CÔ ĐẶC
Vải (Litchi chinensis) là cây ăn quả được trồng tập trung lớn nhất so với các loài cây ăn quả khác ở miền Bắc Việt Nam, đã có thương hiệu nổi tiếng trong nước và trên thế giớị Theo thống kê tại các cửa khẩu phía Bắc, số lượng vải thiều được xuất qua các cửa khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 95% tổng sản lượng xuất khẩu nói chung. Một số sản phẩm được chế biến từ quả vải như nước vải ép, vải sấy khô, vải đông lạnh đóng lọ chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU… mới chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng xuất khẩụ Sản suất nước vải cô đặc có thể làm tăng đáng kể giá trị gia tăng của sản phẩm vải thiềụ Xử lý dịch vải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng hiệu suất quá trình cô đặc dịch vảị
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích: Xác định các thông số công nghệ ảnh hưởng đến hiệu suất tách dịch quả từ cùi vải thông qua quá trình xử lý enzym; Kết quả thu được từ nghiên cứu này tạo tiền đề quan trọng cho việc thiết kế hệ thống thiết bị lọc trong tiền xử lý dịch nước vải trước khi đưa vào cô đặc. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thông dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ enzym, thời gian và nhiệt độ quá trình xử lý enzym, lên hiệu suất tách dịch quả và tính chất dịch quả sau xử lý enzym. Kết quả của nghiên cứu đánh giá được mức tác động khác nhau của các thông số công nghệ lên hiệu suất tách dịch quả từ cùi vải và độ nhớt của dịch nước vải sau xử lý. Ảnh hưởng của nồng độ enzym đóng vai trò quan trọng nhất. Nghiên cứu cũng đã xác định được khoảng biến thiên thích hợp của 3 thông số trên để đạt hiệu quả tách dịch quả cao nhất và giảm độ nhớt dịch quả thấp nhất. Nồng độ enzyme pectinase thích hợp nằm trong khoảng 0.0150 – 0.0167% wt., thời gian xử lý là từ 90 – 120 phút và nhiệt độ ủ là 40 – 50 °C. Khi đó hiệu suất tách dịch vải đạt 82 – 86% và độ nhớt của dịch vải khoảng 5mPạs.
12
KTTPSH_E11