Từ năm 1947 đến năm 1986

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 30)

7. Bố cục luận văn

2.1.Từ năm 1947 đến năm 1986

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội

Về kinh tế

Cho đến những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nền kinh tế của Trung Hòa vẫn chủ yếu là nông nghiệp. Ruộng đất của làng khi đó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: ruộng công, ruộng tư, ruộng bán công, bán tư (ruộng của phe, giáp, họ). Ruộng công ngày càng bị thu hẹp và có khuynh hướng tư hữu hóa. Tuy vậy, số lượng điền chủ và quy mô sở hữu không lớn.

Thời Pháp khai thác thuộc địa lần hai, nền kinh tế truyền thống của người dân Việt Nam bị phá vỡ, phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc. Nhiều nông dân không có tư liệu sản xuất phải đi làm thuê làm mướn. Nhìn tổng thể, đời sống kinh tế của người dân vẫn là tự cấp, tự túc, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nằm ở vùng ngoại thành, là vùng sản xuất lúa gạo nhưng hệ thống thương nông ở đây kém, nhân dân lại chịu sưu cao thuế nặng, những năm 40 lại bị Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, nên đời sống người dân Trung Hòa rất bấp bênh.

Năm 1955, chính quyền các xã ngoại thành Hà Nội tiến hành cải cách ruộng đất (CCRĐ), đến năm 1956 cơ bản hoàn thành. CCRĐ ở ngoại thành đã đạt được những kết quả như: đánh đổ giai cấp địa chủ, xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất địa chủ, nâng cao lập trường và tư tưởng của nông dân, bước đầu cải thiện đời sống nông dân lao động. Tuy nhiên, do mắc một số sai lầm mang tính tả khuynh, thiếu chặt chẽ trong công tác kiểm tra nên cải cách ruộng đất ở ngoại thành đã gây ra những tác hại lớn, ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết của nhân dân [89, tr.46]. Sau cải cách ruộng đất, quan hệ sở hữu ruộng đất ở các xã ngoại thành đã có sự thay đổi cơ bản. Xã Trung Hòa lúc đó có khoảng 2.218 nhân khẩu trong 564 hộ, ruộng đất có khoảng 765 mẫu. Nông dân được cắm thẻ nhận ruộng bình quân khoảng 2 sào 5 thước và được chia nhà cửa, trâu bò cùng một số tài sản khác [2, tr.16; 14].

31

Từ năm 1958, Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương nhanh chóng chuyển sang thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 khóa II (tháng 11/1958) đã chỉ rõ: “đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội

chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời mở rộng mạng lưới xây dựng cơ bản, tăng cường lực lượng của thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân” [89, tr.49].

Với nhận thức rằng, tình trạng sở hữu cá thể, ruộng đất manh mún, phương thức sản xuất lạc hậu, mang tính tự cấp, tự túc đã kìm hãm kinh tế nông nghiệp phát triển, Đảng ta chủ trương xây dựng phong trào hợp tác hóa nhằm xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ đưa nông dân vào làm ăn tập thể, đi dần từ tổ đổi công, tiến lên hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp, rồi lên bậc cao, hợp tác hóa đi đôi với thủy lợi hóa. Đến cuối năm 1960, các HTX nông nghiệp ở nông thôn ngoại thành đã cơ bản hoàn thành với các hình thức chủ yếu là HTX sản xuất nông nghiệp và toàn thôn. Tại Trung Hòa, năm 1959, một số HTX nông nghiệp quy mô nhỏ được thành lập ở thôn Thượng và thôn Hạ. Đến năm 1963, các HTX nông nghiệp quy mô lớn hơn lần lượt ra đời: HTX Tiên Phong (gồm thôn Trung Kính Thượng và thôn Hòa Mục) với 362 lao động, diện tích canh tác 409 mẫu và HTX Tân Hòa (Trung Kính Hạ) với 428 lao động, diện tích canh tác 356 mẫu. Hai HTX này hợp nhất vào cuối năm 1974 và đổi tên thành HTX nông nghiệp Tân Phong do ông Phan Đăng Vy làm chủ nhiệm. HTX Tân Phong lúc đó có quy mô toàn xã, với diện tích canh tác 150 ha với 615 hộ xã viên gồm 2385 nhân khẩu [2, tr.69].

Song song với việc xây dựng và củng cố HTX, việc cải tạo đồng ruộng được coi trọng. Từ những thập niên 60, nhân dân Trung Hòa đã bỏ ra hàng nghìn ngày công nạo vét sông Tô Lịch, đắp mương máng nổi đưa nước vào ruộng. Phong trào làm thủy lợi diễn ra sôi nổi, làm cho hệ thống tưới tiêu mỗi ngày một hoàn chỉnh hơn. Các phong trào cải tiến nông cụ, áp dụng giống lúa mới diễn ra sôi nổi.

