng khi biết tin sẽ tự động tới chia buồn và phúng viếng bằng vàng mã, hương, rượu, trầu cau, câu đối. Sau khi chôn cất, đội tuyển giáp và họ hàng, láng giềng về nhà tang chủ ăn bữa cơm chia buồn. Đến 49 ngày mất của người nhà, gia

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 100)