PHƯƠNG PHÁP CHƯNG NINH VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ MẬT NHÂN Trương Thị Minh Hạnh* , Trần Ý Đoan Trang*

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 57)

Trương Thị Minh Hạnh*, Trần Ý Đoan Trang*

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

*Email: tminhhanh2001@yahoọcom, tydtrang@gmail.com

Bài báo này trình bày kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết của rễ cây mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) ở Thừa Thiên- Huế bằng phương pháp chưng ninh. Kết quả cho thấy điều kiện tốt nhất của quá trình chiết là nhiệt độ 1000C, tỉ lệ rắn lỏng 1/50 (g/ml) và thời gian chưng ninh 60 phút. Bằng phương pháp sắc kỷ lỏng ghép khối phổ LC-MS đã tìm thấy một số thành phần hóa học của dịch chiết này có khả năng chống khối u, chống ung thư, chống sốt rét và có hoạt tính tăng cường sinh lý ở nam giớị Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng dịch chiết nước từ rễ cây mật nhân không có hoạt tính kháng oxi hoá, không có khả năng kháng Ẹ ColiSt. aureous, nhưng đảm bảo tính an toàn thực phẩm, nên có thể sử dụng trực tiếp hoặc bổ sung vào thực phẩm. Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, vừa có lợi cho sức khỏe, sinh lý người trưởng thành, vừa có thể chấp nhận được vị đắng của mật nhân, sản phẩm ứng dụng được chọn là cà phê mật nhân. Tiến hành đánh giá cảm quan bằng hai phép thử: phép thử so hàng mức độ ưu tiên và phép thử thị hiếu chấp nhận với đối tượng là sinh viên trường Đại học Bách khoa và những người thường xuyên uống cà phê. Kết quả đã cho thấy việc bổ sung dịch chiết mật nhân với tỉ lệ 50/50 vào sản phẩm cà phê được đánh giá yêu thích tương đương với sản phẩm cà phê không bổ sung mật nhân.

Từ khóa: rễ cây mật nhân, chưng ninh, kháng oxi hoá, kháng khuẩn, cà phê mật nhân.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Trang 57)