32

Nông nghiệp

Từ ngày có HTX, việc sản xuất nông nghiệp phần nào được cải thiện. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965), các hoạt động cải tạo ruộng đồng, nạo vét sông, ao hồ, xây dựng trạm bơm thủy lợi được chú trọng. Các HTX bảo đảm tưới tiêu cấy hai vụ lúa một năm, thay thế một số giống lúa cũ bằng giống lúa mới có năng suất cao như mộc tuyền, chiêm mới, khé nam lùn…Chính quyền xã đã vay vốn nhà nước và mua được 4 máy tuốt lúa, mỗi thôn một máy sát gạo, 1 máy băm trộn thức ăn gia súc. Ngoài các đội chuyên làm thủy lợi có từ 50 – 60 người, HTX còn huy động thêm nhiều lao động tiến hành cải tạo kênh mương phục vụ cho việc tưới tiêu. Trên cơ sở đủ nước, các vựa lúa cho sản lượng từ 100 – 150kg/sào, do đó có năm đạt đến 5,4 tấn/ha [2, tr.58 – 59].

Trong những năm chiến tranh ác liệt từ 1965 – 1975, Đảng ủy xã Trung Hòa tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất, chi viện cho miền nam. Nhiều thanh niên đã lên đường vào Nam chiến đấu nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động. Nhưng nhờ đầu tư và áp dụng các khoa học kỹ thuật mới nên sản lượng thóc duy trì 5 tấn/ha, mỗi lao động làm ra trung bình 3kg thóc/tháng. Mỗi năm nộp nghĩa vụ cho nhà nước trên 100 tấn thóc [2, tr.62].

Từ năm 1977, chính quyền xã cho đầu tư xây dựng thêm 2 trạm bơm nước

chạy bằng diesel, công suất mỗi máy 320m3/h tại hai cánh đồng bãi thôn Thượng và

thôn Hạ. Sau đó, huyện ủy Từ Liêm cũng cho nâng cấp trạm bơm nước Trung Hòa để phục vụ tưới cho cả những xã xung quanh như: Mễ Trì, Nhân Chính. Các cánh đồng lớn như: Cây Nến, Ngói Bãi, Tròng, Lều, Ngo, Chổ Tre, Đồng Cót…được cải tạo tốt, đáp ứng được cơ giới hóa trong khâu làm đất, nhờ đó giải phóng được sức lao động và đảm bảo kịp thời vụ. Các giống lúa mới nhất được mạnh dạn áp dụng như: nếp cái hoa vàng, Trân châu lùn, Trung Quốc 2….

Nhìn chung, trong những thập niên 60 – 70 và đầu 80, sản lượng thóc của Trung Hòa đạt vào khoảng 5 – 6,5 tấn/ha, hằng năm nộp nghĩa vụ từ 140 – 160 tấn thóc [2, tr.64; 77; 90].

33

Ngoài trồng lúa, nhân dân Trung Hòa còn trồng thêm các loại rau và quả khác như: rau muống, rau cần, rau lấp (rau phục vụ chăn nuôi lợn), cam, nhãn, ổi...Cùng với Yên Lãng (Láng), Trung Hòa được quy hoạch làm vùng trồng rau trọng điểm năm 1974 của huyện Từ Liêm. Các bè rau muống thường được kết lại và thả trên sông, trên ao hồ, còn các vườn cam, vườn ổi thì sánh vai cùng các làng rau thơm của làng Láng bờ bên kia tạo nên một vùng rau quả trù phú dọc sông Tô Lịch. Chính vì vậy, HTX luôn trích riêng nhiều mẫu ruộng để xã viên chú trọng phát triển việc trồng và chăm bón các loại rau. Mỗi năm, xã Trung Hòa cung cấp cho nội thành hơn 200 tấn rau xanh.

