Thực trạng HĐ hỗ trợ định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề.

Một phần của tài liệu Sử dụng họa đồ nghề trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa (Trang 28 - 32)

Lam kinh, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa.

2.2.1.1. Thực trạng HĐ hỗ trợ định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề.

Để đánh giá thực trạng chất lượng hỗ trợ định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề, chúng tôi đã điều tra 150 học sinh khối 12 trường THPT Lam Kinh. Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả ở (bảng 2.4). (%)

Bảng 2.4 Hoạt động GDHN ở trường THPTLam Kinh

STT Sinh hoạt hướng nghiệp Tư vấn nghề

Có Chưa Có Chưa Số trả lời 141 9 44 106 % 94 6 29,3 70,7

Kết quả bảng 2.4 cho chúng ta thấy hoạt động hướng nghiệp ở trường đã diễn ra thông qua các hình thức là sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn nghề cho học sinh. Tuy nhiên mức độ sử dụng 2 hình thức là khác nhau. Qua khảo sát 150 HS có tới 94 % các em cho rằng mình đã được tham gia các buổi sinh hoạt hướng nghiệp tại trường và 29,3% đã được tham gia các buổi tư vấn nghề. 6% các em chưa được tham gia SHHN, sở dĩ như vậy là do một số em đã tự quyết định nghề cho mình, hoặc do một số ly do nào đấy các em không tham gia buổi SHHN do nhà trường tổ chức. Bên cạnh đó theo điều tra có tới 70,7 % chưa được tư vấn nghề. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa các hình thức là do công tác hướng nghiệp ở trường chưa chú trọng đến tư vấn nghề mà mới chỉ tổ chức được các buổi sinh hoạt HN cho hs, hình thức và phương pháp còn sơ khai, chứ đi sâu vào việc tư vấn cho HS về nghề nghiệp, vì vậy mà sự

chệnh lệch còn cao.

Nhìn chung, hoạt động hỗ trợ định hướng và tư vấn nghề ở trường THPT Lam Kinh đạt mức khá, có mặt làm tốt nhưng có mặt chỉ đạt mức trung bình, thấp.

2.2.1.2.Thực trạng định hướng tương lai và ly do định hướng của HS trường THPT Lam Kinh

a. Định hướng tương lai của HS THPT Lam Kinh

Để tìm hiểu dự định trong tương lai của các em HS trường THPT Lam Kinh về hướng đi của mình sau khi tốt nghiệp THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả trong bảng 2.7 dưới đây

Bảng 2.5: Dự định cho tương lai của HS trường THPT Lam Kinh.

DỰ ĐỊNH Số trả lời Số %

Bạn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THPT

Quyết tâm học lên cao hơn 126 84

Đi vào lao động sản xuất 24 16

Nếu học tiếp lên cao hơn, bạn sẽ:

Thi vào đại học 102 68

Thi vào cao đẳng 34 22,7

Thi vào các trường trung học và dạy nghề

Với bảng số liệu thực trạng trên cho thấy có 84% số HS xác định rằng mình sẽ quyết tâm học lên cao hơn sau khi tốt nghiệp THPT, trong số các em quyết tâm học lên cao hơn thì có tới 68% các em sẽ thi vào ĐH, 22,7% sẽ thi vào CĐ và 9,3 % các em chọn sẽ thi vào các trường trung học và dạy nghề. Đây là tâm lý chung không chỉ riêng các em HS mà còn là niềm mong mỏi, kỳ vọng của cha mẹ và người thân các em. Tâm lý con em mình phải vào ĐH bằng mọi giá của các bậc phụ huynh vô hình chung đã đè lên vai các em một gánh nặng và tư tưởng chỉ có một con đường “sáng sủa” duy nhất là chỉ có vào ĐH, thi vào các trường trung học hoặc học nghề chỉ là con đường cuối cùng khi không còn con đường nào khác hơn.

