Những ranh giới

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 91 - 93)

7. Bố cục luận văn

4.4.1. Những ranh giới

Về mặt hình thể, trong tâm thức người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, làng thường là một thực thể ẩn hiện sau những lũy tre xanh dày đặc, bởi làng ở Nam Bộ không bị bao vây bởi những lũy tre như thế [34, tr.21]. Những lũy tre ấy là những hào lũy tự nhiên của làng và cũng là ranh giới ngăn cách giữa không gian cư trú và không gian sản xuất. Làng Trung Kính Thượng từng có nhiều lũy tre như thế bao bọc xung quanh. Các cụ trong làng kể rằng, xưa làng có lũy tre chạy dọc từ cổng chính đến miếu Nghè (miếu nằm gần cầu Trung Hòa, nay đã mất) rất dầy và cao lớn, rộng đến 5m. Lũy tre này dùng để ngăn không cho trộm cướp đột nhập vào làng, bảo vệ tài sản của làng. Vì thế nên làng cấm không cho ai được chặt một cây nào ở lũy tre ấy, kể cả để dùng cho việc công. Từ cổng Đồng chạy đến đoạn sân HTX, vòng qua ao ngày trước cũng có những rặng tre lớn, sau này bị chặt phá đi đem đun nấu, phần gốc cháy nhiều ngày mới tắt [39, tr.50]. Nhưng từ ngày đô thị hóa, tre bị chặt, san lấp để nhường chỗ cho những ngôi nhà bê tông cao tầng. Bốn phía của làng trước đây trải dài những lũy tre xanh, giờ là những đường phố lớn nhộn nhịp: Trần Duy Hưng, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Ngọc Vũ và Lê Văn Lương. Tiếp đến là những cánh cổng làng. Như người xưa vẫn nói, con người có cái mặt, làng quê Việt Nam có chiếc cổng làng. Làng Thượng xưa có 3 cổng: cổng chính nằm ở hướng Đông Bắc, cạnh con đường đất (nay là đường Nguyễn Ngọc Vũ) ven sông Tô Lịch, cổng Riềng nằm ở lối đi từ đình Thượng xuống phía đồng ruộng và chợ phía Tây Bắc còn cổng Đồng nằm ở lối đi thẳng ra khu ruộng canh tác rộng mênh mông trước đây ở phía Tây Nam (ruộng Cát). Từ khi bị đô thị hóa, các cánh cổng này lần lượt bị xuống cấp và ra đi mãi mãi vì lý do “lấy đất mở rộng đường”, nay chỉ còn một cổng chính ở đường Nguyễn Ngọc Vũ.

1 Chúng tôi cũng sử dụng tư liệu tranh vẽ tay của ông Trần Minh Hải để mô tả sơ đồ cảnh quan của thôn Trung Kính Hạ ngày xưa (trong thời kỳ hợp tác hóa đến khoảng trước năm 1997). Xin xem phần Phụ lục.

92

Cổng chính của làng nhìn thẳng ra sông Tô Lịch về phía đường Láng. Cổng được xây từ bao giờ không rõ vì không có niên biểu, nhưng có 3 chữ Hán nay vẫn

còn là “Trung Từ môn”1. Cổng được xây bằng gạch, kiểu đại môn, cao 5,75m, rộng

2,59m, sâu 2m45 [11, tr.9], phía trước mở rộng 2 cánh, có 2 cột trụ chắn, trên các trụ có tranng trí nụ hoa. Nóc cổng được xây vòm bằng gạch, có hoa văn rồng chầu nguyệt phía mặt tiền phía trên của cổng. Cửa vào rộng 2m, cao 4m. Ngày xưa cổng có lắp 2 cánh cửa bằng lim, cánh bên phải có một cửa sổ nhỏ để cho dân ai đi về

quá giờ quy định thì phải gọi tuần đinh ngủ trực tại điếm canh2 ra mở. Ở gần cổng

xưa có 2 cây gạo to cao hai bên (đường kính 4 – 5m) nhưng nay cũng không còn. Năm 1996, chính quyền cho làm hệ thống thoát nước qua cổng nên người dân đã tiện thể xây lại cổng to rộng hơn một chút. Tất cả những chữ câu đối trong và ngoài cổng đều được sửa lại với nét cách điệu. Phía trước cổng có đôi câu đối: “Lệ tồn Trung Kính do thị lộ nhập kế môn trường, tục thượng Từ Liêm an đình lạc truyền quan đại”. Phía sau cũng có 2 câu: “Trượng khách kích triết dĩ ngữ dịch hệ trọng môn đạt, quân tử trực đạo nhi hành nam vô khinh hương thông” [11, tr.11-12]. Cuối năm 2016, cổng lại được sửa sang lại lần nữa, quét thêm lớp sơn bóng. Tuy vậy, người dân ưa chuộng nét cổ kính ngày xưa hơn.

Hai cổng phụ của làng là cổng Đồng và cổng Riềng nay đã không còn nữa. Cổng Đồng đã bị phá từ những năm chuyển đổi xã thành phường để lấy đất làm đường. Còn cổng Riềng mới bị phá vào khoảng năm 2009. Mặc dù nhân dân xóm Riềng đã vận động bà con làm đơn “định” gửi UBND nhằm bảo tồn cổng, nhưng vì nhiều lý do nên đã không thực hiện được [11, tr.13].

1 Theo các cụ trong làng, Trung Từ là một tên gọi của làng ngày xưa: Kính Chủ - Trung Từ - Trung Ái – Trung Kính – Trung Hòa. Cũng có cụ cho rằng tên gọi này ra đời từ thời Lý – Trần.

2 Tất cả các điếm canh trong làng Trung Kính Thượng đều đã bị tư nhân lấn chiếm, nay không còn di tích nào.

93

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)