Chăn nuôi

Trong những năm hợp tác hóa, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là lợn, được đưa lên thành một ngành sản xuất chính dưới các hình thức chăn nuôi gia đình và chăn nuôi tập thể. Dần dần, chăn nuôi lợn trở thành một trong những ngành kinh tế mạnh, đem lại nguồn thu nhập lớn. Chăn nuôi tập thể được chỉ đạo chặt chẽ, HTX dành ra nhiều hecta ruộng cấy rau cung cấp cho chăn nuôi; sử dụng máy bơm trộn thức ăn, máy bơm nước làm vệ sinh chuồng trại, có thuốc tiêm phòng dịch bệnh do đó đã đảm bảo đàn lợn lớn nhanh, trung bình 70 – 80kg xuất chuồng đúng thời hạn. Bên cạnh đó, HTX chú trọng đưa các giống lợn mới có năng suất cao vào chăn nuôi như: Đại mạch, F1, F2…Mạng lưới thú y được phân công bám sát từng thôn, xóm để theo dõi và chữa bệnh cho gia súc kịp thời. Có những thời kỳ, các hợp tác xã của Trung Hòa đã xây dựng hàng chục khu chuồng trại, mỗi trại nuôi trên 200 con lợn, đàn lợn thịt trong nhân dân thường xuyên đạt trên 1000 con, hằng năm bán cho nhà nước trên 100 tấn thịt lợn, thuộc hàng cao nhất nhì trong huyện Từ Liêm. Năm 1968, bình quân mỗi hộ nông dân nuôi 2,5 con lợn. Nhiều người đạt danh hiệu kiện tướng chăn nuôi cấp huyện và thành phố [2, tr.54; 61-62].

Thủ công nghiệp

Các nghề thủ công này, đặc biệt là dệt mành, đũa tre và làm hương đen là những ngành mũi nhọn của Trung Hòa trong những năm hợp tác hóa. Các nghề thủ công được tổ chức trong HTX bao gồm các tổ: tổ dệt mành, tổ thu hóa đơn đóng gói

34

hương xạ, tổ đũa tre và tổ sản xuất hương đen. Những thập niên 70 – 80 là thời kỳ phát triển khá mạnh mẽ của sản xuất thủ công nghiệp. Mỗi năm HTX Tân Phong xuất khẩu từ 150 – 200 tấn hương, chiếm 75% lượng hàng xuất khẩu của xã, giá trị thu nhập từ thủ công nghiệp chiếm 40-52% tổng thu nhập của HTX. Bình quân giá trị công thóc đạt 0,6 – 0,9kg/công lao động, giá trị công tiền đạt từ 1,1 – 1,17 đồng/công lao động [2, tr.79]. Thời gian này, Trung Hòa như một xưởng sản xuất hàng thủ công. Cả xã viên lẫn HTX đều mạnh dạn đầu tư mới hàng trăm khung dệt mành, tổ chức dạy nghề cho hàng trăm lao động. Đời sống nhân dân nhờ những ngành nghề thủ công này mà đã được nâng lên rõ rệt.

Về xã hội

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), nhìn chung tình hình phát triển văn hóa – xã hội ở miền Bắc còn rất hạn chế, đời sống nhân dân khổ cực. Trước tiên, để chống giặc dốt, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ và mở các lớp học ở nhà dân, ở đình, chùa, lôi cuốn người người tới lớp với tinh thần người biết chữ dạy người chưa biết chữ. Phong trào bình dân học vụ xóa mù chữ được triển khai rất sâu rộng, từ các phố phường nội thành đến các làng xã ngoại thành.

Hòa chung không khí đó, tại Trung Hòa, mỗi cổng làng đều dựng một cái mẹt bằng cót viết chữ, ai đi qua cổng đều phải đọc được chữ mới được ra, vào. Phong trào chống giặc dốt phát triển rộng, thu hút nhiều người tham gia, chỉ sau vài tháng học tập, nhiều người đã biết chữ. Cuộc vận động xây dựng đời sống mới cũng được đẩy mạnh, những hủ tục ma chay, cưới xin, rượu chè, cờ bạc…từng bước được bài trừ. Công tác thể dục thể thao được đẩy mạnh, buổi sáng các sân đình đều rất đông thanh thiếu niên luyện tập. Cho đến khoảng những năm 1958, Trung Hòa đã căn bản thanh toán nạn mù chữ [2, tr.28; 48].

Năm 1954, xã hội miền Bắc bước vào giai đoạn có những biến đổi sâu sắc. Trước khi tiến hành cải cách ruộng đất, cơ cấu giai cấp xã hội ở Trung Hòa cũng giống như nhiều làng xã khác trên toàn miền Bắc, bao gồm địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông, cố nông và các thành phần khác. Năm 1955, tại các xã ngoại thành

