Từ năm 1986 đến năm 1997

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 41)

7. Bố cục luận văn

2.2.Từ năm 1986 đến năm 1997

2.2.1. Chủ trƣơng đổi mới của Đảng

Đứng trước tình thế kinh tế - xã hội lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, mất cân đối nghiêm trọng giữa sản xuất và lưu thông, đặc biệt trong nông nghiệp, Trung ương Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và ổn định tình hình đất nước. Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương đã ra Chỉ thị 100 về “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã”. Chỉ thị này thường được gọi là “khoán 100”, đã tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp khôi phục và đi lên. Trên thực tế, các xã viên khi ấy mới chỉ được khoán 3/8 khâu của quy trình sản xuất lúa là cấy, chăm sóc, thu hoạch. Nếu vượt khoán thì xã viên được hưởng. Khoán 100 đã tạo nên động lực mới trong sản xuât nông nghiệp, nhanh chóng được nông dân hưởng ứng, thu hút hàng triệu người tham gia và tạo hiệu quả kinh tế khá lớn.

Sau 5 năm thực hiện, cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư tuy đã phát huy tác dụng tích cực nhưng đã dần bộc lộ những mặt hạn chế. HTX vẫn bị ràng buộc bởi những cơ chế quan liêu, bao cấp; mức giao khoán sản phẩm cho xã viên không ổn định; hiện tượng dong công phóng điểm phổ biến; lợi ích của người nông dân bị vi phạm; thu nhập của xã viên vẫn còn thấp. Nhiều nơi đã có tình trạng nông dân trả lại ruộng khoán. Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã họp và chỉ ra những nguyên nhân căn bản

42

dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội và trên cơ sở này, Đại hội đưa ra những quan điểm đổi mới, trước hết là về tư duy kinh tế như sau:

- Điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư theo 3 chương trình: lương thực, thực phẩm,

hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

- Thực hiện chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

- Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

- Chuyển từ chính sách kinh tế đóng kín sang chính sách kinh tế mở cửa.

Tiếp đó, tại Hà Nội, ngày 4/1/1988, Thường vụ Thảnh ủy ra Chỉ thị số 10 triển khai chế độ khoán mới (khoán hộ hay còn gọi là khoán 10). Chỉ thị này đã làm cơ chế quản lý nông nghiệp có sự thay đổi căn bản. Đồng thời với đó là những đổi mới mang ý nghĩa cải cách trong cơ chế quản lý của các đơn vị kinh tế cơ sở.

Những chính sách mới ban hành từ năm 1988 trở đi bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất của hộ xã viên trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Về sở hữu, các tư liệu sản xuất như ruộng đất, trâu bò được trao lâu dài cho các hộ xã viên; về quản lý, vai trò tự chủ của hộ xã viên được khẳng định; về phân phối, xóa bỏ chế độ hạch toán và phân phối theo công điểm.

Với việc giao đất ruộng ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình, Nghị quyết 10 đã thực sự tạo được bước đột phá trong nông nghiệp, khẳng định vai trò tự chủ của hộ gia đình xã viên. Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã nêu bật quan điểm: “Gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, ngoài

việc nhận khoán sử dụng ruộng đất, thực hiện các hợp đồng khác với HTX, còn chủ động phát triển sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức. Nhà nước và HTX khuyến khích gia đình xã viên làm giàu” [12, tr.597-598]. Sự thay đổi căn bản về vị

trí vai trò của kinh tế hộ đã giải phóng kinh tế hộ khỏi ràng những ràng buộc của cơ chế cũ, khơi dậy tiềm năng to lớn trong từng hộ nông dân.

Bên cạnh đó, từ năm 1989, Nhà nước thực hiện chính sách tự do hóa thương mại. Hàng hóa được tự do lưu thông, các trạm kiểm soát “ngăn sông cấm chợ” thời bao cấp được xóa bỏ, xuất khẩu được nới lỏng đã tạo điều kiện cho kinh tế của các địa phương trên cả nước hòa nhập vào không khí của nền kinh tế thị trường trong và

43

ngoài nước. Sau nhiều năm bao cấp, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng nhanh, từ đầu năm 1989, ở Hà Nội đã xuất hiện một bức tranh thương mại mới: thị trường sống động, hàng hóa phong phú, đa dạng, các hoạt động mua bán và dịch vụ dần đi vào quỹ đạo mới.

