7. Bố cục luận văn
2.1.3. Mô hình hợp tác xã và những vấn đề
Năm 1986 với Đại hội Đảng lần thứ VI được giới nghiên cứu cả trong và ngoài nước coi là thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới. Thế nhưng, trước đó nhiều năm, những mầm mống của công cuộc này đã được hình thành, mà các nhà nghiên
cứu lịch sử kinh tế vẫn gọi là công cuộc “phá rào”1 vào đêm trước đổi mới. Năm
1975, sau khi thống nhất đất nước, bên cạnh những hân hoan hòa bình, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước lâm vào khủng hoảng, mà theo giáo sư Đặng Phong, có căn nguyên từ những vấn đề về giá (do cấm vận của Mỹ và sự giảm sút viện trợ từ khối xã hội chủ nghĩa) và thiên tai – địch họa (chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc). Các vấn đề thiếu hụt lương thực – thực phẩm cộng với tình hình đời sống người dân sa sút nghiêm trọng đã khiến cho mô hình HTX nông nghiệp bộc lộ rõ những nhược điểm của nó mà trên thực tế, những nhược điểm ấy đã tồn tại một thời gian dài từ khi hình thành. Chúng tôi dẫn chứng dưới đây một vài ví dụ thực tế về tình hình kinh tế ở xã Trung Hòa, huyện Từ Liêm trong những thập niên từ 60 - 80 để chứng minh điều đó.
37
Mô hình HTX nông nghiệp phân phối thu nhập cho xã viên theo cơ chế hạch toán công và điểm. Công là ngày làm việc của người lao động. Điểm là thước đo mức độ nặng nhọc của công. Tổng số thu hoạch của HTX sẽ chia cho xã viên theo công và điểm của người ấy làm được. Trên lý thuyết, cách phân phối đó rất công bằng, nhưng trong thực tế thì mô hình này đã dẫn hầu hết các HTX phá sản vì các lý do sau.
Một trong những mặt trái của lối làm ăn tập thể là sự bình quân chủ nghĩa. Những xã viên HTX khi tham gia sản xuất đều làm một công việc giống nhau và được nhận công điểm như nhau bất kể từng người có làm việc tích cực hay biếng nhác. Sản phẩm làm ra không được phân chia chính xác theo đúng số điểm. Mỗi vụ mùa, các cán bộ HTX lại chia sản phẩm theo một phương thức sao cho tất cả các hộ gia đình đều nhận được một phần bảo đảm nhất định. Ở một số xã, những người có số công điểm vượt trội mức sản xuất tập thể tối thiểu chỉ được phép giữ 20% số vượt trội đó. Họ phải bán lại 80% số còn lại theo giá quy định của Nhà nước mà giá thì rất thấp [34, tr.330]. Vì vậy, thực thu cho phần công việc bổ sung của họ rất nhỏ so với phần công sức họ bỏ ra. Điều đó dẫn đến tâm lý chán chường và không muốn làm những công việc sản xuất tập thể. Bên cạnh đó, sự không minh bạch và gian dối của các cán bộ HTX ngày càng phổ biến gây mất sự tin tưởng của xã viên. Điều tra của Ủy ban Hành chính Hà Nội về công tác quản lý HTX nông nghiệp năm 1962 đã cho thấy tình trạng sổ sách thu chi của các HTX không được ghi minh bạch, các cán bộ ban quản trị HTX và các kế toán tài vụ của HTX tham ô tài sản tập thể diễn ra phổ biến [110, tờ số 29]. Thêm vào đó, một yếu tố nữa khiến người dân bỏ bê HTX là do chính quyền và HTX không hề có những biện pháp khích lệ những người nông dân làm việc cần cù.
