Nông nghiệp và thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 56 - 58)

7. Bố cục luận văn

3.2.1.Nông nghiệp và thủ công nghiệp

Cơ cấu kinh tế của xã Trung Hòa trước khi thành phường là một mô hình kinh tế hỗn hợp bao gồm: nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp, buôn bán, dịch vụ. Chính sách kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa nhanh đã khiến cho

1Khi được hỏi về mức tiền đền bù đất nông nghiệp vào thời điểm những năm 2000 – 2001, một số người dân làng Trung Kính Thượng cũng đưa ra con số tương tự. Tư liệu điền dã tháng 8/2016.

2 Có lẽ vì hiểu nhầm cách thức hỗ trợ này, nên khi trả lời phỏng vấn chúng tôi tháng 8/2016, một người dân là ông Vũ Văn Ba (làng Trung Kính Thượng) nghĩ rằng đấy là khoản tiền đền bù bị UBND phường “giữ lại” để gửi sổ tiết kiệm ngân hàng, sau đó lấy lãi hàng năm để cấp tiền “tiêu tết” mỗi dịp tết Nguyên đán cho những hộ dân bị thu hồi đất. Gia đình ông Ba có 1,5 sào ruộng, được đền bù những năm 2000 – 2001, vị chi là khoảng 50 triệu.

3 Năm 2006 phường Trung Hòa đã phải tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của 1 hộ dân và tổ chức cưỡng chế điều tra 2 hộ tại đường 22m khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính.

57

ruộng đất của nông dân bị thu hẹp. Những nông dân mất hoàn toàn ruộng đất buộc phải chuyển đổi ngành nghề, còn những người bị thu hồi một phần thì phải làm thêm những hoạt động kinh tế khác để bù lại vào khoản thu nhập bị mất từ mảnh đất bị thu hồi. Vì vậy, những hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng rau, hoa màu và chăn nuôi đã bị giảm mạnh, dần dần dẫn đến sự triệt thoái của nông nghiệp, kèm theo nó là thủ công nghiệp.

Trước những năm 1996, theo điều tra, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân các huyện ngoại thành phổ biến ở mức trên 2 sào/người thì đến những năm 1997, tỷ lệ này đã bị thu hẹp, chỉ khoảng 1-2 sào/người, rất ít người trên 3 sào (0,2%) [57, tr.82]. Tại Trung Hòa, năm 1987, với chính sách đổi mới, người nông dân đã được phân chia ruộng căn cứ theo diện tích nông nghiệp đã có. Hộ tối thiểu

được giao 68m2, hộ tối đa được 400m2, như vậy mỗi hộ chỉ được khoảng trên dưới

1 sào. Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh cộng với sự thu hẹp của diện tích đất sản xuất đã khiến người nông dân ngày càng xa rời việc canh tác nông nghiệp, tìm đến những công việc khác.

Năm 1997, Chính phủ cho ban hành luật chuyển đổi HTX theo Nghị định 16/CP ngày 21/12/1997. Quận Cầu Giấy theo đó đã cho rà soát và kiểm tra thực trạng hoạt động với các HTX trên địa bàn quận, để tiếp đến là tiến hành giải thể các HTX trên danh nghĩa, hình thức, thực chất không còn hoạt động hoặc cho chuyển sang mô hình khác phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Cuối tháng 4 năm 1998, Đại hội HTX ở Trung Hòa đã diễn ra, HTX Tân Phong được chuyển đổi thành HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Kinh doanh Tổng hợp Trung Hòa; vốn và tài sản dựa trên cơ sở đóng góp cổ phần [2, tr.125]. HTX vẫn giữ yếu tố “nông nghiệp” trong tên gọi vì cuối thập niên 90 - đầu những năm 2000, do công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành nên một số hộ dân vẫn còn đất đai trồng lúa, rau và hoa quả, bởi vậy họ vẫn tiến hành một số hoạt động trồng trọt trên mảnh ruộng của mình. Do đó, HTX chịu trách nhiệm cung cấp thóc giống, phân bón và một số dịch vụ khác cho họ. Tuy nhiên, những hoạt động nông nghiệp này diễn ra nhỏ lẻ và không mang tính chất lâu dài. Trên thực tế, chỉ vài năm sau đó, HTX của

58

phường đã hầu như không còn gắn với sản xuất nông nghiệp như ngày trước nữa mà chủ yếu làm các hoạt động như: cho đấu thầu các khu trại chăn nuôi tập thể; các kho tàng nhà xưởng cho thuê để sản xuất dịch vụ như sản xuất bia hơi, làm đồ mộc, kinh doanh vật liệu xây dựng và các dịch vụ khác.

Thủ công nghiệp Trung Hòa sau một thời kỳ dài có nhiều thành tựu trong sản xuất và phát triển, đến năm 1997 khi nông nghiệp bước vào con đường triệt thoái, cũng đã suy yếu theo. Mặc dù chính quyền quận và phường đã có những chính sách tích cực để củng cố lại nghề làm hương tại Trung Hòa nhằm giải quyết việc làm cho nông dân nhưng điều đó cũng không giúp cho ngành nghề truyền thống này trụ vững lâu hơn. Đến khoảng những năm 2003-2004 ở Trung Hòa chỉ còn vài hộ gia

đình còngiữ nghề làm hương1.

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 56 - 58)