THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TS.Nguyễn Hữu Tài – Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam
Năm 2014, diện tích chè cả nước khoảng 132 nghìn ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 115 nghìn ha, năng suất bình quân khoảng 8,0 tấn chè tươi/hạ Sản lượng chè tươi khoảng 920 ngàn tấn. Sản lượng chè khô trên 200 ngàn tấn. Trong đó: Chè đen chiếm khoảng 50%, chè xanh và các loại chè khác (như Ô long, Phổ Nhĩ, các loại chè hương, chè thảo dược...) 50%. Xuất khẩu chính ngạch đạt 133 ngàn tấn, giá bình quân chỉ 1.730 tấn/ ha, kim ngạch 230 triệu USD. Chè nội tiêu khoảng 36 ngàn tấn, giá bình quân khoảng 90 triệu đồng/ tấn, doanh thu khoảng 3.240 tỷ đồng.
Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilankạ Xuất khẩu chè xanh đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.
An toàn thực phẩm ( ATTP ) trong quá trình sản xuất, chế biến và lưu thông sản phẩm chè ở nước ta đang là vấn đề thời sự. Cũng như các loại nông sản khác, ATTP trong ngành chè chủ yếu phụ thuộc vào chế độ canh tác, đặc biệt là dư lượng các hoạt chất độc hại trong thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Các doanh nghiệp có sở hữu vườn chè thì chắc chắn đảm bảo ATTP bởi kiểm soát được quá trình canh tác, thu hái và BVTV. Các doanh nghiệp nguyên là các nông trường quốc doan (NTQD) nhiều nơi đã giao khoán vườn chè cho các hộ gia đình, các hộ gia đình đảm nhiệm toàn bộ quá trình cạm tác, thu hái, tư BVTV và bán chè búp tươi cho các doanh nghiệp chế biến.cũng rất khó kiểm soát ATTP. Tỷ lệ vườn chè do các hộ gia đình nông dân và các hộ nhận khoán chiếm khoảng 90% diện tích
Trên cây chè, thường xuất hiện sâu bệnh như bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ, bệnh đốm xám, bệnh thối búp, bệnh phồng lá ... Trong quá canh tác nhiều năm, việc thâm canh tăng năng suất, sử dụng nhiều phân hóa học đã phá vỡ cân bằng sinh học, sâu bệnh hại chè càng gia tăng, mức độ phá hại ngày càng lớn. Để phòng trừ các loại dịch hại chính trên cây chè, đa số nông hộ chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc BVTV hóa học và phun nhiều lần/vụ.
Do thuốc BVTV trên chè có thời gian cách ly ngắn nên nông dân và các hộ nhận khoán sản xuất chè cơ bản đảm bảo thời gian cách ly khá tốt . Theo Cục BVTV thì số nông hộ sử dụng thuốc BVTV đảm bảo 4 đúng ( đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách ) chiếm trên 90%, khoảng 10% sử dụng thuốc tùy tiện, nồng độ cao hơn quy định, thuốc ngoài danh mục, không đảm bảo thời gian cách ly, là nguyên nhân chính dư lượng các hoạt chất độc hại có trong sản phẩm chè.
Tuy 10% nông hộ gây ra sự không an toàn cho chè, nhưng nguyên liệu chè tươi này lại được mua bán tự do trên thị trường, còn diễn ra sự tranh chấp giữa các nhà máy, các nhà máy đã không phân biệt được chè tươi an toàn hay không, cho nên sản phẩm chè của nước ta thiếu an toàn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn.
61 Sản xuất nguyên liệu chủ yếu là nông hộ, mỗi hộ chỉ khoảng 0,3 hạ Trong các vùng chuyên canh lớn có hàng nghìn hộ có các lô chè, hàng chè liền nhaụ Sâu bệnh phát sinh và phát triển theo vùng sinh thái, còn từng hộ riêng rẽ thì lo BVTV đúng trên diện tích chè của mình, cho nên khi hộ này phun thuốc thì sâu bệnh lan sang lô chè hộ liền kề, cứ như thế, cái vòng luẩn quẩn, sâu bệnh luôn luôn có môi trường cư ngụ.
Đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định phải sản xuất chè an toàn và nhiều chính sách khuyến khích sản xuất chè an toàn; nhưng trên thực tế không có chế tài kiểm tra kiểm soát, người sản xuất chè không an toàn vẫn được hưởng lợi nhiều hơn người sản xuất chè an toàn bởi trong thuốc BVTV có các chất kích thích sinh trưởng làm tăng năng suất chè mà chẵng có tổ chức nào kiểm soát và cũng không thể kiểm soát nổị
Số lượng cán bộ biên chế làm công tác thanh tra quản lý thuốc BVTV rất hạn chế, trung bình 01 cán bộ quản lý trên 70 cửa hàng đại lý kinh doanh thuốc BVTV; trong khi trung bình mỗi tỉnh có trên 800 cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc BVTV, do đó công tác quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc gặp nhiều khó khăn.