Trung Hòa là một xã nông nghiệp thuần túy sản xuất lương thực, thực phẩm là chủ yếu, quy mô HTX toàn xã. Nhưng cuối thập niên 70 đầu 80, những công cụ sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, năng suất lao động thấp, quản lý HTX vẫn theo cách đánh kẻng ghi tên, làm công lấy điểm. Công gián tiếp phát sinh nhiều chiếm tới 1/3 tổng số công của HTX. Sản phẩm thu hoạch phân phối bình quân nên không
38
khuyến khích được người lao động và sinh ra tư tưởng ỷ lại tập thể khá nặng nề. Trình độ cán bộ nói chung còn hạn chế nên quản lý HTX càng lớn càng khó khăn. Các sản phẩm của HTX còn để lãng phí, mất mát nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của HTX, đời sống người lao động ngày càng giảm sút, xã viên không tha thiết với HTX [2, tr.86-87]. Những hiện tượng này làm cho sản xuất bị trì trệ, nền kinh tế mất cân đối. Cũng vì thế nên xã viên chẳng thiết tha ra đồng, chỉ đua nhau làm những công việc khác, bỏ mặc ruộng đồng, vừa nhàn hạ, đỡ chịu nắng mưa mà cũng được một công. Do vậy, đánh giá về tình hình tham gia sản xuất của người nông dân Trung Hòa thời kỳ đó, người ta nhận xét: “HTX Tân Hòa hầu hết xã
viên sản xuất nông nghiệp đều biết nghề chẻ tăm hương, cũng người ấy nếu đi sản xuất nông nghiệp cả ngày ngoài trời vất vả được 10 điểm thì ở nhà chẻ tăm hương cũng được 8 điểm” [109, tờ số 33].
Do những nguyên nhân trên nên tình hình sản xuất của các HTX nông nghiệp ngày càng sút kém. Tình trạng “cha chung không ai khóc” làm cho các xã viên HTX không ai chú trọng đến việc gặt, cấy cho đúng thời vụ mà chỉ chăm chăm làm những công việc khác. Ở huyện Từ Liêm, có một thực tế là, từ năm 1965 – 1972, giá trị sản lượng nông nghiệp còn thua kém cả thủ công nghiệp. Những bảng cơ cấu tỷ trọng nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp dưới đây sẽ cho thấy điều đó.
Bảng 2.1. Tỷ trọng giữa nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nói chung(đơn vị: 1000 nghìn đồng)
Năm Tổng giá trị sản lượng Tỷ trọng
Chung Nông nghiệp TTCN Nông nghiệp TTCN
1965 30.353 14.032 16.321 46% 54%
1970 39.609 17.505 22.104 44% 56%
1971 44.539 19.039 25.591 42% 58%
1972 45.874 21.139 24.735 46% 54%
39
Bảng 2.2. Tỷ trọng giữa 3 khu vực: Nông nghiệp, TTCN chuyên nghiệp thuần túy và TCN trong HTX nông nghiệp(đơn vị: 1000 đồng)
Năm Giá trị sản lượng Tỷ trọng
Nông nghiệp TTCN chuyên nghiệp TTCN trong HTX Nông nghiệp TTCN Chuyên nghiệp TTCN trong HTX 1965 14.032 15.568 753 46% 51% 3% 1970 17.505 20.398 1.706 44% 51% 5% 1971 19.039 22.793 2.798 42% 51% 7% 1972 21.139 21.975 2.830 46% 46% 8% Nguồn: [109, tờ số 28]
Tình trạng sản xuất nông nghiệp kém dẫn đến việc sản lượng lương thực không đủ để chia cho các xã viên. Số lương thực được chia theo công điểm ngày càng không đủ để họ nuôi sống gia đình. Trước nhu cầu bức bách của cuộc sống, họ phải tập trung vào mảnh đất 5% (tức lô đất thuộc kinh tế phụ, dành cho xã viên trồng rau để ăn và để chăn nuôi trong gia đình) để thâm canh, quay vòng triệt để. Tuy nhiên, hiệu quả về kinh tế đem lại cho người nông dân thực chất phần lớn đến từ những hoa lợi họ thu được trên phần đất 5% nhỏ bé này. Có thể nói, sản lượng thóc và các sản phẩm khác ở những mảnh đất này ít nhất cũng cao gấp đôi, gấp 3
lần đất canh tác tập thể1. Đánh giá về thời kỳ này, giáo sư Phan Đại Doãn cho rằng:
“trong khi HTX chiếm 95% diện tích canh tác thì gia đình cá thể chỉ được chia 5%
diện tích nhưng thu nhập của xã viên không kém thu nhập từ HTX…có thể nói ruộng 5% và một số ao vườn chăn nuôi ngoài HTX hoàn toàn không phải là phụ mà là chính” [16, tr.47].
