PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)
Bùi Thị Minh Thúy1, Phạm Thị Ngọc Mai1, Lê Thị Hồng Hảo2*
1
Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nộị
2
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, 13 Phan Huy Chú, Hoàn Kiếm, Hà Nội
*Email: lethihonghao@yahoọcom
Gần đây, việc sử dụng không kiểm soát các chất tạo ngọt và chất bảo quản trong thực phẩm đang dấy lên một mối quan ngại cho nguời tiêu dùng ở Việt Nam. Bộ Y tế đã ban hành các qui định về nồng độ cho phép cho các chất tạo ngọt và chất bảo quản trong 15 nhóm thức ăn nhằm bảo vệ sức khỏe nguời tiêu dùng và thực thi việc kiểm soát an toàn thực phẩm. Trong bài báo này, chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng qui trình phân tích đồng thời 2 chất bảo quản phổ biến là axit benzoic, sorbic và 3 chất tạo ngọt là saccharin, acesulfam-K, aspartam bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC). Giới hạn phát hiện (LOD) của axit benzoic và axit sorbic là 2 mg/l (mg/kg) và của aspartam, acesulfam-K và saccharin là 5 mg/l (mg/kg). Độ thu hồi và độ lặp lại của cả 5 chất phân tích đều thỏa mãn các điều kiện đặt ra của AOAC. Qui trình phân tích đã được áp dụng vào để xác định hàm lượng natri benzoat và saccharin trong một số mẫu thực phẩm với độ tin cậy caọ Kết quả cho thấy nồng độ natri benzoat và saccharin trong một số mẫu phân tích cao gấp 1,6 đến 17 lần so với giá trị cho phép của Bộ Y tế.
Từ khóa: đường hóa học, chất bảo quản thực phẩm, sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).