Tiếp tục không khí đổi mới kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết Hội nghị lần 5 của Ban Chấp hành TW Đảng năm 1993 về Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đã đưa ra quan điểm “đặt sự phát triển nông nghiệp

và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu” [12, tr.701].

2.2.2.Tình hình kinh tế - xã hội Về kinh tế

Khoảng đầu thập niên 1980, bởi những lý do chủ quan và khách quan, tình hình kinh tế - xã hội của xã Trung Hòa rơi vào trì trệ, sản xuất kém hiệu quả, kinh tế mất cân đối. Chỉ thị 100 (năm 1981) về “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp” của Đảng được triển khai ngay lập tức nhằm khắc phục tình trạng trên. Trong những năm thực hiện khoán 100, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, sâu bệnh và nhất là lũ lụt phá sạch vụ mùa năm 1985 và làm tổn thất 45% sản lượng lương thực năm 1985 [2, tr.89]. Tuy vậy, khoán 100 đã tạo nên một không khí mới trong sản xuất và đời sống nhân dân. Những phong trào thi đua vượt khoán diễn ra sôi nổi, các công tác chỉ đạo trong sản xuất nông nghiệp cũng bớt vất vả hơn. Chỉ thị 100 đã tạo ra một chuyển biến lớn trong các hoạt động sản xuất của HTX. Đã có 528/615 hộ xã viên nhận khoán, bằng 85% tổng số hộ của HTX. Hàng năm thực hiện thuế và nghĩa vụ về lương thực từ 150 – 160 tấn thóc (trong đó có 50 – 60 tấn thóc nếp; Trung Hòa là xã nộp thóc nếp nhiều nhất của huyện Từ Liêm), rau xanh bán cho nhà nước từ 90 – 100 tấn/năm,

chăn nuôi cũng đạt nhiều thành tựu, duy chỉ có sản xuất thủ công bị giảm sút1.

1 Do cuộc chiến tranh Việt – Trung nên nghề làm hương bị ngưng trệ vì không còn thị trường xuất khẩu chủ đạo. Đồng thời đối phương cũng đá phá hoại và chiếm lĩnh những thị trường mà ta vẫn xuất khẩu sang như Hồng Kông, Singapore.

44

Sau 5 năm thực hiện khoán 100, mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên cũng đã có những hạn chế bộc lộ trong sản xuất ở xã Trung Hòa. Tình trạng một số nơi khoán trắng nhiều khâu sản xuất cho hộ xã viên dẫn đến việc nhiều hộ xã viên không giao nộp sản phẩm cho HTX, khiến nợ của HTX lên tới 150 tấn thóc [2, tr.-1]. Do đó, HTX không đủ lương thực để điều hòa, trả công lao động cho các ngành nghề. Đời sống xã viên tuy được nâng lên sau khi thực hiện khoán sản phẩm nhưng so với công sức, tiền vốn mà xã viên bỏ ra đầu tư vào nộp khoán thì chưa tương xứng, làm phát sinh những mâu thuẫn mới. Sản xuất nông nghiệp của xã Trung Hòa lại một lần nữa cần có hình thức quản lý mới.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Đảng bộ xã Trung Hòa trong lần họp tháng 10/1988 đã xác định nhiệm vụ và phương hướng của xã theo đường lối đổi mới do Đảng đề ra: sản xuất lương thực, thực phẩm là chính, phát triển ngành nghề, trong đó chú trọng mặt hàng xuất khẩu [2, tr.102].

Sau khi có chủ trương giao đất bổ sung cho các hộ gia đình, chính quyền xã đã tiến hành triển khai thực hiện. Giữa năm 1987, thành phố có chủ trương giao đất bổ sung làm kinh tế gia đình, điều chỉnh đất 5% mà nó đã tồn tại gần 30 năm không còn phù hợp. Căn cứ vào diện tích đất nông nghiệp hiện có và số nhân khẩu được

điều chỉnh và giao mới, ở Trung Hòa, mỗi hộ nhận tối thiểu là 68m2, hộ tối đa là

400m2. Đến năm 1993, HTX tiến hành giao khoán ổn định cho các gia đình, bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quân một nhân khẩu nông nghiệp được giao 360m2. Với chủ trương giao quyền sử

dụng đất lâu dài, ổn định trong nhiều năm, người nông dân đã thực sự được làm chủ trên thửa ruộng của mình.

Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị được ban hành, quy định nội dung toàn diện về quản lý kinh tế nông nghiệp. Theo đó, HTX nông nghiệp không còn vai trò chủ đạo của mình như thời kỳ trước nữa, mà hộ nông dân mới là đơn vị tự chủ trong sản xuất, thực hiện nghĩa vụ và thanh toán trực tiếp với HTX. HTX Tân Phong cũng được tiến hành thay đổi chức năng quản lý. Toàn bộ công cụ sản xuất của HTX được bán thanh lý cho xã viên. Bộ máy quản lý của HTX được tinh giản gọn nhé.

45

HTX lúc này chỉ còn chịu trách nhiệm 2 khâu là thủy lợi và bảo vệ, còn các khâu làm đất, giống, phòng trừ sâu bệnh thì san sẻ cũng xã viên.

Kinh tế thời kỳ này đã có những khởi sắc. Nhờ vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước đã xóa bỏ nghĩa vụ lương thực và thực phẩm, sản xuất nông nghiệp tập thể bị thu hẹp và dần biến mất, kinh tế tư nhân được chú trọng phát triển. Trong nông nghiệp, chính quyền xã cho đầu tư xây dựng thêm 1 trạm bơm nước tại khu vực cánh đồng Mẻ, nâng tổng số trạm bơm lên 4 trạm. Đồng thời, mỗi năm HTX đầu tư hàng nghìn công để nạo vét, đào đắp kênh mương. Nhờ đó, năng suất lúa 1992 – 1993 đạt 8 tấn/ha, tổng sản lượng thóc đạt 1048 tấn/năm, tăng 123% so với năm 1985. Nhiều gia đình trong xã đã mua thêm trâu bò để tăng sức kéo, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư máy kéo loại nhỏ và máy tuốt lúa (500-600 cái) về làm thuê cho xã viên, các công cụ lao động cũng được người dân tích cực cải tiến.

Về chăn nuôi, sau 5 năm thực hiện khoán 100, sản lượng thịt lợn tăng từ 80 – 100 tấn một năm, hàng năm bán nghĩa vụ cho nhà nước từ 60 – 70 tấn thịt lợn hơi, riêng năm 1984 đã bán tới 79 tấn cho nhà nước. Chăn nuôi tập thể đạt 22 tấn, xã viên 57 tấn [2, tr.90]. Về sau, khi nhà nước xóa bỏ nghĩa vụ lương thực và thực phẩm thì đàn lợn chăn nuôi của xã viên thường xuyên có từ 1000 – 1200 con. Sản lượng thịt lợn bán cho Nhà nước đạt từ 80 – 90 tấn [2, tr.103-104].

Đây cũng là thời kỳ phồn thịnh của thủ công nghiệp. Sau khi thực hiện cơ chế quản lý mới, sản xuất tập thể thu hẹp lại, sản xuất tư nhân ngày một nhiều lên. Toàn bộ khu vực thuộc Hà Nội đã tiến hành tổ chức lại khối HTX sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hình thức HTX cổ phần [89, tr.93]. HTX thanh lý bán lại các khung dệt mành cho xã viên. Ngành thêu ren đến năm 1988 không còn hợp đồng gia công và đến năm 1990 HTX không còn sản xuất ngành nghề tập thể. Từ 1986 – 1992, các hộ sản xuất ngành nghề thủ công của Trung Hòa phát triển rực rỡ, trong đó tập trung vào sản xuất mành lụa, mành vẽ để bán ra thị trường nội địa và xuất khẩu. Mỗi hộ có từ 10 – 15 khung dệt đã được cải tiến. Các mặt hàng, mẫu mã được thường xuyên cập nhật; tổ chức quy mô sản xuất hợp lý hơn nên đã làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng. Các vấn đề về việc làm đã cơ bản được giải quyết, hàng trăm

46

lao động trong xã đã gia nhập đội ngũ sản xuất thủ công nghiệp. Sản xuất hàng năm hàng vạn chiếc mành các loại. Nhiều hộ đạt từ 20 – 30 triệu đồng/năm. Các ngành kinh doanh, dịch vụ tư nhân cũng dần phát triển với gần 200 hộ [2, tr.93].

