Tình hình GD THPT huyện Thọ Xuân 1 Mạng lưới trường, lớp, HS.

Một phần của tài liệu Sử dụng họa đồ nghề trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa (Trang 25 - 26)

2.1.2.1. Mạng lưới trường, lớp, HS.

Tình hình giáo dục THPT huyện Thọ Xuân được thể hiện rõ qua các bảng 2.1 và 2.2 sau:

Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp, HS và chất lượng HS THPT.

Năm học Số trường THPT Số lớp Số HS Chất lượng HS Hạnh kiểm (tỉ lệ %) Học lực (tỉ lệ %)

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu, kém

2007-2008 6 186 8950 79.1 15.1 5.1 0.7 2.2 46.4 46.1 5.3

2008-2009 6 183 8974 80.1 14.7 4.7 0.5 2.4 45.4 47.1 5.1

Bảng 2.2. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT và đậu ĐH.

Năm học Số HS lớp 12 Kết quả thi tốt nghiệp và ĐH

Tỉ lệ tốt nghiệp (%) Tỉ lệ đậu ĐH (%)

2007-2008 2856 92.0 25.8

2008-2009 2845 90.0 27.5

2009-2010 2825 98.7 29.6

(Số liệu của các trường THPT từ 2007-2010. Nguồn sở GD&ĐT T.Hoá)

Nhìn chung các bậc học, ngành học có quy mô trường lớp ổn định, đảm bảo chất lượng, trong đó bậc THPT nằm trong tốp đầu của tỉnh. Toàn huyện có 6 trường THPT công lập (2 trường mới chuyển sang công lập), ngoài ra có 1 TTGDTX và 1 TTHN-DN. Tỉ lệ tuyển sinh vào 10 hàng năm đạt hơn 80%.

Tỉ lệ đậu tốt nghiệp hàng năm khá cao. Tỉ lệ HS vào ĐH cũng tương đối. Như năm 2009-2010 vừa qua, tỉ lệ tốt nghiệp là 98,7% và tỉ lệ HS đậu ĐH là 29,6 %, trong đó trường dẫn đầu là THPT Lê Lợi.

Mới đây, huyện Thọ Xuân vừa có một trường trung cấp nghề nhưng cũng chưa tiến hành tuyển sinh và đào tạo được. TTHN-DN chưa có sự phối hợp với các trường PT, mới chỉ liên kết đào tạo hoặc dạy một số nghề như lái xe mô tô, ô tô chưa thu hút được HS THPT vào học.

Một phần của tài liệu Sử dụng họa đồ nghề trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Lam Kinh – Huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hóa (Trang 25 - 26)