Quan điểm này hoàn toàn có căn cứ. “Ruộng 5% và một số ao vườn chăn nuôi ngoài HTX” ở đây, trong một thời gian dài hợp tác hóa, bị coi là kinh tế phụ. Hay nói cách khác, kinh tế phụ là toàn bộ những hoạt động kinh tế ngoài tập thể của người dân nhằm tạo ra thu nhập, bao gồm các ngành nghề thủ công, các hoạt động sinh kế được thực hiện vào lúc nông nhàn hoặc ngoài giờ lao động tập thể. Theo
Báo cáo tình hình kinh tế phụ gia đình và đời sống xã viên trên cơ sở phân tích,
thống kê tại 30 HTX các loại khác nhau ở ngoại thành năm 1972 của Ủy ban Hành chính Hà Nội, có đến 16/30 HTX có thu nhập bình quân từ kinh tế phụ gia đình cao
40
hơn kinh tế tập thể, mặc dù điều kiện sản xuất ở các HTX hơn hẳn các hộ cá thể [108, tờ số 32]. Còn tại Trung Hòa, trong những năm cuối thập niên 60 – đầu 70, có một thực tế là, nghề thủ công nghiệp làm hương mới là ngành đem lại doanh thu
cao nhất trong tổng thể cơ cấu sản xuất kinh tế. Theo Bản tóm tắt quy hoạch sản
xuất huyện Từ Liêm của Ban xây dựng cấp huyện, thành phố Hà Nội năm 1969 thì:
“HTX Tân Hòa (của thôn Trung Kính Hạ) tổ chức khôi phục nghề làm tăm hương
xuất khẩu, vì nông dân hầu hết có truyền thống. Đặc điểm của nghề này sử dụng công cụ thô sơ, với tính chất nghề phụ, nông dân sản xuất theo lối thủ công gia đình, để tận dụng mọi điều kiện lao động và mọi thời gian nhàn rỗi, qua hằng năm, giá trị sản lượng tăm hương cao hơn giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn cho Nhà nước và do đó mặc dù sản xuất nông nghiệp có định kỳ thời vụ nhưng xã viên vẫn có công việc làm quanh năm” [109, tờ 29]. Trong
thập niên 70, mỗi năm nghề làm hương đóng góp 200 tấn sản lượng, chiếm 40 – 52% thu nhập của HTX nông nghiệp Tân Phong và chiếm 75% sản lượng xuất khẩu của xã [2, tr.79]. Như vậy, nghề thủ công làm hương với tư cách là một nghề phụ, không những đem lại thu nhập ổn định và thường xuyên cho bản thân người nông dân, mà còn đem lại thu nhập tích cực cho HTX nông nghiệp của xã Trung Hòa.
Nhìn chung, trong khoảng 3 thập niên 60, 70 và đầu 80, trong hệ thống kinh tế - xã hội theo mô hình HTX, vị trí của hộ gia đình thật sự bị sút kém. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính của các hộ xã viên đều phải đem góp vào các HTX, cơ cấu tổ chức làm ăn tập thể dựa trên chế độ chấm công mà chia sản phẩm. HTX để lại 5% tổng quỹ đất, chia đều cho các hộ xã viên. Trên phần đất này, các hộ xã viên được quyền tự canh tác. Như vậy, có thể coi hộ gia đình khi ấy không là đơn vị sản xuất mà chỉ là biến số phụ thuộc vào HTX. Nói cách khác, hộ gia đình không còn là tác nhân thúc đẩy sản xuất, mà bị phụ thuộc vào HTX. Bởi phần tự chủ của kinh tế gia đình chỉ còn 5% ruộng đất, còn ngoài ra là của tập thể. Tuy nhiên, 5% và kinh tế phụ thực ra lại đem đến nguồn thu nhập chủ đạo nuôi sống các hộ gia đình. Giáo sư Đặng Phong khi đánh giá về thời kỳ trước Đổi mới ở Việt Nam đã nhận xét: “Việt
41
do, sản xuất nhỏ và tiểu thương vẫn tồn tại dai dẳng và “bất trị”…Ở khắp mọi nơi, những chợ nông thôn, hàng vỉa hè, quán xá, những luồng buôn bán tiểu ngạch đã có tác dụng như những chiếc phao bảo hiểm khi khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa không đảm bảo đủ cho sản xuất và đời sống” [63, tr.486].
Những dẫn chứng trên đã chỉ ra những nhược điểm căn bảncủa mô hình HTX nông nghiệp tại miền Bắc Việt Nam nói chung và ở Trung Hòa nói riêng. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta trong những thập niên 60 – 80.