Khoảng đầu những năm 1990, quá trình đô thị hóa lan dần ra khu ngoại thành, một loạt các làng xã ven nội, trong đó có Trung Hòa đứng trước những thách thức to lớn.

Về xã hội

Đường lối Đổi mới của Đảng đã đem lại một luồng gió mới trong xã hội. Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục liên tục gặt hái được những thành tựu quan trọng. Nhờ đó, năm 1993, xã Trung Hòa đã được thành phố công nhận là xã nông thôn mới.

Về đời sống của người dân, năm 1994, Đại hội Đảng bộ xã Trung Hòa đã đánh giá sau 9 năm thực hiện đổi mới, trong đó có nhiều chuyển biến quan trọng về phát triển kinh tế xã hội. Số hộ có kinh tế khá chiếm 35%, số hộ kinh tế trung bình 62%, chỉ có 3% hộ nghèo. Cuối năm 1994, qua điều tra cơ bản, nhà kiên cố và 2 tầng trở lên có 688 cái, nhà bán kiên cố có 703 cái, nhà kém kiên cố chỉ có 33 cái. Các trang thiết bị trong nhà như đài thu thanh các loại có 734 cái, vô tuyến các loại có 950 cái, xe máy có 410 cái, ôtô vận tải có 3 cái [2, tr.106]. Sau khi thực hiện khoán 10, sản xuất phát triển, lương thực đủ ăn và dư thừa, toàn bộ xã viên đã trả nợ sản phẩm xong cho HTX. Số thóc nợ thu được, HTX trích phần lớn để làm quỹ chăm sóc xã viên cho người già và quỹ khuyến nông.

Về phát triển giáo dục, với quyết tâm đẩy mạnh công cuộc trồng người, Đảng ủy và UBND xã đã mở đại hội giáo dục (năm 1990 – 1991), là đại hội giáo dục đầu tiên của huyện Từ Liêm và thành phố. Đến năm 1996, xã đầu tư kinh phí hàng trăm triệu cho xây dựng trường mầm non 2 tầng với 6 phòng học, trường trung học cơ sở với 8 phòng học, trường tiểu học 7 phòng học [2, tr.108]. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, các trường trên địa bàn thường xuyên có đông con em người dân theo học các bậc khác nhau. Các lớp bổ túc văn hóa được duy trì. Chất lượng giảng dạy được nâng cao rõ rệt, có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp huyện và thành phố.

47

Về y tế, trạm y tế xã được cải tạo, nâng cấp đầu tư trang thiết bị mới. Năm 1996, trạm y tế của xã được huyện đưa bác sĩ xuống trực tiếp chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai tốt hàng năm như tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng v.v…Các chỉ số phát triển của trẻ em đạt được mức cao, tuy vậy tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao.

Về văn hóa, các lễ hội truyền thống của xã được phục hồi, giữ gìn bản sắc văn hóa cổ truyền làng xã, ngăn chặn các hủ tục phi văn hóa, nhân dân được tạo điều kiện tự do tín ngưỡng. Các di tích lịch sử như: đình của 2 thôn Trung Kính và đền Dục Anh, cổng làng, chùa làng được trùng tu, tôn tạo; chùa chiền được sửa chữa và xây mới với số tiền do bà con đóng góp (160 triệu đồng) và do UBND xã hỗ trợ (50 triệu đồng). Quần thể di tích đình trong, đình ngoài và đền Dục Anh của làng Hòa Mục được xếp hạng di tích quốc gia.

Về tổ chức hành chính – chính trị, năm 1996, Đảng bộ xã Trung Hòa có 11 chi bộ được tổ chức theo xóm và cụm dân cư với trên 200 đảng viên. Các bộ máy HĐND, UBND xã được kiện toàn và củng cố. Trực tiếp dưới địa bàn các thôn là các trưởng xóm, ban thanh tra nhân dân, các tổ hòa giải giúp cho chính quyền nắm bắt thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác. Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên và các hội nhóm, đoàn thể xã hội như: Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội phụ nữ v.v…cũng thường xuyên tổ chức nhiều phong trào, hoạt động,

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 41)