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội, Thành ủy đã tiến hành cải cách ruộng đất. Đặc điểm ruộng đất ở Trung Hòa không nhiều nhưng tập trung chủ yếu vào tay địa chủ, phú nông và trung nông, trong đó địa chủ chiếm khoảng 200 mẫu [2, tr.43]. Dưới sự chỉ đạo của Đoàn ủy, đội cải cách ruộng đất Trung Hòa đã đi sâu vào các tầng lớp bần cố nông, thực hiện giáo dục và giác ngộ tư tưởng cho nông dân và dân nghèo. Đến đầu năm 1956, CCRĐ ở Trung Hòa cơ bản hoàn thành. Giai cấp địa chủ bị xóa bỏ, chỉ còn lại nông dân với số tư liệu sản xuất được phân chia tương đối đồng đều. Một cộng đồng xã hội mới dựa trên mặt bằng kinh tế mới, thể hiện ở tư liệu sản xuất khá cân bằng giữa các tầng lớp đã xuất hiện ở đây. Vị trí của địa chủ, phú nông, trung tâm của xã hội nông thôn trước kia bị đảo lộn. Kết cấu quan hệ xã hội địa chủ - tiểu nông – tá điền (và bán tá điền) thay đổi thành một xã hội tiểu nông thuần túy. Trong cộng đồng mới ấy, tầng lớp trung nông, cũ và mới (gồm một số bần nông cũ, sau khi có ruộng, trở thành trung nông) trở thành trung tâm của xã hội [43, tr.46].

Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955 – 1957), tình hình xã hội ở Trung Hòa từng bước đi vào ổn định. Năm 1958, Đảng chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa, đầu tiên tiến hành trong nông nghiệp, đưa nông dân vào làm ăn tập thể. Quan hệ sản xuất cũ bị xóa bỏ, quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa được xây dựng. Phong trào hợp tác hóa đã thu hút lượng lớn quần chúng tham gia. Đến năm 1960, cả 9 xóm của xã Trung Hòa đã thành lập HTX, số hộ dân tham gia HTX lên đến 80% [2, tr.48].

Cũng trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 – 1960), song song với công cuộc xác lập quan hệ sản xuất mới, các lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội cũng được chú trọng. Năm 1958, lần đầu tiên trong lịch sử xã Trung Hòa, con em người dân được đi học tại trường phổ thông công lập, tuy cơ sở vật chất chỉ là 5 phòng học vách đất lợp lá. Về y tế, xã cử nhiều cán bộ đi học tập trung cấp y tá, 1 người học hộ sinh, trạm xá được thành lập [2, tr.49].

Về chính trị, để tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo, Đảng bộ xã Trung Hòa được thành lập năm 1961, gồm 3 chi bộ: chi bộ thôn Trung Kính Thượng và Hòa Mục. Chi bộ thôn Trung Kính Hạ, chi bộ ghép gồm đảng viên thuộc khối y tế và trường

36

học. Đảng ủy xã đầu tiên có 7 đồng chí do đồng chi Nguyễn Khánh Tuệ làm bí thư. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Trung hòa đã tích cực sản xuất kinh tế, đồng thời tham gia vào công cuộc chiến đấu và chi viện đắc lực cho cách mạng miền Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Năm 1972, Mỹ tăng cường ném bom miền Bắc, Hà Nội phải chịu gánh chịu thiệt hại nặng nề. Mùa đông tháng 12, xã Trung Hòa bị máy bay B52 dội bom rải thảm xuống khu vực từ Cống Mọc đến cổng làng Trung Kính Thượng, làm sập nhiều nhà dân ở làng Hòa Mục, sập trạm bơm nước vườn cam và chết 9 người [2, tr.68]. Tuy chiến tranh dữ dội, nhưng sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế ở Trung Hòa luôn được chú trọng đúng mức, đảm bảo nhu cầu của người dân. Các hội nhóm như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân ra đời và tích cực giúp đỡ các tổ chức Đảng và Đoàn trong các công tác văn hóa – xã hội.

2.1.3. Mô hình hợp tác xã và những vấn đề

Năm 1986 với Đại hội Đảng lần thứ VI được giới nghiên cứu cả trong và ngoài nước coi là thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới. Thế nhưng, trước đó nhiều năm, những mầm mống của công cuộc này đã được hình thành, mà các nhà nghiên

cứu lịch sử kinh tế vẫn gọi là công cuộc “phá rào”1 vào đêm trước đổi mới. Năm

1975, sau khi thống nhất đất nước, bên cạnh những hân hoan hòa bình, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước lâm vào khủng hoảng, mà theo giáo sư Đặng Phong, có căn nguyên từ những vấn đề về giá (do cấm vận của Mỹ và sự giảm sút viện trợ từ khối xã hội chủ nghĩa) và thiên tai – địch họa (chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc). Các vấn đề thiếu hụt lương thực – thực phẩm cộng với tình

Một phần của tài liệu Chuyển biến kinh tế xã hội ở phường trung hòa, quận cầu giấy, thành phố hà nội giai đoạn 1947 2014 (Trang 30)