Tại các vùng trồng chè đều có trồng các cây trồng khác như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả nên một cửa hàng, đại lý luôn có các loại thuốc BVTV sử dụng cho các loại cây trồn khác nhaụ Lực lượng thanh tra thuốc BVTV rất khó kiểm tra, giám sát việc bán thuốc đúng đối tượng dịch hại, đúng cây trồng của các cửa hàng, đại lý.
Số lượng các xã có cán bộ làm công tác BVTV chỉ đạt 38%, do đó chính quyền xã tham gia quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các cây trồng nói chung, trên chè nói riêng còn thấp: tham gia quản lý kinh doanh đạt 48%, quản lý người sử dụng thuốc chỉ 40% số xã. Cán bộ xã không chủ động thực hiện nhiệm vụ mà chỉ tham gia phối hợp khi có các đoàn kiểm tra của cấp trên nên hiệu quả, chất lượng không caọ
Một số tỉnh trồng chè trọng điểm đã ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV đặc hiệu trên chè, trong đó hướng dẫn sử dụng chi tiết cho từng đối tượng dịch hại, ngưỡng phun, cách pha, cách phun và thời gian cách lỵ Tuy nhiên số tỉnh có văn bản hướng dẫn còn quá ít và kém hiệu lực
Mặc dù cơ sở pháp lý đến nay đã cơ bản hoàn thiện nhưng trong thực tế sản xuất chè vẫn gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
- Tổ chức sản xuất: hầu hết các vùng chè đều không còn tổ chức Hợp tác xã, nông dân tự canh tác trên diện tích nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến chất lượng không đồng đều; giống, quy trình canh tác khác nhau; Mặc dù các hoạt chất thuốc trừ sâu, bệnh được phép sử dụng trên chè hiện nay đều thuộc nhóm độc III và IV, nhưng nông dân sử dụng thuốc BVTV không tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành dẫn đến lạm dụng thuốc BVTV, để lại dư lượng trên sản phẩm chè.
62
- Vai trò của chính quyền địa phương: mặc dù các văn bản pháp luật đều quy định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cấp nhưng đến nay chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp xã chưa thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong quản lý nhà nước về thuốc BVTV trên địa bàn.
- Chưa hình thành được mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng cơ sở chế biến chè không được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Không quy hoạch phân vùng cho các doanh nghiệp để kiểm soát chè tươi từ vườn chè. Các doanh nghiệp thu mua chè tươi chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng, tái đầu tư vùng nguyên liệu vì nếu đầu tư, đến vụ nông dân sẽ bán cho doanh nghiệp khác để khỏi phải trả lại một phần vốn đầu tư ứng trước.
- Điều kiện nhập khẩu của các nước nhập khẩu chè ngày càng cao, đòi hỏi trình độ sản xuất ngày càng cao hơn; các thị trường khó tính luôn gia tăng các điều kiện ATTP; các quốc gia khác nhau đòi hỏi mức độ an toàn thực phẩm khác nhau, với các dư lượng hoạt chất thuốc BVTV khác nhaụ
Nói chung, việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh trên chè còn nhiều bất cập, nhất là việc sử dụng thuốc không nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng. Để có sản phẩm chè nâng cao đảm bảo an toàn thực phẩm, liên kết trong chuỗi giá trị bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh cho chè Việt Nam, đặc biệt là giải quyết vấn đề dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm chè cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp:
- Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng cơ sở chế biến chè. Mỗi cơ sở chế biến có vùng nguyên liệu cụ thể, chắc chắn sẽ tập trung đầu tư và kiểm soát chặt chẽ ATTP trong quá trình canh tác và thu hái chè để có nguyên liệu an toàn, mới có sản phẩm an toàn và mới được gọi là thực phẩm để lưu thông trên thị trường.
- Tiếp tục hướng dẫn các địa phương áp dụng các cơ chế, chính sách đã ban hành để hình thành các vùng sản xuất chè an toàn; rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách để thúc đẩy sản xuất chè an toàn. Nghiêm cấm chè không an toàn lưu thông trên thị trường, nói cách khác nếu không có tài liệu chứng minh được là chè an toàn thì cấm lưu thông.
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng các biện pháp phi hóa học (bẫy đèn, bẫy bả, bẫy dính, bẫy pheromone, ký sinh thiên địch, chế phẩm sinh học, …) thay thế thuốc BVTV độc hạị
- Quy hoạch, cấp mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc; xác định rõ vùng sản xuất chè xuất khẩu đi các nước, khu vực nào để xây dựng quy trình canh tác, chủng loại thuốc BVTV phòng trừ dịch hại trên chè phù hợp với yêu cầu của nước, khu vực nhập khẩụ
- Các địa phương tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến để khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán hiện naỵ
-Tổ chức liên kết đồng bộ từ nông dân đến doanh nghiệp thu mua chè tươi, doanh
63 doanh nghiệp, HTX phải đứng ra đảm nhiệm quá trình BVTV cho nông dân, nông dân phải được hưởng lợi rõ ràng từ đó giúp nông dân yên tâm liên kết, đầu tư sản xuất chè an toàn.