Như vậy nếu đối chiếu với dự kiến điều chỉnh cơ cấu đào tạo của đất nước thì ta có sự bất cập lớn. Trong khi Đảng và Nhà nước chủ trương mở rộng quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật thì HS lại chọn con đường thi vào ĐH là chính mà rất ít để ý, quan tâm đến trường dạy nghề, đây không phải vấn đề riêng của trường THPT Lam Kinh mà là xu thế chung của HS PT hiện nay. Hầu hết các em lao vào thi ĐH mà không cần quan tấm đến mình có đỗ hay không, liệu ngành, nghê đó có phù hợp với mình hay không. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại và đáng báo động, vì vậy nhiệm vụ nặng nề và cấp bách đặt ra cho công tác HN hiện nay ở trường THPT Lam Kinh đó là giúp các em nhận thức lại và nhận thức đúng nhu cầu nhân lực của toàn xã hội để từ đó điều chỉnh hướng đi của mình phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.

Như vậy ta thấy hầu hết các em HS THPT sau khi tốt nghiệp đều có xu hướng học lên cao hơn. Đây là một điều đáng khích lệ bởi đó chính là một trong những cơ sở để nâng cao dân trí. Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm ở đây là hầu hết các em lai có nguyện vọng thi vào ĐH chứ không muốn thi vào các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc học nghề. Điều này chứng tỏ công tác

GDHN cần quan tâm, giúp đỡ HS có thể nhận thức lại, điều chỉnh lại động cơ chọn nghề, nếu không sẽ có sự chênh lệch giữa các cơ cấu đào tạo của Nhà nước với nhu cầu, nguyện vọng của các em, từ đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và nguồn nhân lực của nước ta.

b. Thực trạng lý do định hướng của HS THPT Lam Kinh

Để đánh giá về mức độ nhận thức của HS về GDHN và hiệu quả của công tác này trong việc hỗ trợ định hướng nghề nghiệp, tìm hiểu lý do định hướng nghề nghiệp của HS, Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 150 HS trường THPT Lam Kinh và kết quả xử lý (bảng 2.5; ).

Bảng 2.6: Lý do định hướng của HS THPT Lam Kinh.

Nội dung Số trả

lời

Tỉ lệ %

Em đã hoặc sẽ đăng ký trường dự thi vì: 150 100

a. Rất thích 78 52 b. Chắc chắn đỗ 9 6 c. Dễ xin việc 38 25,3 d. Bố mẹ bắt ép 0 0 e. Bạn bè lôi cuốn 2 1,3 f. Lý do khác 23 15,3

Kết quả bảng trên cho thấy

- Tỷ lệ HS đăng ký dự thi vào trường ĐH-CĐ vì mình thích (52%) và dễ xin việc (25,3%) chiếm đa số. Điều này cần có sự định hướng, phân tích sâu sắc của thầy cô giáo, bố mẹ... để giúp các em có thể có sự lựa chọn phù hợp hơn. Số HS dự thi mà không có động cơ rõ ràng chiếm khá cao (15,3%), thực tế đây là những HS gần như thi cho vui, cơ hội đậu rất nhỏ, là lực lượng

đóng góp các con điểm 0 trong kết quả thi ĐH hàng năm. Đặc biệt không có HS nào đăng ký thi do bố mẹ bắt ép, điều này các bậc phụ huynh hết sức lưu ý, tránh xảy ra căng thẳng giữa cha mẹ và con cái trong vấn đề chọn trường, một việc hay xảy ra. Tỷ lệ HS đăng ký thi trường chắc chắn đỗ hoặc do bạn bè lôi cuốn rất thấp. Điều này thể hiện một phần "bản lĩnh" của các em. Tuy nhiên cần có định hướng cho các em giữa năng lực thực tế với cơ hội thi đậu trường mình muốn, phải có sự mềm dẻo, linh hoạt, tránh xảy ra thi 3,4 năm không đỗ, bỏ lỡ cơ hội.

Một phần của tài liệu Sử dụng họa đồ nghề trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w