Các khu đô thị mới và việc đền bù đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 54 - 56)

7. Bố cục luận văn

3.1.2. Các khu đô thị mới và việc đền bù đất nông nghiệp

Trong tiến trình đổi mới, từ những năm 1989, ngoại thành Hà Nội có xu hướng bị thu hẹp dưới tác động của đô thị hóa, dân số nội thành Hà Nội bắt đầu tăng trưởng một cách nhanh chóng.

Bảng 3.4. Bảng thống kê diễn tiến dân số Hà Nội từ 1989 - 1999

Năm Tổng số (người) Phân chia theo khu vực

Nội thành (người) Ngoại thành (người)

1989 3.056.000 906.149 2.149.851

1993 2.219.710 1.023100 1.196.600

1995 2.194.400 1.250.800 1.043.600

1999 2.711.400 1.446.400 1.265.200

Nguồn: [55, tr.119]

Sức ép về dân số từ trong ra (nội thành) và ở ngoài vào (luồng dân di cư từ ngoại thành) đã đặt ra nhu cầu bức thiết về nhà ở, đồng thời cũng nhằm mục đích làm dãn mật độ dân cư, cung cấp khu tái định cư cho những người thuộc diện bị giải phóng mặt bằng. Do vậy, bên cạnh cải tạo, nâng cấp và xây mới các công trình công cộng và thương mại – dịch vụ, một trong những mục tiêu quan trọng trong quy hoạch của chính quyền thành phố Hà Nội là việc xây dựng những khu đô thị mới, tập trung chủ yếu ở những xã mới được chuyển thành phường. Việc khảo sát và lập báo cáo khả thi xây dựng các khu đô thị này đã được chính quyền thành phố Hà Nội quan tâm tâm và tiến hành từ trước đó: năm 1993 - 1994, các xã ngoại thành triển khai đo đạc và lập hồ sơ địa giới hành chính, đồng thời Viện Thiết kế quy hoạch xây dựng Hà Nội cũng cho nghiên cứu quy hoạch sơ bộ các khu xây dựng tại Trung Hòa, Yên Hòa, Nhân Chính. Theo đó, từ năm 1997 đến nay, ở khu vực 3 phường

55

trên, các khu chung cư, nhà ở, biệt thự mọc lên như nấm, tập trung chủ yếu ở 3 khu đô thị mới: Trung Hòa – Nhân Chính, Đông Nam Trần Duy Hưng và khu phố mới Trung Hòa - Yên Hòa. Điều đáng nói ở đây là cả 3 khu đô thị mới này ít nhiều ăn vào địa phận của phường Trung Hòa chủ yếu trong đó là đất nông nghiệp của phường.

Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính chia thành 2 phần. Phần do Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm chủ đầu tư, có ranh giới: phía Đông Bắc giáp thôn Trung Kính Thượng và Sư đoàn 361, phía Đông Nam giáp mương Mễ Trì – Hòa Mục, phía Tây Nam giáp đường nối từ quốc lộ 6 đến đường 32 (đường vành đai 3 bây giờ), phía Tây Bắc giáp đường Láng Trung – Hòa Lạc (đường Trần Duy Hưng bây giờ). Phần thứ 2 do Công ty Xây dựng và kinh doanh phát triển nhà Đống Đa đầu tư, nằm chủ yếu ở địa phận phường Nhân Chính và giáp với khu đô thị do Vinaconex đầu tư theo hướng Đông Bắc. 2 khu đô thị này

“ngốn” khoảng 204.000m2 đất của phường Trung Hòa.

Khu phố mới Trung Yên do Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng Đô thị là chủ đầu tư nằm chủ yếu ở địa phần thôn Trung Kính Hạ tiếp giáp với phường Yên Hòa.

Dự án này trên diện tích khoảng 147.202m2, bao gồm nhiều loại đất từ nông nghiệp

đến đất thổ cư. Ngoài ra các khu trung tâm dịch vụ và thương mại ở dọc đường Trần Duy Hưng cũng được triển khai xây dựng (như Big C). Đến năm 2005, dự án khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng được chấp thuận cho quy hoạch và tiến hành xây dựng.

Do các dự án nằm chồng chéo lên nhau với nhiều chủ đầu tư khác nhau nên việc đền bù, hỗ trợ đền bù và giải phóng mặt bằng tại phường Trung Hòa gặp rất nhiều khó khăn, do việc đề nghị giá tiền đền bù giữa các chủ đầu tư có sự chênh lệch khá lớn. Cuối tháng 5/2001, UBND thành phố có quyết định phê duyệt giá đền bù thiệt hại cho đất nông nghiệp bị thu hồi. Theo đó, giá đền bù đất nông nghiệp

(19.300đ/m2) nhân với hệ số K=2,5, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người dân

mất đất là 13.200đ/m2, ngoài ra còn có mức hỗ trợ đặc biệt đối với đất nông nghiệp

56

(đ/m2)[114], tức là khoảng 33 triệu đồng/sào1. Ngoài ra, bên phía chủ đầu tư Vinaconex đã cam kết hỗ trợ cho địa phương 3.500.000.000 (ba tỷ năm trăm triệu đồng)để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển quỹ phúc lợi, trên tinh thần tự nguyện.

Về thực chất thì đây là một hình thức đền bù lâu dài2. Ngoài ra, Vinaconex cũng

chịu trách nhiệm giải quyết cho 100 lao động phổ thông là con em địa phương đi lao động hợp tác nước ngoài, hỗ trợ cung cấp việc làm tại công ty cho những người có bằng cấp, chuyên môn.

Việc giải phóng mặt bằng và đền bù đất đai bị thu hồi đến tận những năm

2006-2007 vẫn còn vài nơi chưa giải quyết dứt điểm3. Theo người dân thôn Trung

Kính Thượng kể lại, các chủ đầu tư nhiều lần khảo sát và định “lấy” nốt các một số đất đai tại một số địa điểm trong thôn như: ao cá, các mảnh đất gần ao (nay là sân vui chơi và công viên của thôn) mảnh đất ruộng gần vườn cam, vườn ổi nhưng người dân đã phản đối và đến trụ sở UBND phường để “thưa kiện”. Tương tự như vậy ở thôn Trung Kính Hạ, do hiện trạng đất đai phức tạp, chồng chéo, không thể thu hồi ngay trong chốc lát, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và an ninh xã hội, nên chính quyền phường Trung Hòa đề nghị chủ đầu tư không được lấy ngay một lúc tất cả đất đai trong quy hoạch mà phải theo tiến độ cấp đất của địa phương: khu chân ruộng mạ rộng hơn 8 ha phải lấy từ từ, phần diện tích chùa thuộc

phường rộng 6.192 m2 phải để lại không được sử dụng [123, tờ 1].

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 54 - 56)